”Ý nghĩa, ngữ nguyên” của chữ ”lương tâm: conscience”

278

Gabriel Marcel là cha đẻ của ”chủ nghĩa hiện sinh” (existentialisme) vào năm 1940. Chủ nghĩa ấy được Jean Paul Sartre ”đề cao” vào ngày 29.11.1945 tại Paris, rồi ông ta cho xuất bản nó với tựa đề: ”L’existentialisme est un humanisme. Existentialism is a humanism.” (Chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa nhân đạo.) Chủ nghĩa ấy, ”chủ nghĩa duy vật, vô thần”, nhất là ”chủ nghĩa tự do” (libéralisme) ”tôn thờ” tư tưởng CÁ NHÂN, muốn HẠN CHẾ ”thẩm quyền” của Tôn Giáo. Và, giờ đây, còn khủng khiếp hơn là ”giáo phái” nhân Danh Thiên Chúa, CHÀ ĐẠP LƯƠNG TRI THẾ GIỚI, chặt đầu người lớn và em bé ngây thơ, mà chẳng gớm tay VÌ họ tự cho mình là ”chiến binh” của Thượng Đế, là Lương Tâm của Nhân Loại nên phải tiêu diệt những ai không theo họ.

Chính vì những lý do đã nêu, tôi ”trích” định nghĩa của ”Từ Điển, Triết Học, Đạo Cao Đài, Danh Nhân, Sách Giáo Lý Công Giáo và Kinh Thánh” về CONSCIENCE (Lương Tâm), xin nêu do đâu mà con người có Lương Tâm và, sau cùng, trình bày về ”ý nghĩa, ngữ nguyên” của chữ ấy.

I- Theo Từ Điển Tiếng Việt (Viện Ngôn Ngữ Học, do Nhà Xuất Bản Đà Nẵng 1997)

Từ điển ấy ghi: ”Lương tâm là YẾU TỐ NỘI TÂM CHO MỖI người khả năng tự đánh giá hành vi của mình về mặt ĐẠO ĐỨC và do đó tự ĐIỀU CHỈNH mọi hành vi của mình.”

II- Từ Điển Hán-Việt

Trong Từ Điển ấy, tác giả Nguyễn Quốc Hùng định nghĩa Lương Tâm như sau: ”Cái lòng tốt sẵn có mà TRỜI PHÚ cho mỗi người.”

III. Theo Triết Học

Đạo Cao Đài cho rằng, theo triết học, lương tâm là năng lực CÁ NHÂN tự giám sát mình về mặt ĐẠO ĐỨC, ”TỰ đề ra” cho mình những yêu cầu về đạo đức, đòi hỏi mình phải hoàn thành những nhu cầu ấy và tự ĐÁNH GIÁ hành động của mình.

IV- Theo Đạo Cao Đài

Tuy nhiên, Đạo ấy cho rằng Tôn giáo định nghĩa Lương tâm là cái tâm tốt đẹp SẴN có của con người DO TRỜI BAN để khuyên bảo con người phải ăn ở hiền lành, hành động cho công bằng và hợp đạo lý.

V- Theo Danh Nhân

Xin nêu hai vị:

A- Victor Hugo: ”Lương Tâm là Thiên Chúa ở TRONG con người.”

B- Jean Jacques Rousseau: ”Lương Tâm là tiếng nói của linh hồn. Dục vọng là tiếng nói của cơ thể.”

VI- Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo

Ở Mục 6, từ số 1776-1802, Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo nêu lên ý nghĩa và nguồn gốc của LƯƠNG TÂM. Vì mục ấy khá dài, tôi xin trích những ý nổi bật như sau:

”Nơi đáy Lương Tâm của mình, con người khám phá được LUẬT mà họ KHÔNG TỰ BAN cho mình, nhưng mà họ PHẢI VÂNG PHỤC và TIẾNG của LƯƠNG TÂM luôn KÊU MỜI họ yêu và làm ĐIỀU THIỆN, tránh ĐIỀU ÁC… Vì con người có LUẬT mà Thiên Chúa đã KHẮC GHI vào tâm hồn họ… Lương tâm là trung tâm MẬT THIẾT NHẤT và KÍN ĐÁO NHẤT của con người, là CUNG ĐIỆN để con người Ở một mình VỚI Thiên Chúa và để TIẾNG NÓI của NGÀI được họ ĐÓN NGHE. Trong lòng con người, Lương Tâm HÀNH ĐỘNG (x. Rm 2, 14-16) RA LỆNH đúng lúc cho con người làm LÀNH, bỏ DỮ. Lương Tâm cũng PHÁN ĐOÁN các quyết định cụ thể, TÁN THÀNH quyết định TỐT, PHẢN ĐỐI quyết định XẤU (x. Rm 1, 32). Lương tâm chứng thực UY QUYỀN của CHÂN LÝ, VÌ ĐIỀU THIỆN TỐI THƯỢNG, VÌ THIÊN CHÚA LÔI KÉO HỌ NÊN HỌ TIẾP NHẬN GIỚI RĂN CỦA NGÀI. Khi LẮNG NGHE LƯƠNG TÂM thì người khôn ngoan có thể NGHE được Thiên Chúa đang nói.” (Người viết tạm dịch theo bản tiếng Đức CỦA Nguyên Giáo Hoàng .)

VII- Theo KINH THÁNH

A- Cựu Ước

Sau khi Adam và Eva ”muốn được bằng Thiên Chúa”, LƯƠNG TÂM cho họ NHẬN BIẾT SỰ TỘI nên họ lấy lá vả che thân vì XẤU HỔ trước Thánh Nhan Ngài. (Sáng Thế Ký 3,8)

B- Tân Ước

Thư của Thánh Phaolô gởi tín hữu Roma: ”Dân ngoại không có Luật; nhưng, mỗi khi theo lẽ TỰ NHIÊN mà họ làm những gì Luật DẠY thì họ LÀ Luật cho chính mình, mặc dầu họ không có Luật. Họ cho thấy RẰNG điều gì Luật đòi hỏi THÌ đã được GHI KHẮC trong lòng họ. LƯƠNG TÂM họ cũng LÀM CHỨNG điều ĐÓ vì TÂM TƯ của họ tự CÁO GIÁC MÌNH hay BIỆN HỘ cho mình.” (Roma 2,14-15)

VIII- LẼ ”TỰ NHIÊN” (mà Thánh Phaolô vừa nêu) là DO ĐÂU?

Sáng Thế Ký 1,26 ghi: “Chúng ta hãy làm ra con người THEO Hình Ảnh chúng ta, giống như chúng ta để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất.” Do đó, Sáng Thế Ký 2,7 mới kể việc Thiên Chúa DỰNG NÊN con người như sau: ”Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi SINH KHÍ vào lỗ mũi nó, và con người trở thành sinh linh.”

Đại từ ”chúng ta” là MỘT Thiên Chúa có BA Ngôi. Chính Ngài đã BAN cho con người HÌNH ẢNH của NGÀI! Như vậy, Thiên Chúa là TÁC GIẢ của LƯƠNG TÂM! Cho nên LƯƠNG TÂM cũng là BẨM SINH (inné; innate) nơi con người, tức là NÓ được Thiên Chúa GHI TẠC (inscrit; gravé; implanted) vào LINH HỒN của con người để HỌ giống Thiên Chúa: God-like! Chứ Lương Tâm KHÔNG do con người ”tự đề ra” như triết học giải thích. Cũng đáng tiếc là có Kitô hữu cho rằng Lương Tâm KHÔNG phải là tiếng Chúa! VÌ VẬY, tôi xin dẫn chứng THÁNH THƯ dạy như sau:

A- Roma 9,1: ”Có (Chúa) Kitô chứng giám, tôi xin nói sự thật, tôi không nói dối và LƯƠNG TÂM tôi, ĐƯỢC THÁNH THẦN hướng dẫn, cũng làm chứng cho tôi rằng…”

B- Côrintô II,1,12: ”Điều khiến chúng tôi tự hào là Lương Tâm chúng tôi làm chứng rằng chúng tôi chiếu theo sự THÁNH THIỆN và CHÂN THÀNH mà Thiên Chúa BAN, để cư xử với người ta ở đời, đặc biệt là với anh em. Chúng tôi KHÔNG cư xử THEO LẼ khôn ngoan CỦA NGƯỜI ĐỜI, nhưng THEO ÂN SỦNG của Thiên Chúa.

C- Timothê I,1,19: ”Một số người VỨT BỎ TIẾNG NÓI CỦA LƯƠNG TÂM nên ĐỨC TIN của họ bị CHẾT CHÌM.”

Như vậy, LƯƠNG TÂM (trong Thánh Thư ở phần VIII A) được Thánh Thần (tức Thiên Chúa Ngôi BA) HƯỚNG DẪN, cũng là LƯƠNG TÂM chiếu theo sự THÁNH THIỆN mà Chúa BAN như CHÍNH Ngài phán: “Chúng ta hãy làm ra con người THEO Hình Ảnh chúng ta, GIỐNG chúng ta.” Và, dù có bị VỨT BỎ, Lương Tâm vẫn là TIẾNG CHÚA trong lòng Thọ Tạo MANG HÌNH ẢNH của NGÀI!

IX- Ngữ nguyên của chữ CONSCIENCE

Từ CONSCIENCE được dịch từ chữ Dothái (leb) có nghĩa là TÂM (coeur), chữ Hylạp συνειδησισ (suneidèsis) và chữ Latinh CONSCENTIA. Chữ ấy có tiếp đầu ngữ (préfixe) CON: ”với; cum, mit, avec; with” và ngữ căn (radical) SCIENCE (sự hiểu biết) là ”danh từ” của ”động từ” latinh SCIRE: biết. Như vậy, ”to have a CONSCIENCE” có nghĩa là CÓ SỰ HIỂU BIẾT, SỰ Ý THỨC CHUNG,CÙNG, VỚI NGƯỜI KHÁC: to possess knowledge in common or together with another! Các khái niệm ”CHUNG, CÙNG, VỚI NGƯỜI KHÁC” là phải NHƯ mọi người ĐỀU mang Hình Ảnh Thiên Chúa, tức CÓ LƯƠNG TÂM do Ngài BAN và GHI TẠC vào trong LINH HỒN, nhất là CÙNG VỚI THIÊN CHÚA bởi vì, như đã nêu trong phần VI, Lương Tâm là CUNG ĐIỆN để con người Ở một mình VỚI Thiên Chúa và để TIẾNG NÓI của NGÀI được họ ĐÓN NGHE.

X- Lời kết

Xin trích dẫn Cựu Ước có Cách Ngôn 28,1: ”Ác nhân CHẠY TRỐN dù KHÔNG ai đuổi bắt nó.” Ngược lại, sau khi ăn thịt người, con cọp vẫn nằm ngủ yên! Như vậy, ”con-người-mang-Hình-Ảnh-Thiên-Chúa” KHÁC với súc vật vì họ được Ngài BAN CHO BỬU BỐI LÀ LƯƠNG TÂM!

Pierre Filion nói: ”Lương Tâm là sự sống. Thất Lương Tâm là sự chết.” Một số thiên thần đã VỨT BỎ LƯƠNG TÂM nên trở thành Satan là Hoàng Tử của Sự Chết và Bóng Tối!

Emmanuel Kant phát biểu: ”Tôn giáo mà KHÔNG có Lương Tâm thì chỉ là tín ngưỡng mê tín.” Chính Thánh Giacôbê từng dạy: ”Đức tin không có hành động là đức tin chết.” (Hành động đúng với Lương Tâm mà Chúa ghi tạc vào lòng người!)

Rabelais cảnh cáo: ”Khoa học mà không có Lương Tâm thì chỉ là cảnh tan hoang của tâm hồn.”

Albert Einstein khuyên đời: ”Đừng bao giờ làm điều gì trái với Lương Tâm ngay cả khi nhà nước yêu cầu bạn.”

Chúng ta, không trừ ai, sẽ RA TRÌNH DIỆN Chúa Cứu Thế trong ngày Ngài trở lại để PHÁN XÉT LƯƠNG TÂM người sống và người chết (iudicare vivos et mortuos: pour juger les vivants et les morts) như trong Kinh Credo (Tin Kính) và như trong Matthêô 25, 31-46 về Ngày Cánh Chung.

Đức Quốc, 11.9.2014

Đaminh Phan văn Phước

.

Xin mời quý vị nghe Credo III:

Credo en Latin con Benedicto 16.mp4 (Chữ ”iudicare” do ai sơ ý viết thành ”indicare”.)

Credo III (De Angelis) (Có nốt nhạc và cách viết ”judicare” thay vì ”iudicare” theo mẫu tự latinh.)

Credo Latin with English Translation

Credo III – ICEL Chant – New English Translation of the Roman Missal (Hát bằng tiếng Anh.)