Vấn đề cánh chung

206

PHI LỘ – Cánh Chung, Thế Mạt hoặc Tận Thế, Hy ngữ là έσχατος – nghĩa là “cuối cùng”, đã được Chúa Giêsu đề cập nhiều lần, đặc biệt là Bài Giảng về Cánh Chung trong Mt 24. Qua trình thuật của Thánh Mátthêu, Chúa Giêsu cho biết các dấu chỉ và hiện tượng sẽ xảy ra trước khi Ngài quang lâm, đặc biệt Ngài cảnh báo về các ngôn sứ giả, chớ nhẹ dạ cả tin kẻo mắc lừa các chiêu bài của họ. Ngài nói rất cụ thể: “Xác chết nằm đâu, diều hâu tụ đó.” (Mt 24:28). Trong cuốn “Eschatology In The Making” (Thuyết Thế Mạt Đang Tiếp Diễn), học giả Vicky Balabanski bàn luận một số chi tiết thú vị về Cánh Chung. Xin trích dịch một đoạn để hầu quý vị.

✠ ✠ ✠

Có những dấu hiệu trong Tân Ước và các nguồn đáng tin cậy cho biết rằng việc trì hoãn cuộc tái lâm của Đức Kitô đã giới thiệu Giáo Hội sơ khai với vấn đề thần học và tận thế.

Theo cách hiểu hiện đại, việc trì hoãn cuộc tái lâm của Đức Kitô và tình trạng được coi là sự thất vọng đã được coi là yếu tố đầu tiên, và trong một số trường hợp thực sự là yếu tố đầu tiên, trong việc phát triển Thuyết Thế Mạt Kitô Giáo. Trong cuốn “The Formation of Christian Dogma” (Sự Hình Thành Giáo Lý Kitô Giáo), thần học gia M. Werner cho biết: “Càng lâu xảy ra cuộc tái lâm của Đức Kitô và các sự kiện cuối cùng xảy ra tiếp theo, sự thuyết phục càng giảm đối với sự kiện tận thế có trong thời các tông đồ, khi Chúa Giêsu chịu chết và phục sinh, và tầm quan trọng của ngày tận thế.” Như vậy, vấn đề này không được coi là một Thuyết Thế Mạt, mà là vấn đề cơ bản của Kitô học.

Do đó, có lẽ không ngạc nhiên gì khi vấn đề này đã được các học giả Kinh Thánh chú ý nhiều và hệ thống hóa trong thế kỷ trước. Cách nhìn khái quát mà cách hiểu hiện đại đã tìm cách giải quyết vấn nạn đó bằng cách này: Coi đó là chìa khóa để giải thích và hệ thống hóa đối với các cách phát triển trong Giáo Hội thời sơ khai, và loại bỏ nó hoặc tìm kiếm các phương pháp khác.

Cách phát triển hiện đại của việc nghiên cứu Thuyết Thế Mạt trong Tân Ước với tác phẩm của J. Weiss là cuốn “Jesus’ Proclamation of the Kingdom of God” (Tuyên Bố của Chúa Giêsu về Vương Quốc Thiên Chúa). Trong đó, tác giả tìm cách làm rõ bản chất tận thế trong lời tuyên bố của Chúa Giêsu về Nước Chúa. Mặc dù luận điểm của Weiss đã được báo trước tới mức độ nào đó bởi O. Schmoller và E. Issel, và bởi tác phẩm của H. S. Raimarus, không phải tới khi luận án của Weiss nói rằng tầm quan trọng của Nước Chúa theo Thuyết Thế Mạt tương lai mới có theo cách hiểu của các học giả người Đức, điều này lúc đó đã được định rõ theo chủ nghĩa nhân văn phóng khoáng của Ritchlian. Weiss bắt đầu cho thấy rằng sự hiểu biết đã được chấp nhận về Nước Chúa đã bị mất ý nghĩa nguyên thủy về khải huyền thế mạt, và “Nước Thiên Chúa là siêu quốc gia đứng đối lập với thế gian này. Nghĩa là có thể không nói về sự phát triển nội bộ của Nước Chúa trong tâm trí của Chúa Giêsu!”

Weiss tìm cách chứng minh rằng Vương Quốc mà Chúa Giêsu mong đợi không thuộc tương lai và hiện tại, nhưng đặc biệt là tương lai. Điều này trình bày việc thiết lập thần học Đức, đấu tranh với thử thách của D. F. Strauss về tính lịch sử của Chúa Giêsu, với vấn đề nền tảng: Nếu thực sự mong ước của Chúa Giêsu là ngày tận thế sắp xảy ra thuộc về tương lai, được xây dựng ít nhất trong một thế hệ, đức tin có thể tạo nên điều gì mà Chúa Giêsu đã bị hiểu lầm như vậy? Nhưng ngay khi đưa ra vấn đề, Weiss quay trở lại từ lề mép, nói rằng chúng ta không chia sẻ niềm mong chờ này, nhưng có thể vui vẻ tin rằng thế gian này là đấu trường mà mục đích của Thiên Chúa được thực hiện.

Tác phẩm của Weiss đã tạo cho A. Schweitzer một “lực đẩy” để công thức hóa các tư tưởng gây tranh luận của ông về Thuyết Thế Mạt của Chúa Giêsu và các tông đồ, và để biện hộ một chương trình mà ông gọi là “Konsequente Eschatologie” (Thuyết Thế Mạt Kiên Định). Ông định nghĩa chương trình này trong cuốn “Out of my Life and Thought” (Ngoài Cuộc Đời và Tư Tưởng Của Tôi) như sau:

Đối với cách hiểu lịch sử về cuộc đời Chúa Giêsu… cần nghĩ ra mọi hệ quả của sự kiện mà Ngài thực sự sống trong thế giới thời thế mạt và cứu độ của Do Thái giáo, và cố gắng hiểu cách giải quyết và hành động của Ngài không chỉ bằng sự cân nhắc được rút ra từ khoa tâm lý bình thường, mà còn bằng các lý do được cung cấp bởi sự mong chờ tận thế của Ngài.

Schweitzer không chỉ dùng thử thách của Weiss mà còn dùng của Strauss khi đọc hiểu Thuyết Thế Mạt trong Phúc Âm theo Thánh Máccô, và đặc biệt là Thánh Mátthêu. Theo ông, việc đọc hiểu này làm cho tính lịch sử của các Phúc Âm trở nên rõ ràng. Schweitzer cho thấy rằng việc đọc hiểu lịch sử – Thuyết Thế Mạt Kiên Định – của Chúa Giêsu để lại cho chúng ta một con người “kỳ lạ” hoặc “bí ẩn” đối với thời đại của chúng ta. Nhưng ông cũng trở lại từ đầu mà một kết luận như vậy có thể tiếp cận bằng cách dựa vào thực tế không thuộc bài giảng lịch sử: “Chúa Giêsu có ý nói điều gì đó với thế giới chúng ta vì sức mạnh tâm linh phát xuất từ Ngài và cũng tuôn chảy tới thời đại chúng ta. Sự thật này không thể lay chuyển hoặc xác định bằng bất cứ phát hiện nào về lịch sử. Đó là nền tảng vững chắc của Kitô giáo.”

Có thể không có gì ngạc nhiên, những người khác không chia sẻ sự tự tin của Schweitzer về việc thiết lập một nền tảng vững chắc đối với Kitô giáo. Một sự đòi hỏi phi lịch sử không thể đủ để bù đắp niềm tin về Chúa Giêsu khi thực tế lịch sử lưu ý Đấng Thiên Sai bị hiểu lầm về sự mong đợi. Vấn đề này không phù hợp với sự mong đợi khải huyền – Chúa Giêsu ở phía sau thế giới được coi là cuối thời khải huyền của Do Thái giáo. Vả lại, vấn đề có sự chưa hoàn tất của sự mong đợi thời thế mạt; mặc dù các Kitô hữu ở các thế kỷ trước có làm sáng tỏ sự trì hoãn như vậy hoặc không nhận biết điều đó, thần học hiện đại đòi hỏi phải tính đến vấn đề này.

Đây là nền tảng ngược với nhiều nghiên cứu trong thế kỷ XX về Thuyết Thế Mạt Kitô Giáo. Các thần học gia loại bỏ chương trình “Thuyết Thế Mạt Kiên Định” của Schweitzer và phản đối tuyên bố này, mới đầu do Weiss tạo ra, cho rằng Nước Chúa không thể được hiểu về cả hiện tại và tương lai. Nếu cách hiểu của Chúa Giêsu về Nước Trời liên quan hiện tại và tương lai, sự hiểu lầm về thời gian tái lâm trong tương lai là tương đối và như vậy là bị giảm bớt.

Đối với các thần học gia chấp nhận chương trình “Thuyết Thế Mạt Kiên Định” của Schweitzer, sự trì hoãn (hoặc không hoàn tất) của sự tận thế được hiểu như vấn đề quan trọng, không chỉ đối với thế kỷ XX, mà còn đối với toàn bộ lịch sử Giáo Hội, đặc biệt là sự phát triển của Giáo Hội thời kỳ sơ khai. Schweitzer tranh luận rằng sức mạnh lèo lái phía sau toàn bộ lịch sử Kitô giáo là điều cần để làm mất tính thế mạt của điều chưa xảy ra thuộc về tận thế.

Như vậy, điều chưa xảy ra thuộc về tận thế trở nên vấn đề quan trọng đối với thần học của thế kỷ XX, nhưng không được coi là vấn đề đặc biệt đối với thời hiện đại trong trường hợp đầu tiên. Thật vậy, như đã trích dẫn trước, điều đó được hiểu là dụng cụ để giải thích đối với việc kiểm tra sự phát triển về thần học của thế kỷ I.

M. Werner áp dụng điều này đối với sự phát triển của giáo lý trong Giáo Hội thời sơ khai, trước tiên có trong cuốn sách của ông có tựa đề là “The Formation of Christian Dogma” (Sự Hình Thành Giáo Lý Kitô Giáo), và sau đó có trong tác phẩm chi tiết hơn của ông có tựa đề là “Der protestanische Weg des Glaubens” (Cách Tin của Tin Lành). Một cách giải thích khác về “Thuyết Thế Mạt Kiên Định” của F. Buri, với tác phẩm “Die Bedeutung der neutestamentlichen Eschatologie” (Ý Nghĩa của Thuyết Thế Mạt trong Tân Ước).

Khái niệm về trung tâm của việc trì hoãn tận thế khi hình thành Thuyết Thế Mạt Kitô Giáo thời kỳ đầu đã được H. Conzelmann áp dụng đối với Phúc Âm theo Thánh Luca. Học giả E. Grässer đã nghiên cứu các Phúc Âm nhất lãm và sách Công Vụ từ viễn cảnh này. Tuy nhiên, Grässer cho rằng những người dẫn giải “Thuyết Thế Mạt Kiên Định” đã quá chú trọng tới yếu tố trì hoãn thời tận thế bằng cách bỏ qua các yếu tố khác làm cho Giáo Hội thời sơ khai có các thuật ngữ với sự trì hoãn, chẳng hạn như các tư tưởng ngộ đạo.

Mặc dù vậy, Grässer tiếp tục chú giải các Phúc Âm nhất lãm và sách Công Vụ, dùng sự trì hoãn của thời tận thế là chìa khóa chú giải bản văn Kinh Thánh cổ để phân biệt truyền thống xác thực của hệ thống Kitô giáo thời sơ khai và để xác định thời kỳ của truyền thống riêng biệt. Khi làm vậy, ông đã tạo ra một chu kỳ chú giải rất giống với Schweitzer và Werner, thậm chí còn có tính “bất khả ngộ” hơn một chút liên quan việc chúng ta mong đợi Chúa Giêsu.

Như vậy, nghiên cứu chú giải và hệ thống về Tân Ước dựa trên nền tảng của lý thuyết cho rằng Giáo Hội thời sơ khai được định hình bởi sự thất vọng mà nó trải qua khi mong chờ tận thế. Tuy nhiên, có một số học giả đặt vấn đề rằng Giáo Hội thời sơ khai có bị “khủng hoảng” vì tận thế mà các học giả ngày nay tìm hiểu hay không – chẳng hạn như học giả G. Bornkamm. Theo quan điểm của ông, các tài liệu Tân Ước không phản ánh sự thất vọng khi đã có niềm mong đợi.

Sự thật là Giáo Hội thời sơ khai đã vượt qua những điều chưa xảy ra của ngày tận thế mà không có sự gián đoạn quan trọng và không ngừng hy vọng tận thế, có vẻ như đối với ông là vấn đề chưa sáng tỏ. Các học giả khác, như E. von Dobschütz và C. H. Dodd, coi vấn đề trì hoãn tận thế là vấn đề rõ ràng, và ông tranh luận rằng ngày tận thế của Chúa Giêsu tập trung vào thực tại của Nước Chúa hơn là tương lai. Theo quan điểm của Dodd, mặc dù Chúa Giêsu sử dụng ngôn ngữ của thời cánh chung khải huyền, điều này vẫn thực sự có ý nghĩa để mô tả một thực tế cao xa hơn.

Có vẻ như khi Chúa Giêsu sử dụng biểu tượng truyền thống của sự khải huyền để chỉ định tính cách “thế giới khác” hoặc tuyệt đối về Nước Chúa, Ngài dùng các dụ ngôn để củng cố và minh họa ý tưởng rằng Nước Chúa đã đến ở đó và lúc đó. Điều kỳ lạ đã xảy ra: lịch sử trở nên vật chuyển tải điều vĩnh cửu, điều tuyệt đối được che phủ bằng thịt và máu.

Đối với Dodd, Chúa Giêsu lịch sử không có gì bị hiểu lầm; hơn nữa, Ngài sử dụng ngôn ngữ tượng trưng. Theo Dodd, điều này không được hiểu bởi Giáo Hội thời sơ khai, rồi hiểu những lời tiên báo khải huyền theo thuật ngữ của thời thế mạt phát triển.

Bằng cách áp dụng như chìa khóa chú giải, những lời nói về Nước Chúa trở nên thực tế rõ ràng, ông cho những lời nói định hướng tương lai là phụ thuộc đối với cách hiểu thời tận thế của Chúa Giêsu. Theo đó, ông giải quyết sự căng thẳng về tận thế giữa những gì “đã có” và “chưa có” bằng cách phác họa có vẻ là sự căng thẳng, sự thiếu hiểu biết về Giáo Hội thời sơ khai. Một số lời phê bình có thể trái ngược với cách giải quyết như vậy.

  1. Giáo Hội thời sơ khai được hiểu để có thần học về Vương quốc của Chúa Giêsu đã được hình thành Thuyết Thế Mạt lần đầu, và sau đó đưa ra cách hiểu (được hướng dẫn sai) về sự trì hoãn tận thế, làm đảo ngược quá trình và loại bỏ Thuyết Thế Mạt. Điều này đặt ra hai xu hướng đối lập trong Giáo Hội thời sơ khai trong một khoảng thời gian rất ngắn, điều này trở thành vấn đề khó giải quyết, dù không phải là không thể.
  2. Dodd tìm kiếm “nền tảng vững chắc của Kitô giáo”, dùng cách nói của Schweitzer, nơi Chúa Giêsu là người trổi vượt trong thế giới tư tưởng của Ngài mà cách hiểu của Ngài về sự hiện hữu của Vương Quốc Thiên Chúa ở nơi chính Ngài và sứ vụ của Ngài bị hiểu sai nhiều.
  3. Lý thuyết của Dodd có sự giống nhau nào đó đối với chương trình “loại bỏ thần thoại” của R. Bultmann, bằng cách dùng các phạm trù của Thuyết Hiện Sinh (trường phái Heidegger), để tìm cách hiểu các huyền thoại như vậy giống như quan điểm của thế giới khải huyền theo cách con người xây dựng hơn là giống như cách giới thiệu của khoa học về thực tế bề ngoài. Dodd cố gắng giải thích rằng người ta nghi ngờ Bultmann cố gắng làm theo thần học hệ thống. Tuy nhiên, điều mà đối với Bultmann là sự khác biệt giữa thế giới tư tưởng cổ xưa và hiện đại, thì có vẻ như đối với Dodd lại là sự khác biệt giữa Chúa Giêsu và xã hội đương thời của Ngài, để rồi Ngài đã thoát khỏi vẻ bề ngoài của khải huyền và đặt giữa phạm vi của Thuyết Thế Mạt hiện đại theo hướng hiện sinh.

Như vậy, cách giải quyết “Thuyết Thế Mạt Thực Tế Hóa” của Dodd không thể giải quyết, mà cách xây dựng của những người dẫn giải cũng chẳng thỏa mãn. Cả hai đều hiểu phương diện quan trọng của truyền thống, nhưng mỗi người lại giải quyết sự căng thẳng giữa Vương Quốc hiện tại và Vương Quốc tương lai, ưu tiên nhóm này hơn nhóm kia. Hơn nữa, cả hai đã trình bày rõ ràng lý thuyết của họ về nền tảng của cách giả định hiện đại. Mặt khác, “Thuyết Thế Mạt Thực Tế Hóa” tái xây dựng một Chúa Giêsu rất hiện đại, cách dùng ngôn ngữ khải huyền của Ngài chỉ là tượng trưng, và đối với Ngài, sự hiện hữu của Vương Quốc làm cho thời gian qua đi không quan trọng. Mặt khác, “Thuyết Thế Mạt Kiên Định” quy cho Giáo Hội thời sơ khai sự khủng hoảng về tận thế và thần học mà các học giả cho rằng điều đó nên có, nhưng lại không được phản ánh trong các tài liệu.

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)