GÓC SUY TƯ ĐỨC MARIA Thử tìm hiểu ý nghĩa của câu: ”Ông không biết đến bà...

Thử tìm hiểu ý nghĩa của câu: ”Ông không biết đến bà cho tới khi bà sinh một con trai.” (Mat. 1,25)

Thử tìm hiểu ý nghĩa của câu:

”Ông không biết đến bà cho tới khi bà sinh một con trai.” (Mat. 1,25)

 

I- Lời dẫn nhập

Trong việc chứng minh Mẹ Maria đồng trinh trọn đời, sự tương đồng giữa hai thánh nhân ”Matthêô và Luca” giúp người đọc hiểu rõ QUYỀN NĂNG của Thiên Chúa thể hiện nơi Trinh Nữ Maria TUYÊN KHẤN TRỌN ĐỜI ĐỒNG TRINH.

Do đó, nhắm tôn vinh Trinh Nữ (có biệt hiệu ”Ơn Đầy: Gratia Plena”, tức ”được-Chúa-ở-cùng” vì sẽ là MẸ-THIÊN-CHÚA-CỨU-CHUỘC) đã TRUNG THÀNH giữ lời HỨA: ”VÌ Tôi KHÔNG biết đến đàn ông NÀO HẾT! FOR I know NO man!” (Luca 1,34), tôi mạo muội giải thích văn phạm trong Matthêô 1,24-25 để tỏ lòng cám ơn thánh nhân đã cho tôi càng THÊM sáng mắt, sáng lòng.

II- Văn phong nơi Matthêô 1,24

Tiểu đoạn (verse) Mat. 1,25 liên quan ”mật thiết” với Mat. 1,24: ”THẾ LÀ, khi tỉnh giấc, Giuse làm Y (như) lệnh mà sứ thần của Chúa đã truyền cho ông VÀ ông rước vợ về nhà.”

A- Trạng từ ”THẾ LÀ”

1- Trạng từ này được dịch từ chữ Latinh ”autem” đồng nghĩa với ”item” là: như vậy; theo cách ấy. Xin nêu thêm chữ tiếng Anh, Đức, Pháp để tùy người đọc có thể đối chiếu: ”likewise; also, and so – ebenso; auf gleiche Weise; auch – pareillement; de même; aussi.”

2- Các trạng từ hay liên từ (vừa nêu) chứng minh rằng Thánh Giuse là người CÔNG CHÍNH, hiểu THẤU ĐÁO những lời thiên sứ đã giải bày: Thai Nhi nơi Nàng là BỞI Quyền Năng của Thánh Thần! VÌ THẾ, ông PHẢI đặt tên cho Ngài là Giêsu, tức Thiên-Chúa-Cứu-Chuộc!

3- Ngoài ra, dùng trạng từ ”THẾ LÀ”, thánh Matthêô cũng muốn làm nổi bật XÁC TÍN của mình: ”Mọi sự xảy ra là ĐỂ ứng nghiệm lời Chúa ĐÃ PHÁN qua ngôn sứ: ”Này, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh MỘT con trai VÀ người ta sẽ gọi Ngài là Emmanuel, nghĩa là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta.”

B- Trạng từ hay liên từ ”Y NHƯ”

1- Từ này được dịch từ chữ Latinh ”sicut”. Xin nêu thêm chữ tiếng Anh, Đức, Pháp: ”just as; as; so as – sowie; gleichwie; wie – comme; de même que.”

C- Liên từ ”VÀ”

Thánh Matthêô dùng liên từ VÀ để chứng minh việc ”rước vợ về nhà” là HẬU QUẢ của ”lệnh mà sứ thần của Chúa đã truyền” cho ông! Bởi vậy, chữ ”et, und” được dịch như sau: ”Giuse làm Y (như) lệnh mà sứ thần của Chúa đã truyền cho ông VÀ (: cho nên; do đó; vì thế) ông rước vợ về nhà.” (Tôi dịch cách này: ”Ông BÈN rước vợ về nhà.”, rồi nói cho con mình cười và dễ nhớ: Giuse là ông ”Thánh BÈN” vì Ngài luôn vâng Lời Chúa.

III- Chìa khóa chứng minh Mẹ Maria đồng trinh trọn đời: Matthêô 1,25

Đối chiếu với nhiều bản dịch, tôi thấy bản thống nhất của Công Giáo-Tin Lành (ở các nước nói tiếng Đức) là chính xác với bản Hy-La. Xin dịch như sau:

”NHƯNG ông KHÔNG biết đến bà CHO TỚI KHI bà sinh MỘT con trai, VÀ ông đặt tên cho con trai ấy là Giêsu.” (Er erkannte sie ABER NICHT, BIS sie ihren Sohn gebar. UND er gab ihm den Namen Jesus.)

A- Liên từ ”VÀ” (thứ nhất) kết hợp với động từ ở THỂ PHỦ ĐỊNH

Một số người dịch sót các chữ ”καὶ οὐκ; et non” trong bản Hy-La. Tuy nhiên, ngoài bản thống nhất bằng tiếng Đức, các bản dịch dưới đây thì có dịch các chữ vừa nêu, chẳng hạn:

1- Lm Nguyễn Thế Thuấn: ”VÀ giữa ông và bà KHÔNG có việc giao tri vợ chồng cả đến lúc bà sinh con, VÀ ông đã đặt tên cho là Yêsu.” (Thiếu chữ ”Ngài”.)

2- Bản của Tin Lành: ”SONG KHÔNG HỀ ăn ở với cho đến khi người sanh MỘT trai, THÌ đặt tên là Jêsus.” (Thiếu ”chủ từ” trong mệnh đề chính và phụ, không nói rõ ”với ai”; chữ ”người” không rõ nghĩa; chữ ”thì” không hay bằng chữ ”VÀ” có nghĩa: vì thế, cho nên…; thiếu chữ: cho Ngài.)

3- Bản tiếng Anh của King James: ”AND knew her NOT till she had brought forth herfirstborn son: AND he called his name JESUS.” (Không có từ nào mang nghĩa ”her firstborn” trong bản Hy-La!)

4- Bản tiếng Pháp (Louis Segond): ”MAIS il NE la connut POINT jusqu’à ce qu’elle eût enfanté un fils, auquel il donna le nom de Jésus.” (Chữ ”auquel” làm mất ý nghĩa của chữ VÀ: καὶ; et!!!)

B- Phân tích câu

NHƯNG ông KHÔNG biết đến bà CHO TỚI KHI bà sinh MỘT con trai.”

1- ”NHƯNG ông KHÔNG biết đến bà” là mệnh đề CHÍNH có liên từ NHƯNG dùng để làm SÁNG TỎ việc ”KHÔNG BIẾT ĐẾN BÀ” là điều TRÁI NGƯỢC với việc ”RƯỚC VỢ VỀ NHÀ” như bao nhiêu người chồng khác.

2- ”CHO TỚI KHI bà sinh MỘT con trai.” là mệnh đề PHỤ chỉ THỜI GIAN của việc xảy ra trong mệnh đề CHÍNH.

C- Văn phạm CHO PHÉP viết cách như sau để thấy rõ hơn ý của Matthêô 1,25:

1- Đưa mệnh đề PHỤ ra TRƯỚC: ”Nhưng CHO TỚI KHI bà sinh MỘT con trai, ông KHÔNG biết đến bà.” (Theo cách này, tôi PHẢI hiểu: ”Ông VẪN KHÔNG biết đến bà” NHƯ bản của Tin Lành cũng ghi: SONG KHÔNG HỀ ăn ở với!!!)

2- Nếu ”chi li” như người Pháp thì ghi ”dấu phẩy” sau chữ NHƯNG: ”Nhưng, CHO TỚI KHI bà sinh MỘT con trai, ông KHÔNG biết đến bà.” vì chữ NHƯNG thuộc về mệnh đề CHÍNH: ”MAIS, jusqu’à ce qu’elle enfantât un fils, il ne la connut pas.)

3- Người Anh không cần dấu phẩy sau chữ BUT khi đưa mệnh đề PHỤ ra TRƯỚC: ”BUT UNTIL she (had) bor(n)e a son, he did not know her.”

4- Theo bản Hy-La, động từ SINH (ἔτεκεν; peperit) không ở thì ”tiền quá khứ” (pluperfect; plus-que-parfait) như King James, Louis Segond và nhiều dịch giả khác nghĩ, mà là ”passé simple: quá khứ đơn giản” bởi vì Bà Maria sinh con, tức là sinh rồi: until she BORE a son; bis sie einen Sohn GEBAR. Bản ”GOOD NEWS – The New Testament in Today’s English Version của ”Philippine Bible Society” Manila, Philippines dịch sai ý của động từ ”ἐγίνωσκεν” (knew: biết) như sau: ”But he had no SEXUAL RELATIONS with her BEFORE she gave birth to her son. And Joseph named him Jesus.” (Bản dịch dùng chữ ”before: trước khi” cũng KHÔNG thể khẳng định được rằng, SAU ĐÓ, Giuse có ”biết đến” Trinh Nữ. Phần D bên dưới có giải thích chữ VÀ trong câu: ”VÀ ông đặt tên cho con trai ấy là Giêsu.”)

4- Trong bản tiếng Hylạp, thánh Matthêô muốn dùng thì ”quá khứ đơn giản” cho cả hai động từ. NẾU NHƯ ngài viết với ”tiền quá khứ” là ”had not known”, ví dụ: ”BUT he HAD not KNOWN her until she bore a son.” (NHƯNG ông ĐÃ không biết đến bà CHO TỚI KHI bà sinh MỘT con trai.) thì có thể ai đó KHÔNG tin Mẹ Maria đồng trinh trọn đời! Còn tôi thì vẫn tin Mẹ suốt đời đồng trinh. (x. ví dụ số 2, i ở dưới D.)

D- Khám phá nhất điểm: khai thông toàn diện!!!

1- Đó là câu: ”VÀ ông đặt tên cho con trai ấy là Giêsu.”

Mệnh đề ấy ”độc lập” về hình thức, nhưng ”NÓ” bắt đầu với chữ VÀ mà thánh Matthêô dùng để chỉ việc ĐẶT TÊN GIÊSU là HẬU QUẢ của LÝ DO Mẹ sinh ra CHÚA-CỨU-THẾ mà thiên sứ Đà giải thích cho Thánh Giuse và Trinh Nữ Maria.

Như vậy, cả Mẹ Maria (Luca 1,31-33) và Thánh Giuse (Mat. 1, 20-21) đều được Thiên Chúa truyền lệnh ĐẶT TÊN cho ”Con Trẻ” là Giêsu.

2- Ba mệnh đề được LIÊN KẾT với nhau và với Thánh Ý Chúa!

Xin ghi lại để dễ phân tích: ”NHƯNG ông KHÔNG biết đến bà CHO TỚI KHI bà sinh MỘT con trai, VÀ ông đặt tên cho con trai ấy là Giêsu.”

a- Chữ NHƯNG đưa tôi trở về đọc lại GIA PHẢ của Chúa Cứu Thế là BẰNG CHỨNG THÁNH GIUSE KHÔNG CÓ CON RUỘT NÀO CẢ: ”Giacob sinh Giuda VÀ CÁC EM của ông… Giacob sinh Giuse, chồng của Maria, DO NÀNG MÀ ĐƯỢC SINH RA GIÊSU cũng gọi là Kitô.” (Mat. 1,2 và 16)

Như vậy, trong Gia Phả, có Giuda và các EM CỦA ÔNG! Nhưng KHÔNG thấyThánh Matthêô ghi chữ ”EM của Chúa Giêsu”, mà chỉ mình Ngài KHÔNG phải là CON RUỘT của Thánh Giuse! Nếu có thì tại sao ”các em trai” ấy không được Thánh Matthêô liệt kê ra? Chẳng lẽ các em ấy bị nhốt ở nhà hay trôi sông, lạc chợ để chỉ có Mẹ và Thánh Giuse đi tìm Chúa? (”Này, CHA CON và MẸ phải đau đớn tìm con!”)

b- Chữ NHƯNG khiến tôi nghĩ đến Thánh Ý Chúa KHÁC người đời là: Thành sự tại Thiên!

c- Mệnh đề ”VÀ ông đặt TÊN cho con trai ấy là GIÊSU.” có liên từ VÀ (CHO NÊN; VÌ THẾ) rất quan trọng, nhất là Thánh Danh GIÊSU: hai từ ”cốt lõi” ấy liên kết khăn khít với ý ”KHÔNG BIẾT; SINH CON”, khai thông toàn diện việc Mẹ ĐỒNG TRINH MÃI MÃI: Perpetual Virginity!

d- Có câu chuyện thế này: Cô nàng… rất xinh, đã đính hôn với anh chàng nọ và đã được Cha Sở rao tới ba lần trong nhà thờ. Nhưng Thánh Ý Chúa thì thật mầu nhiệm: Bằng ”biến cố xem ra rất bình thường”, cũng vì đức ”tin, cậy, mến”, cô ”Xinh” được Chúa gọi đi tu làm ”ma soeur” và chỉ có cô mới nhận ra LÝ DO Chúa và Mẹ muốn cô ấy giữ mình đồng trinh. Thân Sinh và đại gia đình của cô vẫn muốn cô lấy chồng vì, trong gia tộc, đã có vài Linh mục, Nữ tu, nhà trai, nhất là nhà gái đã chuẩn bị tất cả cho ngày cưới của cô là gái út, và vì như thế, như kia. NHƯNG, hiện nay, cô ấy là ”ma soeur” giấu kín học vị Tiến Sỹ của mình có lẽ là vì noi gương khiêm nhượng của Mẹ.

e- Vậy, tôi xin viết gọn (về cô, theo văn phạm của thánh Matthêô) để mong Kitô hữu suy gẫm:

– NHƯNG anh chàng kia KHÔNG biết đến cô cho tới khi Thân Sinh cô qua đời.

– Nhưng cho tới khi Thân Sinh cô qua đời, anh chàng kia (vẫn) KHÔNG biết đến cô ta.

h- Nếu tôi KHÔNG ”tiết lộ” trước rằng cô ấy là Nữ tu Đà dâng mình CHO CHÚA, mà chỉ viết: ”NHƯNG anh chàng kia Đà KHÔNG biết đến cô CHO TỚI KHI Thân Sinh cô qua đời.” thì ai đó có thể nghĩ rằng cô ấy ”được chàng biết đến” sau khi Thân Sinh cô qua đời.

i- Nếu viết: ”NHƯNG anh chàng ĐÃ KHÔNG biết đến cô CHO TỚI KHI cô làm Nữ tu.” thì cũng KHÔNG có nghĩa là anh ta ”biết đến” cô sau đó! Thánh Giuse cũng vậy vì Mẹ HƠN mọi người nữ!

j- Như vậy, Mẹ luôn đồng trinh vì:

– Ngài đã KHẲNG ĐỊNH là KHÔNG BIẾT đến đàn ông nào cả!

– Ngài và Thánh Giuse HIỂU ý nghĩa của Thánh Danh Giêsu khi đặt Thánh Danh ấy cho Chúa.

– Ngài và Thánh Giuse là GƯƠNG MẪU cho Linh Mục, Nữ tu trong việc dâng mình cho Chúa.

IV- Lời kết

Trong thư Philip 2,9-11, có đoạn: ”Khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời, dưới đất và trong hỏa ngục phải quỳ gối, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Giêsu Kitô là Chúa để Thiên Chúa Cha được vinh quang.”

Trong Thánh Gia Thất, có Chúa Giêsu. Cho nên, Mẹ càng tôn kính NƠI Chúa ngự, nhất là NƠI mà Chúa Giêsu chọn để Mẹ cưu mang Ngài. Thánh Giuse biết rõ Mẹ KHÔNG như Nhà Tạm Năm xưa, MÀ là NƠI để TRÁI của Lòng Dạ Mẹ CŨNG được hưởng nhờ như các Cụ dịch đoạn cuối kinh Kính Mầng: ”Bà có phước lạ HƠN mọi người nữ VÀ (nên) Giêsu Con Lòng Bà GỒM phước lạ.”

Do đó, Bà CHẲNG ”mơ” CÓ SÁU ”trái” khác (bốn trai, hai gái) trong Lòng Bà!!!

Lạy Mẹ, con yêu mến Thánh Gia Thất.

Con của Mẹ: Đaminh Phan văn Phước

Đức Quốc, 09.01.2014

Exit mobile version