Thử tìm hiểu về văn phạm và ý nghĩa trong Phúc Âm theo Gioan 1,1

69

Thử tìm hiểu về văn phạm và ý nghĩa trong Phúc Âm theo Gioan 1,1

.

Dựa vào ”tiểu đoạn: verset; verse” (Gioan 1,1) bằng tiếng Hylạp, giáo phái ”nọ” cắt nghĩa sai về văn phạm (ngữ pháp) nên ”họ” cho rằng Giêsu không phải là Thiên Chúa. Vì thế, tôi xin mạo muội phân tích văn phạm trong tiểu đoạn ấy để chứng minh tại sao ”Lời” cũng là Thiên Chúa.

A- Nguyên văn Hylạp trong Gioan 1,1:

Ἐν ἀρχῇ ἦν ὁ λόγος, καὶ ὁ λόγος ἦν πρὸς τὸν θεόν, καὶ θεὸς ἦν ὁ λόγος.

B- Cách phát âm tiểu đoạn ở trên:

En archè èn o logos, kai o logos èn pros ton théon, kai théos èn o logos.

Theo thiển ý của tôi, cách phát âm có thể giúp thấy rõ hơn động từ ”èn” (was) có hai nghĩa khác nhau (hai lần là: ”HẰNG HỮU” và một lần là: ”LÀ”), mạo từ ”o” (the) trước danh từ ”logos” (Word: Lời), danh từ ”théon” (God: Thiên Chúa) có mạo từ ”ton”, nhưng ”théos” (”Thiên Chúa” là chủ từ của ”èn”) thì không có mạo từ và nhất là chữ ”kai” (and: và) được dùng tới hai lần với nghĩa khác nhau. Và còn những phần văn phạm khác mà tôi sẽ mạo muội phân tích thêm ở bên dưới.

C- Cách dịch sang tiếng Việt với hai nghĩa của động từ èn

”Lời HẰNG HỮU lúc ban đầu, và Lời HẰNG HỮU trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa LÀ Lời.”

D- Cách dịch động từ èn” (có, ở) đồng nghĩa vớihiện hữu, hằng hữu

”Ban đầu CÓ Lời, và Lời Ở trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa là Lời.” Bản Latinh: ”In principio erat Verbum, et Verbum erat apud Deum, et Deus erat Verbum.”

E- Văn phạm trong Gioan 1,1

1- Chữ ”καὶ” (kai) Hylạp có nghĩa là ”VÀ” trong tiếng Việt

a- Chữ ”VÀ” được tông đồ Gioan dùng hai lần để nói lên ”sự hài hòa” (harmonisation) hay ”sự hòa hợp” (combinaison) giữa ba mệnh đề trong Gioan 1,1. Chính vì thế, chữ ”VÀ” được gọi là ”liên từ phối hợp”: conjonction de coordination; coordinating conjunction. Chữ ”VÀ” thứ nhất” là ”cầu nối” chân lý 1: ”Ban đầu có Lời” với chân lý 2: ”Lời ở TRONG Thiên Chúa”; chữ ”VÀ” thứ hai là ”cầu nối” chân lý ”1 và 2” với chân lý 3: ”Thiên Chúa là Lời.”

b- Văn phạm Latinh và Đức đều cho biết rằng chữ VÀ (et, und) được dùng trong ”mệnh đề sau” để giải thích ý của ”mệnh đề trước” nên nó có nghĩa là: nói rõ hơn; nghĩa là; tức là; cho nên; vì thế; do đó, bởi vậy!!!!

c- Do đó, chúng ta có thể ”diễn nghĩa” Gioan 1,1 như sau: ”Lời hiện hữu lúc ban đầu, VẬY LÀ Lời ở TRONG Thiên Chúa, CHO NÊN Thiên Chúa (cũng) là Lời.”

d- Xin nêu thêm ví dụ: ”Anh chỉ yêu em, VÀ anh không yêu cô nào khác, VÀ anh sẽ cưới em.” Câu này có thể được ”diễn nghĩa” là: ”Anh chỉ yêu em, VẬY LÀ anh không yêu cô nào khác, CHO NÊN anh sẽ cưới em.”

e- Chữ ”Ἐν ἀρχῇ” (En archè) có nghĩa Việt: ”Vào thuở ban đầu; lúc khởi nguyên, lúc khởi đầu…”

Đó là ”trạng ngữ thời gian” (adverb phrase of time) bổ nghĩa cho (modifier of) động từ ”ἦν” (èn: hiện hữu) trong chân lý 1. Trạng ngữ ấy còn bổ nghĩa cho ”ἦν” (èn: ở, hiện hữu) trong chân lý 2. Ngoài ra, ”nó” cũng bổ nghĩa cho ”ἦν” (èn: là) trong chân lý 3. Trạng ngữ này có ”một công, ba việc” như thế là ”nhờ” liên từ ”VÀ” đã nêu ở trên.

g- Xin viết cách khác rõ hơn (không có liên từ VÀ) như sau: ”Ban đầu có Lời.” (chân lý 1) ”Ban đầu Lời ở trong Thiên Chúa.” (chân lý 2) ”Ban đầu Thiên Chúa là Lời.” (chân lý 3)

G- Ý nghĩa của trạng ngữban đầu

a- Trong Sáng Thế Ký, trạng ngữ ”ban đầu” nói về vũ trụ và con người ”hữu thời gian” do ”Đấng Hằng Hữu” (L’Éternel) tạo dựng. Theo các nhà bác học, ”tuổi” vũ trụ là 15 đến 20 tỷ năm!

b- Nhưng, trong Gioan 1,1, được dùng để viết về Thiên Chúa, trạng ngữ ”ban đầu” có nghĩa là: ”có TRƯỚC VÔ CÙNG (ante omnia saecula; before all times; avant tout temps) bởi vì Lời trong Thiên Chúa là ”phi thời gian” (intemporel; timeless, zeitlos) và ”phi không gian” (illimité; spaceless; raumlos) như chính Chúa Giêsu đã phán về Ngài: ”Ta hằng hữu trước khi có Abraham.” (Gn 8,58)

H- Thì quá khứ trong Gioan 1,1

1- Chữ ”ἦν” (èn) được dịch sang tiếng Latinh, Anh, Đức là: erat, was, war. Còn tiếng Pháp thì chữ ”était” là ”imparfait” để dùng cho việc miêu tả (description) những sự việc là thói quen (habitude) có ”tính đồng thời” (simultanéité), ví dụ: ”Ba tôi đọc sách, mẹ tôi ngủ trưa, còn tôi thì xem truyền hình.” (Mon père lisait, ma mère faisait la sieste, et moi, je regardais la télé.)

2- Trong Gioan 1,1, động từ được dùng ở ”thì quá khứ” để làm nổi bật ”sự hữu hạn” của người viết ”ở đây và bây giờ” (hic et nunc) khi ông ta được mạc khải về Cõi Xa Xăm của Đấng-Có-Trước-Vô-Cùng, về ”tính hằng hữu” (éternité) của Lời TRONG Thiên Chúa. Xin lưu ý đến câu bằng tiếng Pháp: ”Je suis avant qu’Abraham fût.” Chúa Giêsu không nói: ”J’avais été avant qu’Abraham fût.”, (không dùng thì ”tiền quá khứ” so với thì ”quá khứ” của Abraham, mà Ngài dùng thì hiện tại ”Je suis”, tức là ”J’existe” (I am: I exist: Ta hằng hữu!!!)

I- Chữ ”πρὸς” (pros) Hylạp

1- Chữ  ”πρὸς” (pros) có nhiều nghĩa. Trong mệnh đề 2 nơi Gioan 1,1, chữ ấy có nghĩa là TRONG. Vì thế, sau này, khi dịch mệnh đề 2 sang tiếng Pháp, một số Vị viết: ”Et le Verbe était en Dieu…”

2- Mệnh đề 2 nơi Gioan 1,1: (Và Lời ở / hiện hữu trong Thiên Chúa) có chữ ”TRONG” là ”giới từ” bởi vì nó ”giới thiệu” chữ ”Thiên Chúa” cho động từ ”ở, hiện hữu”. Như vậy, nhóm từ ”trong Thiên Chúa” trở thành ”trạng ngữ nơi chốn” (adverb phrase of place), bổ nghĩa cho (modifier of) động từ ”ở / hiện hữu”.

3- Văn phạm Hylạp nêu ra hai trường hợp về giới từ ”pros+ accuatif (đối cách) như sau:

a- Trường hợp 1: động-từ-không-chỉ-sự-di-chuyển-đến-nơi-nào-cả + pros + accusatif

Như vậy, mệnh đề ”καὶ ὁ λόγος ἦν πρὸς τὸν θεόν” (kai o logos èn pros ton théon) được viết theo trường hợp 1, tức là Lời ”hằng hữu” TRONG Thiên Chúa như Chính Chúa Giêsu giúp đệ tử Gioan (14,10) nhớ lại Lời Ngài phán với tông đồ Tôma: ”Con không tin rằng Thầy ở TRONG Cha và Cha ở TRONG Thầy ư? Những điều Thầy nói với các con, không phải tự mình Thầy, nhưng chính Cha ở TRONG Thầy, Ngài làm mọi việc của Ngài.” Chúa Giêsu cũng phán: ”Cho đến hôm nay, những gì Cha làm thì Con (cũng) làm như thế.” (Gn 5,19) Trạng từ ”cũng như thế” chứng tỏ rằng, về mặt ”toàn tri, toàn năng”, Lời bất-khả-phân-ly ”khỏi” Thiên Chúa vì ”Lời ở TRONG Thiên Chúa”!!!

Xin nêu bằng chứng khác về ”động-từ-không-chỉ-sự-di-chuyển-đến-nơi-nào-cả”: ”Chị em của ông ta không phải LÀ bà con lối xóm Ở GIỮA chúng ta ư?” (οὐκ εἰσὶν αἱ ἀδελφαὶ αὐτοῦ ὧδε πρὸς ἡμᾶς); ”Người Biệt Phái ”NGUYỆN THẦM” (πρὸς ἑαυτὸν προσηύχετο: by himself was praying; en lui-même priait) tức là ”nguyện TRONG lòng mình”, bản dịch bằng tiếng Tây-ban-nha, Latinh, Đức cũng viết: en su interior; apud se; bei sich”! (Luca, 18, 11) Người Pháp, Anh viết và nói giống như thế: ”savoir par coeur; know by heart.” (thuộc NẰM lòng!)

b- Trường hợp 2: động-từ-chỉ-sự-di-chuyển-đến-nơi-nào-đó + pros + accusatif.    

Trong trường hợp này, giới từ ”pros” mới có nghĩa: về; về hướng. Ví dụ: ”Hôm sau, thấy Chúa Giêsu ĐẾN VỚI mình, ông ta nói…” Động từ ĐẾN ”ἐρχόμενον” (erchomenon) chỉ sự ”di chuyển”; sau động từ ĐẾN là giới từ ”πρὸς” (pros) có đại từ MÌNH ”αὐτόν” (auton) ở accusatif để chỉ ”nơi, người” mà Chúa đến gặp.

J- Mạo từ trong Gioan 1,1

1- Chữ ”λόγος” (logos) có mạo từ xác định (definite article) ”ὁ” (o) để chứng tỏ rằng ấy là Lời ”duy nhất” của Thiên Chúa, ”của Một Mình Ngài” mà thôi. Người Anh, Pháp, Đức cũng dùng mạo từ xác định ”le, la; the; der, die” trong các chữ ”le soleil, la terre, la lune: the sun, the earth, the moon: die Sonne, die Erde, der Mond” theo nghĩa các vật thể ấy ”chỉ có một” (duy nhất) cho con người.

2- Trong tiếng Hylạp, sau ”pros”, danh từ thường có mạo từ như ở Gioan 1, 1 và Công Vụ 2,47: ”ἔχοντες χάριν πρὸς ὅλον τὸν λαόν. (echontes charin pros holon ton laon: được sự thương mến NƠI toàn dân.) 

3- Nhưng tiếc rằng giáo phái ”nọ” lấy mạo từ ”ton” của ”theon” và danh từ ”theos” (ở mệnh đề thứ 3 nơi Gioan 1,1) ”không có mạo từ” để dịch sai như sau: ”and the Word was a god.” (và Lời là vị thần!!!!) Họ còn bảo rằng Giêsu chỉ là thọ tạo mà thôi, chứ không phải là Thiên Chúa.

Do đó, xin mời quý vị xem các tiểu đoạn dưới đây để thấy rằng, TRƯỚC danh từ chỉ Thiên Chúa duy nhất, ”” hoặc ”không có” mạo từ Hylạp:

4- Không có mạo từ

a- Gn 1,6: ”Có người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan.” (Ἐγένετο ἄνθρωπος ἀπεσταλμένος παρὰ θεοῦ, ὄνομα αὐτῷ Ἰωάννης.)

b- Gioan 1,12-13: Hai lần chữ ”Thiên Chúa: θεοῦ” CŨNG KHÔNG CÓ mạo từ!

c- Gioan 1,18: Chữ ”Θεὸν” nằm đầu hàng, CŨNG KHÔNG CÓ mạo từ!

5- Có mạo từ

Gioan 1, 29, 34, 36, 50, 52: Chữ ”θεοῦ” CÓ mạo từ ”τοῦ”!!!

Lời kết

1- Nhiều tác giả cho rằng tiếng Hylạp không có mạo từ bất xác định. Thật ra, khi dịch câu này: ”A man and a child are eating in a restaurant.” thì người ta vẫn phải dùng mạo từ tùy theo cách.

2- Danh từ riêng của ”người nào đó” vẫn có ”mạo từ xác định” để chỉ sự quan tâm hay lòng quý mến, ví dụ: ὁ Πέτρος (o Petros) như trong Công Vụ 2,14.

3- Mệnh đề thứ 3 theo Gioan 1,1: ”và Lời ở TRONG Thiên Chúa” hài hòa với câu trong tiểu đoạn Gn 1,18: ”Con Một ở TRONG cung lòng Cha.” (Động từ ”ở” thuộc thì hiện tại, tức vĩnh hằng.) Theo Matthêô 4,4: ”mọi lời từ miệng Thiên Chúa”, tức là Lời luôn hiện hữu TRONG Thiên Chúa!

4- Trong bản Hy-La ”καὶ θεὸς ἦν ὁ λόγος.” (kai théos èn o logos.), chữ ”θεὸς” (théos) là ”chủ từ” (subject), còn chữ ”ὁ λόγος” (o logos) là ”thuộc từ” của chủ từ: subjective complement: attribut du sujet! Vậy, đã DỰA VÀO ”nguyên bản Hylạp” như vừa nói, tại sao giáo phái ”nọ” KHÔNG DÁM dịch thế này: ”và vị thần là Lời”, mà cả gan tuyên bố: ”và Lời là MỘT vị thần.”???

Người Pháp nói các câu ngắn gọn: ”Je suis professeur. Je suis un professeur. Je suis le professeur.” Mỗi câu có nghĩa khác nhau tùy nội dung.

5- Sau này, Giáo Hội dịch: ”Và Lời là Thiên Chúa” thì vẫn không sai bởi vì ”Lời” và ”Thiên Chúa” là MỘT như Chúa Giêsu đã phán: ”Ta với Cha là một. Ai thấy Ta là thấy Cha.”

6- Thánh Danh ”Giêsu” có nghĩa là: Thiên-Chúa-Cứu-Chuộc! Thánh Danh ”Emmanuel” là: ”Thiên-Chúa-ở-giữa-chúng-ta! Cho nên, Tôma mới thưa với Chúa Giêsu: ”Lạy Chúa của con và Thiên Chúa của con.” (Gn 20,28) Thư Côlôxê 2,9 xác định: ”Thật vậy, nơi Ngài, có tất cả sự viên mãn của tính Thiên Chúa.” (la Divinité)

7- ”Mèo con” là ”con” của ”con mèo”! ”Con người tôi” là ”con” của ”con người” là ”Thân Sinh tôi”! Vậy, chẳng lẽ ”Con Một Thiên Chúa” không phải là ”Thiên Chúa” như giáo phái ”nọ” tuyên bố?

Lạy Chúa Giêsu là Thiên Chúa của con! Amen.

Đức Quốc, 02.5.2013

Đaminh Phan văn Phước