Từ thành thật tới sự thật

101

hoa cúc trắngTrong ngôn ngữ thông dụng, các thuật ngữ thành thật (sincerita’) và sự thật (verita’) được coi là đồng nghĩa và được sử dụng cách vô tư như thể từ này tương đương với từ kia.

Về một con người thì thường là thành thật cũng nói là chân thật.

Trong thực tế hai thuật ngữ có ý nghĩa tương tự, nhưng cũng có những nội dung khác nhau. Theo tự điển ý ngữ, thành thật là người “trốn tránh khỏi bất cứ sự lừa gạt hay sự giả dối nào trong thái độ hay trong cung cách” và thành thật là sự tương ứng của một diễn tả hay của một phong thái với cách thực thụ để nghe thấy hay tư tưởng.

Chân thật là người “trung thành và đồng nhất với sự thật, sự chân thành” và sự chân thật thì “tương ứng với thực tại thiết thực”, nhưng “khái niệm [về sự thật] thì một cách tự nhiên nhậy bén trước tất cả những giới hạn liên quan đến tính chủ quan của tri thức”.

Những cung cách có thể

Nếu ta đặt mình vào bên trong dòng chảy của đời thường và quan sát bằng cặp mắt nhân hậu, tự thoát, không chút thành kiến và phê phán cách tích cực cuộc sống và giao tiếp với một cộng đoàn của chúng ta hay bất cứ cộng đồng nhân loại nào thì có thể tiếp thâu được những cung cách khác nhau đảm nhận từ những ai thông truyền sự thật của mình.

Thường bao nhiêu người là thành viên trong cộng đoàn thì có bấy nhiêu cung cách. Nhưng dẫu trong sự đa dạng lớn đi nữa vẫn có thể ghi nhận một số xu hướng cũng như sự thành thật không trùng khớp với sự thật và/hoặc với toàn bộ sự thật.

Không phải là họa hiếm mới tìm được những con người ít ưu tư mà vì một cảm thức tự ti chưa gạn lọc, tưởng đã lên chương trình đúng hẹn với bất cứ điều gì đã được nói lên. Chỉnh sửa một người nghĩa là biết hơn, là và cảm thấy mình tốt hơn họ.

Thí dụ, nếu một người nói rằng họ khởi hành bằng xe lửa chuyến 9 giờ, họ xác định ngay: “Không, 9 giờ 3 phút”. Nếu một người khác nói là trời nóng, với âm điệu đôi khi hơi chút tôn trọng, họ khẳng định: “Không, hôm nay mát hơn hôm qua” và cứ thế. Rồi nếu có người bị cãi lại thì hơi chút căng thẳng, có thể nảy sinh một cuộc cãi vả chút chút dễ thương nơi đâu không có sự thành thật cũng chẳng có sự chân thật, nhưng là tính nhẹ dạ, sự ngơ ngớ hay một bệnh lý vô hại.

Không thiếu những người vì nền giáo dục đã lãnh nhận và thường do một sự thiếu cơ sở an toàn sâu xa, họ hướng là những người nghiêm khắc và tìm kiếm sự an toàn xuyên qua những hình thức kiểm soát khác nhau.

Đã làm tất cả hay bao có thể ở dưới sự kiểm soát đem lại sự an toàn và xoa dịu nỗi hồi hộp mà cái gì đó/ai đó qua việc tránh né sự kiểm soát của mình, bằng cách nào có thể làm tổn thương.

Liên quan tới sự thật, họ tưởng là sở hữu được nó. Khi sở hữu được sự thật, họ không thể sai lầm cũng không thể chấp nhận nó. Cung cách của họ trong các đối chiếu với những người khác thì không trực tiếp bực tức, nhưng bị xúc phạm một cách sâu xa. Thường thì những người thành thật có một ngôn ngữ tốt lành cho dù hơi chút hình thức và lặp lại. Họ không biết lắng nghe và khi thực hiện nó, thay vì đặt mình trong cung cách nắm bắt các lý do của người khác thì họ lại chú ý để tiếp thâu lỗi hay những kẽ hở để can thiệp và khẳng định những gì mà theo họ là thật và đúng.

Thường họ tìm cách thuyết phục, bó buộc để có được hiệu quả trái ngược. Rồi nếu họ có được một trình độ về văn hóa thì hầu như không thể dụ họ diễn tả sự thật của họ, hoặc nếu thành công trong việc diễn tả nó thì điều này không chạm tới đối thoại viên, nhưng trở lại như một gậy ông đập lưng ông.

Đối diện với những hạng người này, có thể có ấn tượng là họ không thành thật, nhưng thứ mà thiếu không phải là là sự thành thật, bèn là khả năng ưng thuận với sự thật nổi cộm, có hàng ngàn sắc thái và tự do với những buộc luân lý.

Cung cách này, nhất là của người đảm nhận một vai trò ra lệnh, họ đồng nhất quá đáng với vai trò, họ tìm kiếm sự an toàn trong vai trò và hoán chuyển sự phục vụ quyền bính với chủ nghĩa quyền hành.

Trong các cộng đồng nhân loại, kể cả tôn giáo, có những người lương thiện, tốt lành mà sau khi đã cống hiến những không gian thích hợp cho kinh nguyện và cho sự hỗ trợ, họ đong đầy thời giờ rảnh rỗi bằng cách tiếp thâu các tin tức đủ loại, nhất là những sự kiện ký sự và những gì được phát biểu trong xứ hoặc trong cộng đoàn.

Những sinh nhật, tử vong, thất bại, cãi cọ, hôn nhân, phản bội, gia sản, thay đổi nhà, những yếu đuối, những lầm lạc và những sự khác được kê khai và nhắc nhớ với một sự tương đối chính xác.

Những người này có một tài khéo léo đặc biệt trong việc đặt chung những mảng đã tiếp thâu và thiết lập thành những chân dung mà ngoại diện có vẻ trung thực. Điều kỳ lạ là dẫu tiến tới trong độ tuổi, họ kiên quyết tin vào những chân dung do họ tạo và họ ngạc nhiên nếu có ai đó làm hiệu nghi ngờ hay chống đối. Theo họ, người đó và người đó đúng là thế. Trong những trường hợp này, sự thành thật có lẽ không thiếu. Tuy nhiên, tất cả sự thật về mầu nhiệm nhân vị không chỉ trốn khỏi những tin đồn thất thiệt, nhưng chính cả người liên hệ. Một điều tò mò vốn dễ dàng quan sát là nếu một người đã nhấn mạnh những khía cạnh tiêu cực chết, thì với sự ung dung tột độ họ thay đổi âm điệu và cả những nội dung.

Một vài người tốt lành và hơi chút nhút nhát, đứng trước những loại quyền hành và những người cho là mình biết mọi sự thì luôn ở đó mà cãi lại những gì được nói lên, họ hướng nói lên tất cả những gì mà đối thoại viên thích phản bội sự thật và như thế là cứu vãn nếp sống tĩnh lặng.

Tuy nhiên, đó không phải là những người giả dối, vì trong một bầu khí tin tưởng và trân trọng họ biết nói lên những gì họ nghĩ.

Dầu sao, trong những trường hợp này thì sự thành thật cũng như sự thật cũng không cứu vãn được.

Trong đối thoại trân trọng, “hãy tìm kiếm nó dẫu biết là không bao giờ biết được nó”

Một giả định và một dẫn nhập tốt đẹp cho tri thức về sự thật là sự thành thật, nhưng sự thành thật tự nó thì không đưa tới trọn sự thật. Tất cả chúng ta có kinh nghiệm về những cách thức khác nhau trong mô tả cùng một tình huống. Thí dụ, nếu một người đang ở đó để quan sát một sự biểu lộ phản kháng ngoài đám đông, họ nhìn thấy nó và mô tả nó cách khác với người đang ở trong cuộc hay người thấy nó trong truyền hình.

Trong mô tả những gì đã thấy và đã sống, mỗi người đều thành thật, mỗi người diễn tả sự thật của mình, nhưng bởi không thể biết toàn bộ thực tại của sự biểu lộ, nên không một ai có thể nói hoặc tin là sở hữu được trọn sự thật.

Rồi nếu dựa trên những sự kiện đáng buồn mà thiếu sự thành thật thì có thể dò dẫm cả năm và với những phương tiện giả mạo mà không sao tiếp thâu được sự thật.

Nếu không dễ gì tiếp thâu được toàn bộ sự thật về những gì liên quan đến tri thức về các biến cố, về những gì liên quan đến sự thật gói trọn trong mầu nhiệm nhân vị, vấn đề còn trở thành tế nhị hơn nữa. Ban đầu, việc quan sát thái độ có thể là sự hỗ trợ, nhưng điều làm cho nhất thiết là tạo nên một bầu khí tin tưởng, đón nhận niềm nở, chớ thành kiến để có thể đi vào trong đối thoại và đặt mình trong lắng nghe trân trọng, chú ý, đồng cảm với các nhân vị trực tiếp liên hệ.

Cuối cùng, với sự đăng quan của Đức Thánh Cha Phanxicô, được nhấn mạnh rất nhiều cung cách trân trọng người khác, sự khác biệt về tôn giáo, về chủng tộc, văn hóa, cảnh nghèo, khó khăn thể lý và nhu cầu tiếp cận với từng người như với một đất thánh, “Hãy cởi giầy ra”.

Trong tâm lý nói về đồng cảm, về lắng nghe đồng cảm, tức là của cung cách vốn cống hiến sự chú ý của mình cho một nhân vị khác bằng cách đặt mình về phía những mối bận tâm và tư tưởng cá nhân. Đó là một lắng nghe chứ không phê phán, nhưng nhận thức và tập trung trên sự hiểu biết những tâm tình, những giá trị, những nhu cầu của người khác.

Chỉ như thế mới có thể tiếp thâu được sự thật của người khác, đối chiếu nó với của mình chứ đừng khước từ với tư tưởng của mình, nhưng để thanh luyện và mở rộng nó.

Trong những thời cuối này những dòng người di dân thường tuốn đến, ngoài sự lắng nghe đồng cảm cá nhân, cần thiết bị cả một lắng nghe đồng cảm liên văn hóa và liên tôn.

Chúng ta được lớn lên trong một nền văn hóa vốn cho mình là những người nắm giữ sự thật duy nhất, đã tạo thuận lợi cho một thứ đối lập với những người khác, nhất là về tôn giáo, đã đưa tới sự loại trừ và bạo lực, hơn là tới một mối quan tâm lành mạnh cho những lý lẽ, giá trị và sự thật của nó.

Đạt tới một “sự thật ý thức về những giới hạn và sự sai lầm của mình một cách chính xác nhất thiết là đeo mặt nạ cho sức mạnh của sự thật độc nghĩa, tuyệt đối và loại trừ, còn hơn là sự thật về hệ tư tưởng và đàn áp bạo lực” (Brena, 119).

Cống hiến một lắng nghe đồng cảm cho người khác tôn giáo, văn hóa, độ tuổi không có nghĩa là từ chối căn tính của mình và sự thật cũng không phải là đảm nhận cách vô tư điều của người khác, nhưng đạt tới một đối chiếu hồn nhiên, thiếu những tiên định để mở rộng những chân trời của mình và đi về phía sự thật luôn tròn đầy và như Nicola Cusano nói – tiếp tục để “tìm kiếm nó dẫu biết là không bao giờ biết được nó”.

Triết gia Dòng Tên Gian Luigi Brena, khi suy tư về những triết lý và về văn hóa tây phương, ông đã khẳng định: “Thiếu sự quan tâm tới những lý lẽ của những người khác, trong khi coi những lý lẽ của mình sáng giá cách tuyệt đối cho tất cả.

Sự thật đã thiết định tiên nghiệm từ một tính chủ quan được thống nhất và nhận thức như duy nhất và tuyệt đối, tức là độc nghĩa và loại trừ mọi khái niệm khác.

Cả chủ nghĩa đa diện hậu tân tiến không vượt được đá ngầm của một sự tuyệt đối cách độc chiều đã thiết định chứ không thông hiệp, còn hơn nữa – loại trừ. Trong thể loại độc chiều này về sự thật nó ẩn trú một hình thức và một gốc rễ của bạo lực cả khi loại trừ bạo lực thể lý vốn thêm vào để áp đặt sự thật của mình.

Để tách ly hợp trải nghiệm bạo lực này, sự thật phải trở thành ý thức về tính lịch sử của mình, về những giới hạn và sự có thể sai lầm của mình bằng cách để ngỏ cho sự thật của những người khác và cho đối thoại vốn truyền đạt những khác biệt bằng cách mở ra cho sự tìm kiếm chung về một sự cụ thể phổ quát” gần gũi với Sự Thật.

(Brena Gian Luigi, Dialogo tre civilta’ e secolarizzazione. Per una laicita’ non secolaristica, Messaggero, Padova 2012, trg. 120).

Sr. Maria Rossi FMA

Sr. Caty FMA chuyển ngữ

Nguồn: www.fmavtn.org