Tìm hiểu Thánh Tâm Chúa Giêsu
Khách thể đặc biệt của lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa
Bản chất của vấn đề này phức tạp và thường trở nên nhiêu khê hơn vì những khó khăn nảy sinh từ thuật ngữ. Bỏ qua những thuật ngữ mang tính kỹ thuật quá, chúng ta sẽ tìm hiểu chính các ý tưởng, và chúng ta có thể sớm tìm ra ý nghĩa, sẽ tốt để ghi nhớ ý nghĩa và dùng chữ “trái tim” trong ngôn ngữ hiện hành.
(a) Trước hết, chữ “trái tim” gợi ý tưởng về một trái tim vật chất, một cơ phận chính đập nhịp trong lồng ngực, và chúng ta nhận thấy nó liên kết không chỉ với thể lý, mà còn với cảm xúc và đời sống luân lý. Trái tim bằng thịt này được chấp nhận là biểu tượn của cảm xúc và đời sống luân lý, do đó mà chữ “trái tim” có trong ngôn ngữ hình tượng, “trái tim” cũng chỉ định những thứ được hình tượng hóa là trái tim. Chẳng hạn, cách diễn tả “mở lòng”, “trao tặng trái tim”, v.v… Có thể biểu tượng đó không còn ý nghĩa vật chất. Như vậy, trong ngôn ngữ, chữ tâm hồn cũng không còn chỉ mang ý nghĩa về hơi thở, và chữ “trái tim” làm chúng ta nghĩ tới sự can đảm và yêu thương. Nhưng có thể đây là cách nói hoặc phép ẩn dụ chứ không hẳn là biểu tượng. Biểu tưởng là dấu hiệu thật, do đó mà phép ẩn dụ chỉ là dấu hiệu bằng lời nói; biểu tượng là cái thể hiện một cái khác, nhưng phép ẩn dụ là chữ dùng để chỉ định cái gì đó khác với nghĩa riêng của nó. Cuối cùng, trong ngôn ngữ, chúng ta luôn chuyển một phần thành tổng thể, và bằng cách nói tự nhiên, chúng ta dùng chữ “trái tim” để chỉ định một con người. Các ý tưởng này sẽ giúp chúng ta xác định khách thể của lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa.
(b) Vấn đề nằm giữa ý nghĩa vật chất, ẩn dụ và biểu tượng của chữ “trái tim”; khách thể của lòng sùng kính này là trái tim bằng thịt, hoặc Tình yêu của Chúa Kitô được ẩn dụ hóa bằng chữ “trái tim”; hoặc trái tim bằng thịt, nhưng là biểu tượng của đời sống tình cảm và luân lý của Chúa Giêsu, và nhất là Tình yêu của Ngài dành cho chúng ta. Chúng ta nói rằng sự tôn thờ trái tim bằng thịt là đúng, vì đó là biểu tượng và nhắc nhớ đến Tình yêu của Chúa Giêsu, đời sống tình cảm và luân lý của Ngài. Như vậy, dù trực tiếp với trái tim vật chất, nhưng không dừng lại ở đó: bao gồm tình yêu, khách thể chính, nhưng chỉ đạt đến và qua trái tim bằng thịt, dấu hiệu và biểu tượng của tình yêu. Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, phần quan trọng nhất của Thánh Thể Chúa, kông là lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu như được hiểu và được chấp thuận bởi Giáo hội, và cách tương tự cũng được nói về lòng sùng kính Tình yêu của Chúa Giêsu như tách khỏi trái tim bằng thị của Ngài, hoặc nối kết không bằng hệ lụy nào khác hệ lụy của chữ theo nghĩa ẩn dụ. Do đó, trong lòng sùng kính này có hai yếu tố: yếu tố nhận biết và yếu tố tinh thần, trái tim bằng thịt biểu hiện và nhắc nhớ tới yếu tố tinh thần. Nhưng hai yếu tố này không hình thành hai khách thể riêng biệt, cơ thể và linh hồn cũng vậy. Do đó hai yếu tố đó là cần thiết cho lòng sùng kính này vì cơ thể và linh hồn là cần thiết đối với con người. Hai yếu tố này tạo nên một tổng thể, yếu tố chính là tình yêu, nguyên nhân của lòng sùng kính và lý do hiện hữu là linh hồn, đó là yếu tố chính trong con người. Do đó, lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu có thể được xác định là lòng sùng kính Trái Tim Chúa Giêsu tới mức mà trái tim này biểu hiện và nhắc nhớ tới Tình yêu của Ngài, hoặc lòng sùng kính Tình yêu của Đức Giêsu Kitô, vì tình yêu này được nhớ lại và bày tỏ với chúng ta qua trái tim bằng thịt của Ngài.
(c) Do đó, lòng sùng kính hoàn toàn dựa vào biểu tượng của trái tim. Chính biểu tượng này truyền đạt ý nghĩa và tính duy nhất, và biểu tượng này được hoàn tất bằng sự biểu hiện của trái tim bị thương tích. Vì Thánh Tâm Chúa Giêsu bày tỏ cho chúng ta bằng dấu hiệu của Tình yêu của Ngài, vết thương ở Trái Tim hửu hình của Chúa Giêsu sẽ nhắc nhớ về vết thương vô hình của Tình yêu này. Biểu tượng này cũng giải thích rằng lòng sùng kính này, mặc dù dành cho Thánh Tâm Chúa Giêsu một vị trí cần thiết, vẫn là nhỏ bé do liên quan với khoa giải phẫu trái tim hoặc khoa sinh học. Nhưng, trong hình ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu, cách diễn tả biểu tượng này phải trổi vượt hơn mọi thứ, độ chính xác về giải phẫu học không được xem xét; nó có thể làm tổn thương lòng sùng kính bằng cách đưa ra biểu tượng ít hiển nhiên hơn. Rất đúng khi nói trái tim là biểu tượng được phân biệt với trái tim theo giải phẫu học: Tính phù hợp của hình ảnh có lợi cho cách diễn tả của tư tưởng này. Trái tim hữu hình cần thiết đối với hình ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu, nhưng trái tim hữu hình này phải là một trái tim biểu tượng. Cách quan sát tương tự về sinh học, trong đó lòng sùng kính này không thể hoàn toàn vô tư, vì trái tim bằng thịt được tôn thờ để biết Tình yêu của Chúa Giêsu ở đó, là Thánh Tâm Chúa Giêsu, là trái tim sống động thực sự, đã yêu thương và đau khổ; như chúng ta cảm nhận, Trái Tim đó đã chia sẻ đời sống tình cảm và luân lý của Ngài; tuy nhiên, như chúng ta biết, Trái Tim đó thô sơ về các hoạt động của đời sống con người, có một phần như thế trong các hoạt động thuộc đời sống của Ngài. Nhưng sự mặc khải về tình yêu của Đức Kitô không là dấu hiệu thuần túy bình thường, như trong mối tương quan của từ ngữ đối với một vật, hoặc của lá cờ đối với ý tưởng của một quốc gia; Trái Tim vẫn liên kết với đời sống của các việc tốt lành và yêu thương. Tuy nhiên, Trái Tm đó đủ đối với lòng sùng kính mà chúng ta biết và cảm nghiệm được sự kết hiệp thân mật này. Chúng ta không có gì để do with physiology của Thánh Tâm Chúa hoặc xác định các chức năng chính xác của trái tim trong đời sống hằng ngày. Chúng ta biết rằng biểu tượng của trái tim là biểu tượng dựa trên thực tế và nó cấu thành khách thể đặc biệt của lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, lòng sùng kính này không có nguy cơ sai lầm.
(d) Trên tất cả, trái tim là là biểu tượng của tình yêu, và qua đặc tính này, lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu là điều tự nhiên. Tuy nhiên, hướng tới Trái Tim yêu thương của Chúa Giêsu thì sẽ gặp điều mà Chúa Giêsu liên kết với tình yêu này. Tình yêu này không là không là lý do Đức Kitô thực hiện và chịu đau khổ? Không là nội tại của Ngài, thậm chí còn hơn là ngoại tại của Ngài, đời sống ảnh hưởng tình yêu này? Mặt khác, lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa, được hướng tới Trái Tim sống động của Chúa Giêsu, như vậy đã trở thành quen thuộc với toàn bộ đời sống nội tâm của Thầy Chí Thánh, với các nhân đức và tình cảm của Ngài, với tình yêu vô biên của Chúa Giêsu. Từ đó, sự mở rộng đầu tiên của lòng sùng kính này bắt nguồn từ Trái Tim yêu thương tới sự hiểu biết thân mật của Chúa Giêsu, tới tình cảm và nhân đức của Ngài, tới cảm xúc và đời sống luân lý của Ngài; từ Trái Tim yêu thương tới cách thể hiện yêu thương của tình yêu này. Vẫn có cách mở rộng khác, dù cùng ý nghĩa, được làm theo cách khác, bằng cách chuyển từ Trái Tim tới Ngôi vị, như chúng ta thấy, cách này rất tự nhiên. Khi nói về trái tim to lớn, chúng ta ám chỉ ngôi vị, như khi chúng ta nói tới Thánh Tâm Chúa Giêsu. Tuy nhiên, vì cả hai đều đồng nghĩa, nhưng khi chữ trái tim thường được nói tới con người, vì một con người như vậy được coi là liên quan cảm xúc và đời sống luân lý. Như vậy, khi chúng ta nói tới Chúa Giêsu là Thánh Tâm Chúa, chúng ta có ý nói rằng khi Chúa Giêsu bày tỏ Thánh tâm Ngài, Chúa Giêsu yêu thương và đáng yêu. Chúa Giêsu hoàn toàn được “tóm lược” trong Thánh Tâm Ngài như trong chính Ngài.
(e) Trong chính lòng sùng kính Chúa Giêsu, người ta không thể không thấy Tình yêu Ngài bị khước từ. Tc luôn “than thở” trong Kinh thánh, và các thánh cũng luôn nghe biết những lời than của tình-yêu-không-được-đáp-lại. Một trong các lĩnh vực chính của lòng sùng kính này là cân nhắc Tình yêu của Chúa Giêsu, vì chúng ta đã coi thường và làm ngơ tình-yêu-Ngài-dành-cho-chúng-ta. Chính Ngài đã mặc khải tình yêu này khi Ngài than thở với Thánh Margaritta Maria Alacoque (1647-1690).
(f) Tình yêu này được thể hiện mọi nơi trong Chúa Giêsu và trong cuộc đời Ngài, tình yêu đó có thể giải thích về Ngài bằng những lời nói và hành động của Ngài. Do đó, tình yêu này chiếu sáng hơn trong các mầu nhiệm sinh ra cho chúng ta, trong đó Chúa Giêsu sinh ra nhiều điều tốt và hoàn tất trong tặng phẩm là chính Ngài qua việc nhập thể, cuộc khổ nạn, và bí tích Thánh Thể. Hơn nữa, các mầu nhiệm này có vị trí trong lòng sùng kính này, ở bất kỳ nơi nào chúng ta tìm kiếm Chúa Giêsu và các dấu hiệu yêu thương của Ngài thì chúng ta đều tìm thấy ở một mức độ rộng lớn hơn trong các hành động vĩ đại của Ngài.
(g) Chúng ta biết rằng lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đấng là biểu tượng của tình yêu, có trong tình yêu của Ngài dành cho nhân loại. Điều này rõ ràng, vì điều này có trong tình yêu của Ngài dành cho nhân loại, Thánh Tâm Ngài đã quá yêu chúng ta, như Ngài đã mặc khải cho Thánh Margaritta Maria Alacoque.
(h) Cuối cùng, vấn đề là tình yêu đó thể hiện qua lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Ngài yêu chúng ta với tư cách một con người và yêu chúng ta với tư cách Thiên Chúa, đó là lòng thương xót bao la của Ngài. Chắc chắn đó là tình yêu của Thiên-Chúa-làm-người, tình yêu của Ngôi-Lời-nhập-thể. Tuy nhiên, đó không là những con người sùng mộ nghĩ về việc tách rời 2 tình yêu này như họ đã tách rời 2 bản tính trong Chúa Giêsu. Ngoài ra, mặc dù chúng ta có thể muốn giải quyết phần này của vấn đề bằng mọi cách, chúng ta có thể thấy rằng các ý kiến của các tác giả đều khác nhau. Một số người cho rằng Trái Tim bằng thịt chỉ được liên kết với tình yêu nhân loại, họ cho rằng đó không là biểu tượng của Tình yêu Thiên Chúa. Hơn nữa, không riêng ngôi vị của Chúa Giêsu, do đó, Tình yêu Thiên Chúa không là khách thể trực tiếp của lòng sùng kính này. Một số khác cho rằng Tình yêu Thiên Chúa khác với Ngôi-Lời-nhập-thể không là khách thể của lòng sùng kính này, họ tin như vậy khi coi là tình yêu của Ngôi-Lời-nhập-thể, và họ không hiểu tại sao tình yêu này cũng không thể được biểu tượng là Trái Tim bằng thịt, hoặc tại sao lòng sùng kính này chỉ nên hạn chế là tình yêu sáng tạo.
Nền tảng lòng sùng kính Thánh Tâm
Vấn đề này có thể được cân nhắc theo 3 phương diện: lịch sử, thần học và khoa học.
1. Nền tảng lịch sử. Khi chấp thuận lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Giáo hội không tin thị kiến của Thánh Margaritta Maria Alacoque, coi đó là trừu tượng và kiểm tra chính lòng sùng kính này. Thị kiến của Thánh Margaritta Maria Alacoque có thể sai, nhưng lòng sùng kính này thì không sai, do đó xứng đáng và vững chắc. Tuy nhiên, sự thật là lòng sùng kính này được truyền bá chủ yếu do ảnh hưởng phong trào bắt đầu từ Paray-le-Monial; và trước khi được phong chân phước, thị kiến của nữ tu Margaritta Maria Alacoque đã được Giáo hội kiểm tra kỹ lưỡng, phán đoán những trường hợp như vậy không liên quan tính không sai lầm của bà nhưng chỉ ngụ ý tính chắc chắn con người đủ để bảo đảm tính tất nhiên của lời nói và hành động.
2. Nền tảng thần học. Thánh Tâm Chúa Giêsu, cũng như những thứ khác thuộc Ngôi vị của Ngài, xứng đáng để chúng ta tôn thờ, nhưng điều này không như vậy nếu Ngôi vị đó được coi là tách biệt và không liên kết với Ngôi vị này. Tuy nhiên, trong “Auctorem Fidei” (1) năm 1794, ĐGH Piô VI đã xác nhận lòng sùng kính này trong phương diện này để bác bỏ các lời vu khống của tà thuyết Jansen (2). Mặc dù sự tôn thờ này dành cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, mở rộng vượt ngoài trái tim bằng thịt, hướng tới tình yêu mà Trái Tim này là biểu tượng sống động và có ý nghĩa. Về điểm này, lòng sùng kính không đòi buộc sự biện hộ, vì điều đó thuộc về Ngôi vị của Chúa Giêsu được hướng tới, nhưng đối với Ngôi vị không thể tách biệt khỏi thiên tính của Ngài. Chúa Giêsu thể hiện sống động điều tốt lành của Thiên Chúa, của Tình Phụ tử yêu thương vô hạn, là khách thể của lòng sùng kính Thánh Tâm, vì Ngài thực sự là khách thể của Kitô giáo. Cái khó là sự hiệp nhất của trái tim và tình yêu, trong mối tương quan mà lòng sùng kính giữa điều này và điều kia.
3. Nền tảng triết học và khoa học. Về phương diện này cũng có sự không kiên định giữa các thần học gia, không coi là nền tảng của mọi vật mà về vấn đề giải thích. Đôi khi họ nói như thể trái tim là cơ phận của tình yêu, nhưng điểm này không có nền tảng về lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, đủ để nói rằng trái tim là biểu tượng của tình yêu, và đối với nền tảng của biểu tượng, sự-nối-kết-thực-tế hiện hữu giữa trái tim và các cảm xúc. Ngày nay, biểu tượng của trái tim là một thực tế và mọi người đều cảm thấy trong trái tim có một loại tiếng vang của tình cảm. Nghiên cứu sinh lý về tiếng vọng này có thể rất thú vị, nhưng không cần đối với lòng sùng kính, vì nền tảng của lòng sùng kính là sự kiện đã được kiểm chứng bằng kinh nghiệm hằng ngày, sự thật mà nghiên cứu sinh lý xác định các tình trạng, nhưng không đòi hỏi nghiên cứu này hoặc bất kỳ sự hiểu biết đặc biệt nào với chủ thể của nó.
Hành động riêng của lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu
Hành động này được đòi hỏi bởi chính khách thể của lòng sùng kính, vì lòng sùng kính tình yêu của Chúa Giêsu đối với chúng ta nên là lòng sùng kính nổi trội về tình yêu đối với Chúa Giêsu. Lòng sùng kính này được thể hiện bằng việc đáp lại tình yêu; mục đích của lòng sùng kính này là yêu mến Chúa Giêsu, Đấng yêu thương chúng ta vô cùng, để tình yêu đáp lại tình yêu. Tuy nhiên, tình yêu của Chúa Giêsu thể hiện với linh hồn đạo đức là tình yêu bị coi thường, nhất là qua Bí tích Thánh Thể, tình yêu này đươc diễn tả trong lòng sùng kính này có tính đền đáp, và do đó có sự quan trọng của việc đền tội, rước lễ để đền tội, và chia sẻ đau khổ của Chúa Giêsu. Nhưng không gì có thể làm kiệt quệ sự phong phú của lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Tình yêu là sự ấp ủ linh hồn, càng hiểu biết tình yêu thì càng gắn bó với Chúa Giêsu, kết hiệp mật thiết vớ Ngài, với Thánh Tâm Ngài.
Ý tưởng lịch sử về việc phát triển lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu
1. Từ thời Thánh Gioan và Thánh Phaolô, trong Giáo hội cũng đã có những cách sùng kính như lòng sùng kính Tình Yêu của Thiên Chúa, Đấng đã yêu thế gian đến nỗi trao ban chính Con Một của Ngài, và chính Chúa Giêsu cũng yêu thương chúng ta đến nỗi hiến thân vì chúng ta. Nhưng, nói một cách chính xác, đây không là lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, vì không có lòng kính trọng Thánh Tâm Chúa Giêsu như biểu tượng của Tình yêu của Ngài dành cho chúng ta. Từ các thế kỷ đầu, phù ợp với gương của của Thánh sử, cạnh sườn của Đức Kitô và mầu nhiệm Máu và Nước đã được suy niệm, và Giáo hội chiêm ngưỡng những gì chảy ra từ cạnh sườn của Chúa Giêsu, như bà Êva được tạo nên từ xương sườn của ông Adam. Nhưng trong 10 thế kỷ đầu không có gì chứng tỏ điều đó, không có sự tôn thờ nào dành cho Trái Tim bị thương tích ấy.
2. Thế kỷ XI và XII, chúng ta thấy có những cách chứng tỏ lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Vết thương ở Trái Tim dần dần được đạt tới, và vết thương đó là biểu tượng của tình yêu. Đó là trong không khí nhiệt thành của Dòng Biển Đức hoặc Dòng Xitô, theo tư tưởng của Thánh Anselmô hoặc Thánh Bênađô, rằng lòng sùng kính này tăng lên, dù không thể xác định các văn bản hoặc những người sùng kính đầu tiên. Theo Thánh Gertrude, Thánh Mechtilde, và tác giả bản “Vitis mystica” (Cây nho Thần bí) đã nổi danh, chúng ta không thể chắc chắn xác định ai đã có công soạn “Vitis mystica”. Cho tới thời gian gần đây, lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu đã được quy cho Thánh Bênađô, nhưng cũng có thể quy cho Thánh Bônaventura (“S. Bonaventura opera omnia”, 1898, VIII, LIII sq.). Nhưng, có thể vậy, nó gồm một trong những đoạn ahy đã từng truyền cảm hứng lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, thích hợp để Giáo hội có những bài học về kinh đêm của ngày lễ. Đối với Thánh Mechtilde (qua đời năm 1298) và Thánh Gertrude (qua đời năm 1302), đó là lòng sùng kính tương tự đã được chuyển thành nhiều lời nguyện và cách sử dụng. Điều đáng quan tâm là thị kiến của Thánh Gertrude vào chính ngày lễ Thánh Gioan Tông đồ, vì điều đó đã hình thành lịch sử của lòng sùng kính này. Được tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu, bà đã nghe nhịp đập của Thánh Tâm Chúa Giêsu và hỏi Thánh Gioan rằng trong Bữa Tiệc Ly, ngài cũng nghe những nhịp đập kỳ diệu như vậy mà sao ngài không nói gì. Thánh Gioan trả lời rằng mặc khải này đã được giữ cho các hậu duệ, khi mà thế giới trở nên nguội lạnh, họ cần nhen nhóm lại tình yêu này (Legatus divinae pietatis, IV, 305; Revelationes Gertrudianae, ed. Poitiers and Paris, 1877).
3. Từ thế kỷ XIII tới XVI, lòng sùng kính này được truyền bá nhưng vẫn không phát triển nhiều. Khắp nơi được thực hành bởi các linh hồn được đặn ân, các thánh và các dòng tu như Dòng Phanxicô, Dòng Đa Minh, Dòng Carthusians, v.v… có nhiều tấm gương về lòng sùng kính này. Vì thế, đó là lòng sùng kính riêng của các dòng thần bí này. Không có gì khởi đầu, chỉ có viêc truyền bá lòng sùng kính Năm Dấu Thánh, trong đó Dấu Thánh ở Thánh Tâm được lưu ý nhất, và để xúc tiến điều đó, Dòng Phanxicô đã nỗ lực nhiều.
4. Khoảng thế kỷ XVII, lòng sùng kính tiếp tục phát triển và chuyển từ lĩnh vực thần bí sang lĩnh vực khổ hạnh Kitô giáo. Điều đó cấu thành một lòng sùng kính khách quan bằng những lời cầu nguyện được soạn sẵn và các cách thực hiện đặc biệt mà giá trị và cách thực hành đó được ca tụng. Chúng ta biết điều này nhờ các văn bản của các “sư phụ” về đời sống tâm linh là Lanspergius đạo hạnh (qua đời năm 1539), Dòng Carthusians ở Cologne, tu sĩ đạo hạnh Louis Blois (Blosius, 1566), Dòng Biển Đức, và Tu viện trưởng Liessies ở Hainaut. Có thể kể cả Chân phước Gioan Avila (qua đời năm 1569) và Thánh Phanxicô Salê, thế kỷ XVII.
5. Từ đó, mọi thứ cho thấy rõ lòng sùng kính này. Các tác giả khổ hạnh nói về điều đó, nhất là các tác giả Dòng Tên như Alvarez de Paz, Luis de la Puente, Saint-Jure, và Nouet, vẫn có những thỏa thuận đặc biệt về vấn đề này như tác phẩm nhỏ “Meta Cordium, Cor Jesu” của LM Druzbicki (qua đời năm 1662). Trong số các nhà thần bí và các linh hồn đạo đức tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu có Thánh Francis Borgia, Chân phước Phêrô Canisiô, Thánh Aloysiô Gonzaga, và Thánh Anphong Rodriguez, Dòng Tên; kể cả Tôi tớ Chúa Marina de Escobar (qua đời năm 1633), ở Tây Ban Nha; Bậc đáng kính Madeleine Thánh Giuse và Tôi tớ Chúa Margaritta Thánh thể, Dòng Cát Minh, Pháp quốc; Jeanne de S. Mathieu Deleloe (qua đời năm 1660), Dòng Biển Đức, Bỉ quốc; Armelle ở Vannes (qua đời năm 1671); thậm chí cả những người theo thuyết Jansen hoặc các trung tâm thế giới, Marie de Valernod (qua đời năm 1654) và Angélique Arnauld; M. Boudon, giám mục phó ở Evreux, Linh mục Huby, tông đồ ẩn dật ở Brittany, và đặc biệt là Bậc đáng kính Maria Nhập Thể (qua đời tại Quebec năm 1672). Trực giác của Thánh Phanxicô Salê, các bài suy niệm của Mẹ Huillier (qua đời năm 1655), các thị kiến của Mẹ Anne-Marguerite Clément (qua đời năm 1661), và của nữ tu Jeanne-Bénigne Gojos (qua đời năm 1692) là những cái khởi đầu. Linh ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu có ở khắp nơi, đó là nhờ lòng sùng kính của Dòng Phanxicô đối với Năm Dấu Thánh và thói quen tốt lành của Dòng Tên thường đặt linh ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu trên các cuốn sách và trên tường nhà nguyện.
6. Tuy nhiên, lòng sùng kính này vẫn là riêng tư cá nhân. Thánh LM Gioan Eudes (1602-1680) đã công khai hóa để tôn kính bằng một Thánh lễ. LM Eudes là tông đồ của Trái Tim Đức Mẹ, nhưng việc ngài tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm có cả Thánh Tâm Chúa Giêsu. Dần dần lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu trở nên lòng sùng kính riêng biệt, và ngày 31-8-1670, lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu lần đầu tiên được cử hành trọng thể tại Đại chủng viện Rennes. Theo sau là ở Coutances vào ngày 20-10, vì thế ngày này có liên quan lễ Thánh Eudes. Lễ này mau chóng lan rộng tới các giáo phận khác, và lòng sùng kính này cũng xuất hiện tại nhiều dòng tu. Đây đó cũng bắt đầu có lòng sùng kính này, khởi đầu từ Paray.
7. Chính Thánh Margaritta Maria Alacoque, một nữ tu khiêm nhường của Dòng Thăm Viếng ở Paray-le-Monial, đã được Chúa Giêsu chọn để mặc khải những mong muốn của Thánh Tâm Ngài và giao nhiệm vụ phổ biến cách sống mới đối với lòng sùng kính này. Không có gì cho biết rõ rằng nữ tu đạo hạnh này đã biết lòng sùng kính này trước những lần được mặc khải, hoặc là bà đã chú ý tới điều đó. Các mặc khải này nhiều lắm, và những lần hiện ra tiếp theo rất đáng chú ý: Chúa Giêsu hiện ra vào ngày lễ Thánh Gioan, khi Ngài cho phép nữ tu Margaritta Maria Alacoque, như Ngài đã cho phép Thánh Gertrude, được tựa đầu vào ngực Ngài, được nghe những nhịp đập yêu thương của Ngài, được biết Ngài muốn bày tỏ lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa cho toàn nhân loại và loan truyền lòng nhân lành của Chúa. Ngài bày tỏ cho bà điều này vào ngày 27-12, có thể là năm 1673. Ngài hiện ra với lòng yêu thương và yêu cầu tôn sùng tình yêu cứu chuộc (expiatory love) – rước lễ thường xuyên, rước lễ vào ngày Thứ Sáu Đầu Tháng, và làm Giờ Thánh (có thể là tháng 6 hoặc tháng 7-1674); đó là lần hiện ra quan trọng xảy ra trong tuần bát nhật lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu (Corpus Christi) năm 1675, có thể vào ngày 16 tháng 6, khi Chúa Giêsu nói: “Hãy ngắm nhìn Thánh Tâm Ta yêu thương nhân loại biết bao… Nhưng thay vì được biết ơn, Ta chỉ nhận được sự vô ơn…”. Ngài yêu cầu bà vận động thành lập lễ kính Thánh Tâm vào Thứ Sáu sau lễ kính Mình Máu Thánh, và nói bà cho LM Colombière biết, lúc đó LM Colombière là bề trên Dòng Tên tại Paray.
Cuối cùng, lòng sùng kính này là trách nhiệm loan truyền của Dòng Thăm Viếng và các linh mục Dòng Tên. Vài ngày sau lần hiện ra quan trọng đó, tháng 6-1675, nữ tu Margaritta Maria Alacoque đã nói với LM Colombière, và điều này được nhận biết là tinh thần của Chúa, LM Colombière đã tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, hướng dẫn nữ tu Margaritta Maria Alacoque viết lại việc thị kiến, được dùng ở Pháp quốc và Anh quốc. Khi LM Colombière qua đời, 15-1-1682, người ta phát hiện bản chép tay mà ngài đã yêu cầu nữ tu Margaritta Maria Alacoque viết, cùng với vài nhận xét về lợi ích của lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Bản giải thích lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu được xuất bản tại Lyons năm 1684. Cuốn sách nhỏ này được đọc nhiều, ngay cả ở Paray, dù vẫn có sự lầm lẫn về Thánh Margaritta Maria Alacoque, người đã có công truyền bá lòng sùng kính này. Moulins với Mẹ de Soudeilles, Dijon với Mẹ de Saumaise và nữ tu Joly, Semur với Mẹ Greyfié, và thậm chí ở Paray, đã phản đối nhưng rồi lại hòa nhập. Ngoài các tu sĩ Dòng Thăm Viếng, các linh mục, các tu sĩ, và giáo dân đã tán thành, đặc biệt là một tu sĩ Dòng Phanxicô, hai tu sĩ Dòng Thánh Margaritta Alacoque, và một số tu sĩ Dòng Tên, các linh mục Croiset và Gallifet, đã hành động nhiều vì lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.
8. Sau khi Thánh Margaritta Maria Alacoque qua đời ngày 17-10-1690, lòng nhiệt thành của những người này vẫn không giảm sút; ngược lại, năm 1691, LM Croiset đã cho xuất bản cuốn “De la Dévotion au Sacré Cœur” (Về việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu) để truyền bá lòng sùng kính này. Mặc dù gặp nhiều trở ngại, sự trì trệ của Tòa thánh, năm 1693 đã có Huynh đoàn Thánh Tâm Chúa (Confraternities of the Sacred Heart), năm 1697, đã giao hội này cho các tu sĩ Dòng Thăm Viếng với lễ Năm Dấu Thánh (Mass of the Five Wounds). Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu phát triển mạnh, nhất là tại các dòng tu. Năm 1720, dịch bệnh ở Marseilles có thể là dịp đầu tiên để tận hiến và công khai tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu bên ngoài các cộng đoàn tu. Các thành phố khác ở miền Nam noi gương của Marseilles, thế nên lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu trở nên phổ biến. Năm 1726, người ta xin ý kiến của Rôma về lễ Thánh Tâm, nhưng Rôma vẫn từ chối vào năm 1729. Tuy nhiên, năm 1765, theo yêu cầu của Nữ hoàng, lễ này chính thức được các giám mục Pháp đón nhận. Năm 1856, theo yêu cầu của các giám mục Pháp, ĐGH Piô IX đã mở rộng lễ này cho Giáo hội hoàn vũ bằng một nghi thức trang trọng. Năm 1889, lễ này được Giáo hội nâng lên thành lễ bậc nhất. Việc tận hiến và chuẩn bị cho việc sùng kính này. Nhất là từ năm 1850, các cộng đoàn và các nhà dòng được tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, và năm 1875, việc tận hiến này được mở rộng ra cả thế giới Công giáo. ĐGH vẫn không muốn can thiệp. Cuối cùng, ngày 11-6-1899, theo lệnh của ĐGH Lêô XIII, và theo công thức ngài lập ra, cả thế giới được tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu. ĐGH Lêô XIII gọi điều này là “điều vĩ đại” trong triều đại giáo hoàng của ngài, điều mà một nữ tu Dòng Chúa Chiên Lành ở Oporto (Bồ Đào Nha) đã nói rằng bà nhận từ chính Chúa Giêsu. Bà là thành viên của cộng đoàn Drost-zu-Vischering, và được biết đến là nữ tu Maria Thánh Tâm Chúa. Bà qua đời vào đúng ngày lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, 2 ngày trước khi tận hiến, điều được hoãn lại vào Chúa nhật kế tiếp. Trong khi nói tới điều này, chúng ta đừng quên nói tới lòng sùng kính riêng trong các linh hồn. Vả lại, chúng ta đừng bỏ qua tính xã hội trong những năm sau. Nhất là Giáo hội Công giáo Pháp bám sát điều này như niềm hy vọng mạnh mẽ nhất của ơn cứu độ.
KHA ĐÔNG ANH
(Chuyển ngữ từ NewAdvent.org)
(*) Auctorem Fidei là sắc chỉ của ĐGH Piô VI, vào năm 1794, lên án 85 luận đề của Nghị hội phái Jansen của Ý ở Pistoia, do giám mục Scipione de’Ricci (1741-1810) cầm đầu. Trong các quan điểm khác bị lên án có thuyết cho rằng các hội đồng giám mục cấp quốc gia có quyền cởi buộc độc lập với Tòa thánh.
(1) Jansenism là thuyết của thần học gia Công giáo Cornelis Jansen (1585–1638), khoảng 1656-1657, dựa trên thuyết tiền định luân lý (moral determinism). Các nguyên tắc thần học của Cornelis Jansen nhấn mạnh sự tiền định, phủ nhận ý chí tự do, cho rằng bản chất con người hư hỏng, không thể tốt lành, còn Chúa Kitô chỉ chết cho những người được chọn chứ không chết cho mọi người. Giáo hội Công giáo kết án thuyết này là lạc giáo. Thuyết này bị những người cải cách trong giới giáo sĩ, tu sĩ và học giả Công giáo Âu châu Tây phương phản đối, và bị kết án là tà thuyết. Bị ảnh hưởng các tác phẩm của thánh Augustinô, nhất là sự tấn công của thánh Augustinô đối với thuyết Pelagianism (phủ nhận tội tổ tông) và thuyết ý chí tự do, Jansen theo thuyết của thánh Augustinô về sự tiền định và sự cần thiết của Ơn Chúa, một lập trường bị Công giáo La Mã coi là gần với thuyết của Calvin, đã cấm lưu hành cuốn The Augustinus của ông năm 1642. Sau khi Jansen chết năm 1638, những người theo ông đã lập cơ sở tại tu viện ở Port-Royal, Pháp. Blaise Pascal, một đệ tử trung thành của Jansen, đã bảo vệ các giáo huấn của họ trong Provincial Letters (1656–1657). Năm 1709, vua Louis XIV ra lệnh bãi bỏ tu viện này. Những người theo Jansen bắt đầu lập Giáo hội Jansen năm 1723 và tồn tại tới cuối thế kỷ 20.