Trong Cựu Ước, một trong những cách sâu sắc nhất mà Thiên Chúa cho biết Ngài hiện hữu là qua tiếng nói. Đây là chứng cớ từ thuở khai thiên lập địa, tại Vườn Địa Đàng, sau khi A-đam và Ê-va đã phạm tội, và Thiên Chúa đi tìm họ: Nghe thấy tiếng Đức Chúa là Thiên Chúa đi dạo trong vườn lúc gió thổi trong ngày, con người và vợ mình trốn vào giữa cây cối trong vườn, để khỏi giáp mặt Đức Chúa là Thiên Chúa. Đức Chúa là Thiên Chúa gọi con người và hỏi: “Ngươi ở đâu?” Con người thưa: “Con nghe thấy tiếng Ngài trong vườn, con sợ hãi vì con trần truồng, nên con lẩn trốn.” (St 3:8-10)
Họ nghe thấy tiếng Chúa đi dạo trong vườn. Từ ngữ được dịch ở đây có thể là nghĩa đen, chỉ là củng cố sự phi thường của câu đó. Tiếng nói không đi dạo. Nhưng đó là điều câu đó muốn nói. Nếu chúng ta hiểu ý nghĩa của các chữ này sẽ phải kết luận rằng tiếng nói của Thiên Chúa có bản chất, đến nỗi tiếng nói đó có thể “bước đi” để người ta có thể nghe được tiếng bước đó.
Nhìn lại ngữ cảnh từ viễn cảnh của Mầu Nhiệm Nhập Thể, bắt đầu thấy có ý nghĩa hơn. Tin Mừng theo Thánh Gio-an, chương 1, mô tả sự nhập thể là Lời của Thiên Chúa, là Logos – Ngôi Lời, hóa thành nhục thể. Như vậy điều đó phù hợp rằng Thiên Chúa làm cho người ta nhận biết Ngài bằng thực thể qua tiếng nói của Ngài trong Cựu Ước vì hướng tới Mầu Nhiệm Nhập Thể. Triết gia Emmanuel Falque (tín hữu Công giáo) nhắc chúng ta rằng “ở đâu có tiếng nói, ở đó có con người.” Người ta có thể nói rằng từ ngữ được nhận biết qua tiếng nói.
Điều đó có nghĩa là dân Ít-ra-en có kinh nghiệm về tiếng nói của Thiên Chúa, phù hợp với chúng ta ngày nay, họ không chỉ trực tiếp nhìn thấy thân xác của Đức Ki-tô. Ngài đến với họ qua tiếng nói. Cũng vậy, ngày nay chúng ta không trực tiếp nhìn thấy thân xác của Đức Ki-tô, vì Thánh Thể có bề ngoài là là bánh và rượu.
Như vậy, Cựu Ước có thể dạy chúng ta cách nghe tiếng nói của Đức Kitô. Khi chúng ta theo tiếng Chúa qua Cựu Ước, có hai phương diện: vừa riêng biệt vừa tinh vi. Tính đối ngẫu này giữ vị trí chủ đạo trong hai trình thuật cổ xưa.
Thứ nhất, ông Mô-sê gặp Thiên Chúa trên Núi Si-nai. Sách Xuất Hành cho biết: Thiên sứ của Đức Chúa hiện ra với ông trong đám lửa từ giữa bụi cây. Ông Mô-sê nhìn thì thấy bụi cây cháy bừng, nhưng bụi cây không bị thiêu rụi. Ông tự bảo: “Mình phải lại xem cảnh tượng kỳ lạ này mới được: vì sao bụi cây lại không cháy rụi?” Đức Chúa thấy ông lại xem, thì từ giữa bụi cây Thiên Chúa gọi ông: “Mô-sê! Mô-sê!” Ông thưa: “Dạ, tôi đây!” Người phán: “Chớ lại gần! Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh.” Người lại phán: “Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp.” Ông Mô-sê che mặt đi, vì sợ nhìn phải Thiên Chúa. (Xh 3:2-6)
Ngọn lửa không thiêu rụi bụi cây, tiếng Chúa cũng không áp đảo ông Mô-sê. Chúng ta có thể nhận biết sự êm đềm trong cuộc gặp gỡ Thiên Chúa để hiểu những gì xảy ra tiếp theo: sau đó, trong cuộc xuất hành, Mô-sê đối thoại với Thiên Chúa. Sự hiện diện của Thiên Chúa lại được chứng tỏ bằng lửa. Nhưng lần này lửa mạnh mẽ: “Vinh quang Đức Chúa xuất hiện trên đỉnh núi trông giống như ngọn lửa thiêu, trước mắt con cái Ít-ra-en.” (Xh 24:17)
Mô-sê đã từng không dám nhìn vào bụi cây cháy, nhưng bây giờ có thể bước vào lửa và nói chuyện với Thiên Chúa. Mặt khác, dân Ít-ra-en co rúm vì sợ. Thiên Chúa ban Thập Giới cho ông Mô-sê. Lời Chúa linh hoạt đối với Mô-sê, nhưng đối với dân chúng thì lại như sấm sét: Khi nghe tiếng sấm sét, tiếng tù và, khi thấy ánh lửa và núi bốc khói, toàn dân sợ hãi run rẩy và đứng xa xa. Họ nói với ông Mô-sê: “Xin chính ông nói với chúng tôi, chúng tôi mới dám nghe; nhưng xin Thiên Chúa đừng nói với chúng tôi, kẻo chúng tôi chết mất!” (Xh 20:18-19)
Điều này phù hợp với cách tiếng Chúa được mô tả ở chỗ khác trong Cựu Ước:
◾ “Đức Chúa nổi sấm từ trời, Đấng Tối Cao lớn tiếng.” (2 Sm 22:14)
◾ “Tiếng Chúa rền vang trên sóng nước, Thiên Chúa hiển vinh cho sấm nổ ầm ầm, Chúa ngự trên nước lũ mênh mông. Tiếng Chúa thật hùng mạnh! Tiếng Chúa thật uy nghiêm! Tiếng Chúa đánh gãy ngàn hương bá, Chúa đánh gãy ngàn hương bá Li-băng.” (Tv 29:3-5)
◾ “Người lên tiếng, là nước trên trời cuồn cuộn; Người đẩy lên từng lớp mây trời, từ cùng tận địa cầu xa tắp, làm cho chớp giật mưa rơi, mở kho thả gió khắp nơi tung hoành.” (Gr 10:13)
Trong trường hợp ông Ê-li-a thì khác. Thay vì đến gần, ông Ê-li-a có cách ít ấn tượng hơn so với ông Mô-sê, Thiên Chúa có chiến thuật khác: Ông Ê-li-a bị áp đảo với nỗi sợ hãi vì bão tố, động đất, và lửa. Sau đó ông mới được biết đến sự êm đềm: Thiên Chúa nói: “Hãy ra ngoài và đứng trên núi trước mặt Đức Chúa. Kìa Đức Chúa đang đi qua.” Gió to bão lớn xẻ núi non, đập vỡ đá tảng trước nhan Đức Chúa, nhưng Đức Chúa KHÔNG ở trong cơn gió bão. Sau đó là động đất, nhưng Đức Chúa KHÔNG ở trong trận động đất. Sau động đất là lửa, nhưng Đức Chúa cũng KHÔNG ở trong lửa. Sau lửa có tiếng gió hiu hiu. Vừa nghe tiếng đó, ông Ê-li-a lấy áo choàng che mặt, rồi ra ngoài đứng ở cửa hang. Bấy giờ có tiếng hỏi ông: “Ê-li-a, ngươi làm gì ở đây?” (1 V 19:11-13)
Chúa Giêsu đã chọn ông Mô-sê và ông Ê-li-a để cùng xuất hiện với Ngài trong cuộc biến hình trên núi. Theo cách riêng, các tiên tri thời Cựu Ước có những điều quan trọng dạy chúng ta về cách chúng ta gặp tiếng Chúa và nghe tiếng nói của Chúa Giêsu.
Bài học quan trọng là Thiên Chúa đến gần chúng ta bằng nhiều cách khác nhau. Trước tiên ông Mô-sê gặp Ngài khi thấy bụi cây cháy. Mặt khác, sự tương tác ban đầu của ông Ê-li-a cần được giấu trong hang động như một tai họa tự nhiên sau khi núi rung chuyển.
Có một hệ quả tất yếu đối với điều này: Mới đầu có thể khó nghe những gì Thiên Chúa nói với chúng ta. Trong sự bao là và vẻ uy nghi của Ngài, chúng ta có thể nghe tiếng thét gào của sấm sét. Chúng ta không thể hiểu Ngài, nhưng không có nghĩa là Ngài không nói với chúng ta.
Có thể rút ra điều tương tự với khái niệm ngưỡng vọng về “bóng tối kinh ngạc” – ý tưởng cho rằng sự sáng của Thiên Chúa quá bao la đến nỗi có thể làm mù mắt chúng ta. Tương tự, tiếng nói của Ngài cũng quá mạnh mẽ đến nỗi có thể làm điếc tai chúng ta với những tiếng sấm sét.
Có thể chúng ta cần luyện đôi tai để nghe tiếng sấm. Nhưng có tin vui ở đây. Sau khi hết sấm sét, Thiên Chúa có thể nói với chúng ta trong lặng lẽ như đã nói với ông Ê-li-a. Do đó chúng ta cũng phải chú ý những cách tinh vi mà Thiên Chúa nói với chúng ta. Có thể Ngài là sấm sét, nhưng sấm sét cũng vẫn thầm thì với chúng ta.
STEPHEN BEALE
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)