Yêu mến Thánh Thể
CHUỖI MÁU THÁNH
Chuỗi Máu Thánh (Chuỗi Bửu Huyết – The Chaplet of the Most Precious Blood) được trao cho thị nhân Barnabas Nwoye ngày 5-7-1996. Sau khi chứng kiến toàn bộ Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu từ trong Vườn Dầu cho tới khi Ngài sống lại, thị nhân Nwoye đã được Chúa Giêsu hiện ra và trao Chuỗi Máu Thánh. Chuỗi này giống như Chuỗi Mân Côi, nhưng mỗi chục là 12 hạt dài màu đỏ, còn các hạt tách mỗi chục thì màu trắng. Chuỗi Máu Thánh được đọc liền sau Chuỗi Mân Côi, gồm 5 mầu nhiệm liên quan Năm Vết Thương của Chúa Giêsu.
NIỀM AN ỦI
Phần thứ nhì của lòng sùng kính này được trao cho thị nhân Barnabas Nwoye vào ngày 23-6-1997. Kinh nguyện này đặc biệt dâng kính Chúa Cha và Chúa Con, Đấng luôn bị lãng quên. Phần kinh này cầu xin Chúa Cha và Chúa Con tha thứ cho sự vô ơn, sự xúc phạm và sự khinh suất của nhân gian đối với Bí tích Thánh Thể.
LÒNG SÙNG KÍNH
Phần thứ ba của lòng sùng kính này là phần kinh nguyện gồm 7 kinh, tôn vinh và cầu xin Máu Thánh Chúa. Chúa Giêsu trao kinh nguyện này cho thị nhân Barnabas Nwoye vào ngày 23-6-1997 với lời kinh an ủi. Các kinh nguyện này dành cho Giáo hội Công giáo – cả giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân. Lời cầu xin thay cho những tội nhân cứng lòng, các linh hồn thánh thiện ở Luyện Ngục và các thai nhi. Chính các linh hồn này có thể hưởng nhờ mọi Hồng ân của Máu Thánh Chúa.
VIỆC ĐỀN TỘI
Phần thứ tư của lòng sùng kính này là được trao cho thị nhân Barnabas Nwoye vào ngày 10-12-1998, về việc Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Chúa Giêsu diễn tả các tội lỗi khiến Ngài chịu đóng đính suốt 2.000 năm qua. Đó là sự than phiền trong Thánh lễ, coi thường Bí tích Thánh Thể, cách ăn mặc khiếm nhã, tham lam, vụ lợi, dâm dục, v.v… Các điều đó đã khiến hàng triệu người sa Hỏa ngục. Phần này xin Chúa Ba Ngôi tha thứ về mọi tội lỗi mà họ đã phạm.
NGƯỜI TRUNG GIAN
Phần thứ năm của lòng sùng kính này là lời nguyện đặc biệt gọi là “Kinh Nguyện Thần Bí”. Lời nguyện này rất hiệu quả do chính Chúa Giêsu dạy hồi tháng 7-1998, được Đức Mẹ mặc khải cho Barnabas Nwoye là chính các lời nguyện đã được nói trong Cuộc khổ Nạn của Ngài. Đau khổ và trút hơi thở cuối cùng vì nhân loại chúng ta. Đây là lời nguyện có sức can thiệp để đánh bại các phản-Kitô (Antichrist), thêm sức chịu đựng khi bị bách hại, can đảm xa tránh tội lỗi về xác thịt và nuôi dưỡng đức tin.
ẤN TÍN
Từ lòng sùng kính này, Nước Trời gắn liền tặng phẩm quý giá và mạnh mẽ này với những người sùng kính Mình Máu Chúa. Ấn tín này là dấu ấn tâm linh mà những người sùng kính mang theo để chống lại những điều xấu. Ấn tín này trao cho những người sùng kính sức mạnh tâm linh để chống lại mọi cơn cám dỗ của ma quỷ và chịu đựng mọi đau khổ. Dấu ấn này do những người sùng kính đạt được vẫn ở trong trạng thái ân sủng thánh hóa, nhất là trong những lúc được Chúa Giêsu chỉ định.
GIỜ VƯỜN DẦU
Cuối cùng, Chúa Giêsu kêu gọi những người mà Ngài đã tuyển chọn ở bên Ngài vào đêm Thứ Năm Tuần Thánh, từ 11 đêm tới 3 sáng hôm sau (hoặc ít ra là trong vòng 60 phút giữa khoảng thời gian này). Đây là lúc 5 thành phần của lòng sùng kính này được cử hành cùng với Thánh Lễ và Phép Lành (nếu có thể). Chính những người sùng kính chia sẻ nỗi thống khổ với Đức Kitô trong Vườn Dầu. Ý muốn đạt được ân sủng bảo đảm việc đền tội và sự kiên trì trong đức tin.
Các lời cầu nguyện, các bài thánh ca và đồng ca được Chúa đọc cho thị nhân Barnabas Nwoye viết từ năm 1997 tới năm 2001 đã tạo thành lòng sùng kính Thánh Thể. Mỗi phần đã được Chúa Giêsu chúc lành bằng ân sủng có thể thấy trong sách kinh nguyện chính thức. Các lời nguyện và các lời hứa đã có imprimatur của ĐGM Ayo Maria, Giám mục GP Illorin, Kwara State, Nigeria (ký ngày 17-6-2000).
Lòng sùng kính này được coi là “lòng sùng kính vĩ đại nhất của thời đại chúng ta” (greatest devotion of our time). Sách có lời mô tả lòng sùng kính này là “lời mời gọi hằng ngày tới sự thánh thiện” (daily call to holiness): “Mọi lời nguyện, mọi bài thánh ca và mọi lời đồng ca của lòng súng kính này đều đến từ trời”.
Người dịch xin “mở ngoặc” một chút: Hằng ngày, vừa rước lễ xong, nhiều người không ngồi hoặc quỳ tĩnh lặng để kết hợp và tâm sự với Chúa Giêsu Thánh Thể đang sống động trong mình mà họ lại đi thẳng tới các “tượng đài” để cầu nguyện. Điều này thường thấy ở các nhà thờ lớn như Nhà thờ Đức Bà, Nhà thờ Tân Định, Nhà thờ Huyện Sỹ (Chợ Đũi),… Phải chăng họ không cần biết Chúa Giêsu đang hiện diện trong mình hay vì yếu tín lý? Thiết nghĩ đây là một hoạt động đức tin cần được chấn chỉnh ngay lập tức. Vì Chúa Giêsu là người cô đơn, bị chúng ta bỏ rơi ngay khi vừa tiếp rước Ngài. Giáo dân không biết là do đâu?
Ước gì các linh mục xứ nên dành vài phút im lặng sau phần rước lễ, đừng vội vàng đọc phần lời nguyện kết lễ!