THÁNH CA Tính chuyên môn về âm nhạc trong Giáo hội

Tính chuyên môn về âm nhạc trong Giáo hội

Aurelio Porfiri
Như chúng ta đã biết, trong những thập kỷ gần đây tính chuyên môn trong nền âm nhạc của Giáo hội thực tế đã bị phá hủy như thế nào. Đây là một vấn đề thậm chí đã được thấy trước ở thế kỷ 19. Thừa lệnh Đức Grêgôriô XVI, nhạc sĩ Gaspare Spontini đưa ra những đề xuất cải cách thánh nhạc, đồng thời lên án chất lượng thấp kém trong việc sử dụng âm nhạc trong các nhà thờ, qua những người không được chuẩn bị tốt cho thánh nhạc. Vậy nên trong thế kỷ 19, người ta phải tham gia cuộc thi để gia nhập vào cái gọi là “nghề âm nhạc Rôma”.
Nếu vấn đề này được cảm nhận ngay cả trong quá khứ, sau Công đồng, thì đặc biệt ở các quốc gia Kitô giáo cổ đại, nó đã trở điêu tàn. Thánh nhạc được đặt trên bàn thờ hy tế gần như bị loại ra khỏi các nhà thờ của chúng ta. Thực vậy, những gì chúng ta thường được nghe không phải là thánh nhạc mà là tàn dư của âm nhạc thương mại mà chúng ta không ngại dâng lên Thiên Chúa như thể Ngài không phải là Đấng Tạo Hóa của mọi loài.
Thánh nhạc được phép sử dụng trong các nhà thờ của chúng ta giúp chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa là ai đối với chúng ta và tầm quan trọng của nó trong cuộc sống của chúng ta hôm nay như thế nào.
Chính vì vậy các nhạc công của Giáo hội phải là người chuyên nghiệp thực sự, phải do những người biết âm nhạc đảm nhận. Tôi không đặt vấn đề về trình độ học vấn ở đây nhưng bất kỳ ai sáng tác, hát, chỉ huy hoặc đệm đàn cho phụng vụ đều phải có khả năng thực hiện nhiệm vụ này, bằng học thuật hoặc các loại hình nghiên cứu khác. Thật là chính đáng khi Giáo hội, cộng đoàn kitô hữu, nâng đỡ những người đang giúp mọi người vươn lên cùng Chúa.
G. Võ Tá Hoàng

In lode del professionalismo musicale in chiesa

Exit mobile version