Vatican – Trung tín, nhẫn nại và truyền sinh là ba “yếu tố” cho một cuộc hôn nhân Kitô giáo đích thực, hãy giữ trong tâm hồn một kiểu mẫu để noi theo là “ba tình yêu của Chúa Giêsu: đối với Chúa Cha, đối với Mẹ của Ngài và đối với Giáo Hội” . Đây là suy tư của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ Hai 02/06/2014 tại Nhà trọ Thánh Marta. Trước mặt ngài có khoảng 15 cặp vợ chồng kỷ niệm 25, 50 hoặc 60 năm hôn nhân, một cơ hội để ngài nói về tình yêu và bí tích hôn nhân.
Đức Thánh Cha suy niệm dựa trên ba trụ cột hỗ trợ tình yêu vợ chồng: Trung tín, nhẫn nại và truyền sinh. Ngài nói rằng một kiểu mẫu cần noi theo là “ba tình yêu của Chúa Giêsu” dành cho Chúa Cha, Đức Mẹ và Giáo Hội của Ngài. Đức Thánh Cha cho biết tình yêu của Chúa Giêsu dành cho Giáo Hội thật là “cao cả”: “Chúa Giêsu kết hôn với Giáo Hội vì tình yêu”. Giáo Hội “là vị hôn thê của Ngài: xinh đẹp, thánh thiện, mà cũng tội lỗi, nhưng Ngài yêu thương vô cùng”. Và cách Ngài yêu thương Giáo Hội nêu bật “ba đặc điểm” của tình yêu này.
“Đó là một tình yêu trung tín, một tình yêu nhẫn nại, Ngài không ngừng yêu thương Giáo Hội của Ngài! Đó là một tình yêu sinh hoa trái, một tình yêu trung tín! Chúa Giêsu thì trung tín! Trong một bức thư, Thánh Phaolô nói rằng: “Nếu anh em tuyên xưng Chúa Kitô, Ngài sẽ tuyên xưng anh em trước Chúa Cha, nếu anh em chối bỏ Chúa Kitô, Ngài cũng sẽ chối bỏ anh em, nếu anh em không trung tín với Chúa Kitô, Ngài vẫn một lòng trung tín, vì Ngài không thể nào chối bỏ chính mình!’. Lòng trung tín đang trở thành tình yêu của Chúa Giêsu. Và tình yêu của Chúa Kitô trong Giáo Hội của Ngài thì trung tín. Sự trung tín này giống như một ánh sáng chiếu soi hôn nhân. Lòng trung tín của tình yêu. Luôn mãi”.
Luôn trung tín, nhưng cũng không biết mệt mỏi trong nhẫn nại. Cũng giống như tình yêu của Chúa Giêsu dành cho Tân Nương của Ngài. “Đời sống đã kết hôn phải được kiên trì nhẫn nạn, nó phải được nhẫn nại, nếu không tình yêu không thể tiến về phía trước. Nhẫn nại trong tình yêu, trong những lúc tốt đẹp cũng như những lúc khó khăn, khi gặp vấn đề: những vấn đề về con cái, về kinh tế, vấn đề ở chỗ nọ, chỗ kia. Nhưng tình yêu nhẫn nại thúc đẩy tiến về phía trước, luôn cố gắng làm mọi việc để gìn giữ gia đình. Kiên trì nhẫn nại: mỗi sáng thức dậy, người chồng và người vợ đưa gia đình của họ tiến về phía trước”.
Trụ cột thứ ba là “khả năng truyền sinh”, Đức Thánh Cha cho biết tình yêu của Chúa Giêsu “làm cho Giáo Hội sinh thành ra những đứa trẻ mới, được rửa tội, và Giáo Hội phát triển qua khả năng truyền sinh của các cặp vợ chồng”. Cuộc hôn nhân phong nhiêu này đôi khi gặp phải thử thách khi các các trẻ nhỏkhông đến, hoặc bị bệnh. Đức Thánh Cha cho biết để đối diện với những thử thách này, có những cặp vợ chồng“chiêm ngắm Chúa Giêsu với năng quyền truyền sinh mà Ngài có với Giáo Hội“. Mặt khác, “có những điều màChúa Giêsu không thích“, những cuộc hôn nhân không có con cái do chọn lựa.
“Những cuộc hôn nhân không muốn có con cái, hoặc muốn mà không có khả năng sinh thành. Văn hóa này của chục năm trước thuyết phục chúng ta ‘Tốt hơn là không có con! Thế thì tốt hơn! Vì vậy, bạn có thể đi đây đi đó và khám phá thế giới trong kỳ nghỉ, bạn có thể có một biệt thự ở nông thôn, bạn khôngphải lo lắng gì‘… Nhưng có lẽ tốt hơn – thoải mái hơn – khi có một con chó, hai con mèo, và tình yêu của anh chịem dành cho hai con mèo và con chó. Có đúng vậy không? Anh chị em có thấy điều này không? Và cuối cùngcuộc hôn nhân này cũng đến lúc tuổi già cô đơn, với sự cay đắng của sự cô đơn đáng sợ. Nó không sinh thành,không làm những gì Chúa Giêsu làm với Giáo Hội của Người: Ngài làm Giáo Hội nên phong nhiêu“.
Tạ Ân Phúc