VĂN HÓA VÀ ĐỨC TIN VĂN HÓA Ý nghĩa chữ Mùa Thu và Thiên Thu trong Kinh Thánh và...

Ý nghĩa chữ Mùa Thu và Thiên Thu trong Kinh Thánh và ngoài đời

1Nhân Ngày Tết Nhi Đồng, tức là Lễ Trung THU (La Fête de la Mi-automne, de la Lune), tôi mạo muội viết về chữ THU trong KINH THÁNH và ngoài đời.

I. Chữ THU trong KINH THÁNH

A. Trong Cựu Ước

Theo chỗ tôi được biết, trong Cựu Ước, đối với Dân Do Thái, THU không diễn nghĩa sự vàng úa của cỏ cây và cảnh xế chiều của đời người, NHƯNG là SỨC MẠNH, NÉT CƯỜNG TRÁNG của tuổi THANH XUÂN. Tuy nhiên, chỉ có một lần nói về THU, về sự LUYẾN TIẾC CHUỖI NGÀY XA XƯA như sau: ”Ông Gióp tiếp tục ngâm nga: Làm sao tôi được như những tháng năm xa xưa, được Thiên Chúa giữ gìn khi ĐÈN của Ngài chiếu sáng trên đầu tôi và khi, trong bóng đêm, tôi bước đi theo ánh sáng của Ngài, như những ngày THU (as in my autumn days), khi Thiên Chúa chở che lều trại của tôi, khi Ðấng Toàn Năng còn ở bên tôi, các con trai tôi quây quần… lời tôi nói như giọt mưa thánh thót. Họ đợi tôi như chờ cơn mưa, há miệng ra như thể đón mưa xuân.” (Gióp 29,1-23)

THU cũng là thời kỳ THU (THÂU) hoạch mùa màng do công sức mình làm ra. Cho nên, Caïn và Abel đã dâng lễ vật lên Thiên Chúa vào mùa THU hoạch nầy. Abel thì dâng chiên cừu ĐẦU LỨA và MỠ BÉO của chúng; còn Caïn thì trái trăng đồng ruộng.

Từ AUTOMNE (THU) được mượn từ chữ Latinh AUTUMNUS hay là AUCTUMNUS, do chữ ”augeo, auxi, auctum, augere” có nghĩa là ”làm lớn lên, tăng lên” (augmenter). Vì thế, chữ AUCTOR thành AUTEUR, AUTHOR là TÁC GIẢ (người làm ra). Người Đức dùng chữ HERBST có nghĩa là mùa THU hoạch (HARVEST). Như vậy, THU là mùa SUNG TÚC, GIÀU CÓ!

Cũng là người hữu hạn, vua Thánh Đavit và các Vị khác nói về ĐẤNG VÔ HẠN như sau:”Vừng thái dương để cai ban ngày vì Ơn Ngài miên man VẠN ĐẠI!” (TV,135,8) ”Vì NGÀN NĂM (thiên THU) đối với Chúa là ngày vốn đã mất đi hôm qua như một trống canh mà thôi!” (TV, 90,4. Xem thêm I Phêrô 3,8.) ”Nhưng Tình CHÚA thiên THU vạn đại cho những ai kính sợ và tôn vinh Ngài.” (TV 103, 17) “Chúc tụng Thiên Chúa, Đấng MUÔN ĐỜI hằng sống.” (Tobia 13,2) Trong Danien 3, từ câu 52 đến 90, chữ MUÔN ĐỜI được dùng liên tục. Chẳng hạn: ”Chúc tụng Danh Thánh Vinh Hiển của Ngài, được ca khen và suy tôn MUÔN ĐỜI.”

B. Trong Tân Ước

Có Thần Học Gia cho rằng Thánh Gioan Tẩy Giả cũng bắt đầu rao giảng vào mùa THU. Trong Tân Ước, khái niệm LÂU DÀI là THIÊN THU (ngàn năm), tức là MÃI MÃI, VÔ TẬN cũng được dùng như sau: ”Ngài sẽ trị vì nhà Giacop đến MUÔN ĐỜI, và Triều Đại của Ngài sẽ VÔ TẬN.” (Luca 1,33) Trinh Nữ Maria được làm Mẹ của Thai Nhi Giêsu, đã nói về khái niệm LÂU DÀI: ”Này từ đây, MUÔN ĐỜI sẽ khen tôi có phúc… ĐỜI NỌ ĐẾN ĐỜI KIA, Chúa HẰNG thương xót những ai kính sợ Ngài.”

Trong các Bản Dịch (Kinh Thánh) sau nầy, tùy nơi, chữ CHÚA, GIAVÊ được người Pháp thay bằng chữ ĐẤNG VĨNH HẰNG, CÓ MÃI, MUÔN ĐỜI: ÉTERNEL. Ngoài ra, theo tác giả Đào Duy Anh, THU có nghĩa là MÙA LÚA CHÍN. Như vậy, Chúa Giêsu đã nhắc đến MÙA THU thiêng liêng như sau: ”Mùa THU hoạch thì nhiều, mà nhân công thì ít. Vậy, các con hãy xin CHỦ sai người đến THU hoạch mùa màng của Ngài.” (Math. 9, 37-38)

II. Chữ THU ngoài đời và hoa THU

Bài thơ sau đây của ai đó cũng nói lên ý nghĩa của mùa THU tuyệt vời: “Cứ mỗi độ THU sang, hoa cúc lại nở vàng. Ngoài vườn hương thơm ngát, ong bướm bay rộn ràng. Em cắp sách đến trường. Nắng THU trải trên đường. Trời trong xanh, gió mát. Đẹp thay lúc THU sang!”

Viết đến đây, tôi chợt nhớ một đoạn trong bài hát THƯƠNG QUÁ VIỆT NAM: ”Hoa cúc vàng trên sân anh xinh như áo mới em ngày nào! Hoa nắng hồng trên quê anh xinh như má thắm em ngày xanh.”Hoa cúc vàng là biểu tượng của TRƯỜNG thọ nên cũng có tên là cúc VẠN thọ. Hoa này cũng tượng trưng chí khí quân tử vì, đã úa tàn, hoa vẫn không rụng, vẫn bám cành, dù chết đứng, vẫn không gục như Từ Hải trong truyện Kiều. Hoa lại được làm trà thơm để giải khát và độc tố.

Để tưởng nhớ Vua Lý Công Uẩn có công dựng Nước vào mùa tốt lành, tức là dời Đô Thành vào mùa THU năm Canh Tuất (1010), từ Hoa Lư về Đại La là Hà Nội bây giờ, nhà thơ Huy Cận sáng tác bài “Thăng Long nghìn tuổi” như sau: “Đây Thăng Long, đất sắp tròn nghìn tuổi! Rồng bay lên, ngày tháng tốt tâu vua. Lý Công Uẩn mắt thần, nhìn nước non mở hội. Bốn phương trời, Đại Việt lập Kinh Đô!”

Còn thi sĩ Guillaume Apollinaire (1880-1918) lại buồn THU đã làm chết mùa hè:“L’automne a fait mourir l’été.” Nhưng, đối với người Pháp nói chung, THU cũng là mùa của sự phong phú, dồi dào, mùa nho, mận, săn bắn, hái nấm, nghe nhạc lá rừng và ngắm hoa COLCHIQUES nở rộ.

Đaminh Phan Văn Phước

 

Exit mobile version