Tôn sùng Đức Mẹ – 5 điều quan trọng

244

Tôi yêu mến Đức Mẹ! Tôi nói rồi và tôi vui vì tôi đã làm như vậy!

Là một người Công giáo, tôi rất may mắn được trở thành một thành viên của Giáo Hội thực sự tôn kính và tôn trọng Mẹ của Chúa, cũng là Cứu Chúa của tôi. Phải công nhận rằng, mặc dù tôi là người Công giáo gốc, nhưng lại không luôn cảm thấy như thế. Thật vậy, phần nhiều cuộc đời tôi, tôi đã không hiểu vai trò của Đức Mẹ hoặc không quan tâm đến Đức Mẹ nhiều. Thật là một sai lầm!

Bây giờ, sau vài lời cáo buộc gần đây về việc tôn sùng Đức Mẹ trên trang Facebook của tôi, đã đến lúc tôi bảo vệ Mẹ của tôi. Mặc dù tôi yêu mến Mẹ và muốn bảo vệ danh dự của Mẹ, tôi không có ý định trở nên khó chịu. Thay vào đó, tôi muốn trình bày 5 sự thật về Đức Mẹ. Trước khi kết án người Công giáo tôn kính Đức Maria, xin bạn hãy nhìn kỹ vào những sự thật này. Chúng có cách chọc lỗ trong lý thuyết mà chúng ta quá chú trọng đến Đức Mẹ. Nếu bạn vẫn muốn buộc tội người Công giáo thờ phượng Đức Maria, thì tôi khuyên bạn nên bỏ qua những sự thật này!

  1. THIÊN CHÚA BAN ĐẤNG CỨU ĐỘ QUA MẸ MARIA

Tôi liệt kê cái này trước vì nó rất khó để hạ thấp tầm quan trọng của Đức Maria, đồng thời thừa nhận rằng Đấng Cứu Thế đã chờ đợi từ lâu để đến thế gian bằng cách sinh ra từ một phụ nữ – và phụ nữ đó là Đức Trinh Nữ Maria. Trong tất cả các cách mà Chúa Giêsu có thể đến thế gian, tại sao Đức Maria được tuyển chọn? Nếu Đức Maria quan trọng đối với Thiên Chúa, thì Đức Maria lại không có ý nghĩa gì với chúng ta chăng?

  1. CHÚA GIÊSU LÀM PHÉP LẠ ĐẦU TIÊN THEO ĐỀ NGHỊ CỦA ĐỨC MẸ

Đây là một điều tốt lành khác. Tôi biết, Chúa Giêsu không cần có Đức Maria để biến nước thành rượu ở Cana. Đức Mẹ chỉ tình cờ có mặt hôm đó. Vậy tại sao sau đó Thánh Gioan lại liệt kê Đức Mẹ TRƯỚC TIÊN trong danh sách khách mời đám cưới?

Vào ngày thứ ba, có một đám cưới tại Cana ở Galilê, Mẹ của Chúa Giêsu đã ở đó. Chúa Giêsu cũng được mời đến dự tiệc cưới cùng với các môn đệ của Ngài. (Ga 2:1-2)

Nếu Đức Mẹ không quan trọng trong câu chuyện này, tại sao Đức Mẹ được liệt kê TRƯỚC các tông đồ và TRƯỚC Chúa Giêsu? Thánh sử Gioan không được biết đến với việc chèn thêm các chi tiết ngoại lai. Đức Mẹ được liệt kê đầu tiên vì Thánh Gioan muốn mời gọi độc giả chú ý đến sự hiện diện của Đức Mẹ tại đám cưới.

Nhưng còn lời quở trách thì sao? Bạn biết đấy, cuộc tranh luận mà Chúa Giêsu đã nói với Đức Mẹ về việc không liên quan khi Ngài nói: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến.” (Ga 2:4)

Thứ nhất, Chúa Giêsu là người Do Thái sùng đạo và là người nghiêm túc giữ Mười Điều Răn. Tại sao Ngài lại công khai “chê” Mẹ mình khi vi phạm điều răn thứ tư? Thứ hai, nếu đó là người bị Chúa Giêsu “hạ bệ” thì tại sao Ngài lại đi trước và thực hiện phép lạ biến nước thành rượu? Điều đó chưa kết thúc yêu cầu. Tất nhiên là sẽ kết thúc, nếu Ngài làm Đức Mẹ thất vọng. Khi Đức Mẹ thay mặt đôi tân hôn, Chúa Giêsu biết rằng giờ của Ngài đã đến. Bạn có nghĩ rằng Chúa Giêsu đang cố nói với chúng ta điều gì không? Có thể là Chúa Giêsu đã đợi đến lúc Đức Mẹ yêu cầu, để cho chúng ta thấy sức mạnh can thiệp của Đức Mẹ chăng? Thánh Gioan không giải thích lý do liệt kê Đức Mẹ đầu tiên trong số các khách sao?

  1. CHÚA GIÊSU TÍN GIAO ĐỨC MẸ CHO TÔNG ĐỒ GIOAN

Khi chịu khổ nạn và chết trên Thập Giá, Chúa Giêsu nói lời trăn trối yêu thương sâu sắc: Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh.” (Ga 19:26-27a)

Cố gắng thốt nên lời khi bị treo trên Thập Giá, Chúa Giêsu có nói những lời này nếu chúng vô nghĩa? Ngài có thể nói nhỏ được không? Rõ ràng có lý do để Chúa của chúng ta đã làm những gì Ngài đã làm. Giáo Hội luôn tin rằng Gioan đại diện cho mỗi thành viên trong Giáo Hội, và từ lúc đó, Đức Mẹ trở thành Người Mẹ thiêng liêng của chúng ta. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng hôm đó Gioan đã chấp nhận món quà của Chúa Giêsu và “đưa Đức Mẹ về nhà của mình.” (Ga 19:27b) Chúng ta có thể làm như vậy chăng?

  1. CÁC ÂN SỦNG ĐẦU TIÊN CỦA CHÚA GIÊSU ĐƯỢC TRAO BAN CHO ĐỨC MẸ

Điều này thường bị bỏ qua vì người ta cho rằng Đức Mẹ không quan trọng… Nhưng điều đó trích từ Kinh Thánh. Sau khi nhận lời làm Mẹ của Đấng Cứu Thế, Đức Mẹ đã “vội vã” đi thăm người chị họ là bà Êlisabét. Tại sao? Bởi vì bà không quan trọng sao? Các ân sủng đó không thể được trao ban bằng cách khác sao? Không tin ư? Hãy nghe bà Êlisabét reo mừng: “Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.” (Lc 1:44-45)

Thật khó để phủ nhận rằng sự hiện của Đức Mẹ sự hiện diện và tiếng nói của Đức Mẹ trong việc chia sẻ ân sủng cho bà Êlisabét là điều quan trọng. Có phải các ân sủng bắt nguồn từ Đức Mẹ? Không, ân sủng đến từ Chúa Giêsu. Tuy nhiên, Ngài đã chọn để Đức Mẹ để thực hiện cuộc hành trình và sử dụng lời nói của Đức Mẹ để ban ơn. Tại sao? Bởi vì Ngài muốn chúng ta nhận ra tầm quan trọng của Đức Mẹ.

  1. CHÚA GIÊSU LÀ ĐẤNG TRUNG GIAN DUY NHẤT GIỮA THIÊN CHÚA VÀ NHÂN LOẠI

Làm sao điều này giúp ủng hộ vị thế Công giáo? Đây là lý do người Công giáo chúng ta hoàn toàn sai lầm, phải không? Xin lỗi, nếu tôi làm vỡ trái bong bóng của bất cứ ai, nhưng người Công giáo tuyệt đối tin rằng Chúa Giêsu Kitô là người trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người. Giáo lý Công giáo nêu rõ niềm tin này: “Cầu thay nguyện giúp là lời cầu xin hướng chúng ta biết cầu nguyện như Chúa Giêsu đã làm. Ngài là người cầu cùng Chúa Cha thay cho tất cả mọi người, nhất là những người tội lỗi.” (GLCG 2634)

Giáo huấn này của Giáo Hội Công giáo được Kinh Thánh ủng hộ: “chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người: đó là một con người, Đức Kitô Giêsu, Đấng đã tự hiến làm giá chuộc mọi người.” (1 Tm 2:5-6)

Mặc dù Đức Giêsu Kitô là người trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người, nhưng điều đó không ngăn cản người khác (kể cả Đức Mẹ) tham gia vào một cuộc hòa giải cấp thấp – hoặc sự can thiệp. Rõ ràng Thánh Phaolô, người đã tuyên bố trên đây, đã nhận thức được thực tế đó vì ông đã nhiều lần kêu gọi chúng ta cầu nguyện cho nhau. (x. Rm 1: 9; 1 Tx 5:25, 1 Tm 2:1) Giáo lý đề cập dạng can thiệp này như là cách tham gia vào sự can thiệp của Đức Kitô (GLCG 2635) và được đưa vào thực hành mỗi khi chúng ta cầu nguyện cho nhau. Cầu xin Đức Mẹ can thiệp cho chúng ta không chiếm mất vai trò của Chúa Giêsu, Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người.

Mặc dù tôi không ngây ngây ngô đủ để nghĩ rằng việc liệt kê 5 sự thật này sẽ khiến tôi miễn nhiễm với những lời cáo buộc khác về việc tôn sùng Đức Mẹ, tôi nghĩ rằng chúng sẽ có tác dụng nếu nhìn với tâm trí cởi mở. Kinh Thánh không nói nhiều về Maria, nhưng nói rất mạnh mẽ. Các thần học gia đã dành 2.000 năm qua để nghiên cứu về sự xuất hiện của Đức Mẹ trong Kinh Thánh và sẽ tiếp tục làm như vậy. Chúng ta có thể học hỏi nhiều bằng cách nghiên cứu vai trò của Đức Mẹ như được ghi lại trong Kinh Thánh. Nếu ai muốn cáo buộc tôi là người tôn kính Đức Mẹ, thì tôi yêu cầu người đó xem lại 5 yếu tố trên đây. Nếu họ vẫn muốn cáo buộc, họ cần phải bỏ qua những tuyên bố thực tế này, vì chấp nhận chúng sẽ làm giảm uy tín của họ một cách nghiêm trọng!

GARY ZIMAK

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)