Thử tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của từ ”Tin Mừng” trong Kinh Thánh

67

Bible and Candle_largeI- Tin Mừng có khi nào?

Hai chữ ”Tin Mừng” (Tin Lành) thường làm Kitô hữu nghĩ đến ”Phúc Âm” trong Tân Ước. Nhưng, xét cho cùng, vì hai chữ ”Phúc Âm” cũng có nghĩa là ”Tiếng, Tin Tốt Lành” thì ”Tin Mừng” đã có từ thuở ”Tạo Thiên, Lập Địa”, bằng chứng là: Sau mỗi ”lần” dựng nên sự vật, Thiên Chúa CỦA TÌNH YÊU ”thấy thế là TỐT LÀNH quá đỗi”, nhất là khi ”con người” được MANG Hình Ảnh của Ngài và được Ngài CHÚC LÀNH! Thậm chí Ngài còn chúc lành cho ngày ”thứ bảy” là lúc Ngài ngưng việc sáng tạo. Tuy nhiên, sau khi Adam-Eva phạm tội, ĐIỀU mà Ngài PHÁN để răn đe ”con rắn” (Satan) là LỜI HỨA SẼ CÓ Tin Mừng về TÂN SÁNG THẾ! (x. STK 3,15)
Do vậy, bây giờ, dựa vào Luca 4,18, chúng ta biết rằng việc ”LOAN BÁO TIN MỪNG” cũng đã CÓ SẴN trong Sách tiên tri Isaya, được ỨNG NGHIỆM khi Chúa Giêsu giảng dạy và chứng minh Tin Mừng đó ở Hội Đường Dothái.

II- Ý nghĩa của danh từ évangélisation

Trong Tân Ước, KHÔNG có danh từ ”évangélisation”, mà CHỈ CÓ động từ ”évangéliser”. Nơi nhiều tài liệu Giáo Lý và trong từ điển, danh từ ấy có nghĩa: VIỆC loan báo Tin Mừng: L’ACTION d’évangéliser; THE ACT of evangelizing. Người Đức cũng dùng chữ ”Evangelisation”, còn có danh từ ”Evangelisierung” do động từ ”evangelisieren” hoặc thêm mạo từ trung tính (neutrum) ”das” trước động từ ấy để có danh từ: das Evangelisieren. Thậm chí họ còn tạo thêm danh từ ”độc đáo” sau đây: ”das Evangelisiertwerden” để nói lên VIỆC ĐƯỢC loan báo Tin Mừng. (”evangelisiert” là phân từ: participle; ”werden” là ”trợ động từ”: helping or auxiliary verb.)

III- Ý nghĩa của động từÉvangéliser

Trong ”La Nouvelle Évangélisation” (The New Evangelization, Die Neuevangelisierung), cựu Hồng y Giuse Ratzinger có viết thế này: ”Đâu là con ĐƯỜNG HẠNH PHÚC? Loan báo Tin Mừng CÓ NGHĨA: NÊU RA con đường ẤY – chỉ cho biết (học) NGHỆ THUẬT SỐNG. (Chúa) Giêsu phán lúc khởi sự đời sống công khai của Ngài: Ta đến để LOAN BÁO TIN MỪNG cho người nghèo khó.” (Je suis venu pour ÉVANGÉLISER les pauvres.)

IV- Ngữ nguyên (étymologiecủa chữ évangile

Chữ ấy có ”gốc” Hylạp là từ ”εὐαγγέλιον” (euangelion), nghĩa là ”tin mừng”: bonne nouvelle; good news (gospel); gute Nachricht. Tiếp đầu ngữ (préfixe) ”εὖ”, (eû) có nghĩa là ”tốt lành”; ngữ căn (radical) ”ἄγγελος” (ángelos) có nghĩa là ”sứ giả; người MANG tin”: messager. Do đó, tiếng Latinh, Đức, Pháp, Anh, Tây ba nha mới có các chữ: angelus, Engel, ange, angel, ángel, tức là ”thiên sứ”.

Người Hylạp có động từ ”LOAN BÁO TIN MỪNG ”εὐαγγελίσασθαι” (euangelisasthai) và, trong tiếng Anh, Pháp, Đức, Latinh, cũng có động từ mang ý nghĩa NHƯ VẬY: evangelize or evangelise; évangéliser; evangelisieren; evangelizare: LOAN BÁO TIN MỪNG!!!

V- Bốn chữ ”loan báo Tin Mừng

A- Trong tiếng Việt
Hai chữ ”loan báo” là động từ; còn hai chữ ”Tin Mừng” là túc từ của động từ vừa nêu.

B- Trong tiếng Anh, Pháp, Đức…
Động từ ”evangelize (hoặc evangelise), évangéliser, evangelisieren” có túc từ trục tiếp (complément d’objet direct), ví dụ: evangelize the poor; évangéliser les pauvres; die Armen evangelisieren. Dịch sang tiếng Việt thì phải viết, nói: LOAN BÁO Tin Mừng (Tin Lành, Phúc Âm) CHO người nghèo. (PREACH the Gospel TO the poor; ANNONCER La Bonne Nouvelle AUX pauvres; DEN Armen die Gute Nachricht  BRINGEN) (”den Armen” là Dativ.)

C- Trong tiếng Hylạp và Latinh
1- Tiếng Hylạp: εὐαγγελίσασθαι πτωχοῖς (euangelisasthai ptōchois):
Động từ ”loan báo Tin Mừng” (εὐαγγελίσασθαι) có túc từ ở Datif là chữ ”πτωχοῖς”: CHO người nghèo.
2- Tiếng Latinh: evangelizare pauperibus (”evangelisare” cũng có túc từ ở Datif là ”pauperibus”: CHO người nghèo.

VI- Ý nghĩa của chữ ”Nouvelle Évangélisation

Phần II đã nêu ý nghĩa của chữ ”Évangélisation”. Vậy, thành ngữ ”La Nouvelle Évangélisation” có nghĩa là: La NOUVELLE ACTION d’évangéliser! Xin tạm dịch: VIỆC ”TÂN LOAN BÁO Tin Mừng” thay vì: Tân Phúc Âm Hóa.

VII- Lý do không nên dùng thành ngữ Tân Phúc Âm Hóa

Lý do 1- Động từ ”évangéliser, evangelize, evangelisieren, evangelisare” KHÔNG có nghĩa: ”Phúc Âm HÓA” hay Tin Mừng HÓA”, mà là LOAN BÁO (TRUYỀN GIẢNG) TIN MỪNG (TIN LÀNH) CHO NGƯỜI NÀO ĐÓ như đã trình bày.

Lý do 2- Theo thiển ý của tôi, khi dịch thành ngữ ”Nouvelle Évangélisation”, chợt nghĩ tới động từ và danh từ ”franciser, francisation; vietnamiser, vietnamisation” (mà nhiều tác giả dịch là: Pháp HÓA, Việt HÓA), ”ai đó” bèn dùng chữ HÓA, chẳng hạn: franciser un mot étranger; vietnamiser le mot ”la gare”. Thật ra, ”franciser un mot étranger” có nghĩa thế này: Viết chữ đó (của nước ngoài) theo chánh tả và cách phát âm của người Pháp. (On a donné à ce mot une orthographe et une prononciation françaises.) Chẳng hạn: chữ ”gare” (của Pháp) cũng được người Việt viết và phát âm là ”GA”! Trong cuốn Larousse thật xưa, người Pháp dùng chữ ”la congaï” để định nghĩa đó là ”fille annamite”, lại còn lấy chữ ”con gái” làm thành ”động từ ”congaïller” với nghĩa rất tồi tệ, xúc phạm đến người Việt. Việc làm ấy KHÔNG phải là PHÁP HÓA, mà là ”mượn” chữ ấy của tiếng Việt để biến nó thành chữ nằm trong ngữ vựng (vocabulaire) của Pháp mà thôi!!!

Lý do 3- Xin nêu ví dụ về động từ ”évangéliser” với ước mong làm rõ thêm ý nghĩa của nó: J’étais évangélisé dès mon enfance. (Tôi được DẠY Phúc Âm ngay hồi còn thơ.) Nếu dịch: ”Tôi được Phúc Âm HÓA ngay hồi còn thơ.” là KHÔNG ”ổn” vì những lý do khác như sau:

Lý do 4- Nếu dịch chữ ”Nouvelle Évangélisation” thành ”Tân Phúc Âm Hóa” thì tôi BỎ SÓT phần NGỮ CĂN (radical) ”ἄγγελος” (ángelos) vốn RẤT quan trọng như đã nói trong phần IV.

Lý do 5- Luca 1,11-56 về việc SỨ thần Gabriel ”TRUYỀN Tin” cho ông Dacaria, cho Trinh Nữ và việc Nàng ”đi thăm” bà Êlidabét và những biến cố khác của Tin Mừng KHÔNG cho phép tôi bỏ sót ngữ căn ANGELOS cũng đã trở thành quý danh của thành phố ở California, Hoa Kỳ: Los Angeles!

Lý do 6- Dù được cắt nghĩa ”thế nào chăng nữa” về ý nghĩa của chữ HÓA, lắm Kitô hữu vẫn cảm thấy không ”bằng lòng” vì chữ HÓA có nhiều nghĩa. Nếu cho rằng HÓA có nghĩa là DẠY DỖ, GIÁO HÓA, BIẾN ĐỔI thì nên dùng chữ: VIỆC ”TÂN Loan Báo, TÂN Truyền GIẢNG Tin Mừng” hay sử dụng từ nào khác để tránh sự hiểu lầm như sau:

Lý do 7- Chữ ”tân” (trong ”Tân Phúc Âm Hóa”) là ”TÍNH TỪ” (*) đã gây nên, nơi nhiều người, sự ngộ nhận rằng nó là ”thuộc từ” (épithète; modifier, qualifier; Attribut) CỦA chữ ”Phúc Âm” bởi vì chữ TÂN nằm NGAY TRƯỚC chữ PHÚC ÂM. Như vậy, CHẲNG LẼ có Phúc Âm thứ hai?

Lý do 8– Nên tránh (càng nhiều, càng tốt) những thành ngữ Việt-Hán không thông dụng bởi vì ”trẻ em, người bình dân” khó lòng hiểu được các khái niệm về văn phạm (ngữ pháp) mà họ chưa hề nghe nói đến. Nghe hay đọc hai chữ ”thánh hóa” (sanctifier), hầu hết trẻ em công giáo lớp vỡ lòng đều hiểu ý nghĩa của nó. Nhóm từ ”Tân Phúc Âm Hóa” cũng ”khiến” tôi phân vân…

Lý do 9- Chỉ có Thiên Chúa là Tác Giả của Phúc Âm hay Tin Mừng. (Công Vụ 8,35) Cho nên Lời Ngài là Chân Lý ”bất biến HÓA”, vĩnh hằng. Còn Mẹ Maria là Đấng Cộng Tác vào Tin Mừng Tân Sáng Thế, rồi đến Thánh Dưỡng Phụ Giuse, các Tông Đồ, các Thánh Sử gia, Giáo Hội Tông Truyền cho đến ngày tận thế.

Lý do 10- Tóm lại, nên dịch đúng như cách của Đức Nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI mà tôi đã nêu ở phần II bởi vì Ngài lặp lại Ý của Chúa Giêsu: ”Ta đến để LOAN BÁO TIN MỪNG cho người nghèo khó.” (Je suis venu pour ÉVANGÉLISER les pauvres.)

VIII- Bằng chứng cách dịch sang tiếng Việt trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo

Dựa vào bản tiếng Pháp, Anh, Đức, tôi xin mạo muội dịch số 854 của Sách Giáo Lý như sau:

Do chính sứ mạng của mình, “Giáo Hội đồng hành với toàn thể nhân loại và CHIA SẺ số phận trần gian của thế giới. Giáo Hội như MEN và cũng là HỒN của xã hội được mời gọi ĐƯỢC ĐỔI MỚI TRONG (Chúa) Kitô và được BIẾN THÀNH GIA ĐÌNH CỦA THIÊN CHÚA”. (x. GS.40,2) Nỗ lực TRUYỀN GIÁOđòi hỏi sự kiên nhẫn. Nỗ lực ấy bắt đầu bằng việc RAO GIẢNG TIN MỪNG cho các dân tộc và các nhóm người CHƯA tin vào Chúa Ki-tô (x. RM 42-47); nỗ lực đó được tiếp tục trong việc thiết lập những cộng đoàn Kitô hữu VỐN là những “DẤU CHỈ sự HIỆN DIỆN của Thiên Chúa trong trần gian” (x. AG l5) và trong việc thành lập những Giáo Hội địa phương (x. RM 48-49). Nỗ lực ấy KHỞI ĐẦU tiến trình ĐI VÀO VĂN HÓA (inculturation) nhắm mục đích là HIỆN THÂN CỦA TIN MỪNG (pour incarner l’Évangile) TRONG CÁC nền văn hóa của CÁC dân tộc (x. RM 52-54); nỗ lực đó cũng sẽ không tránh khỏi thất bại. “Đối với con người, các đoàn thể và các dân tộc, Giáo Hội chỉ đến với họ và chỉ dần dần ĐI VÀO lòng họ và, cứ thế, đón nhận họ trong sự sung mãn công giáo.” (AG 6)

Xin trích nguyên văn câu tiếng Pháp: ”Il commence PAR L’ANNONCE de l’Évangile aux peuples et aux groupes qui ne croient pas encore au Christ.” (Nỗ lực ấy bắt đầu BẰNG việc RAO GIẢNG TIN MỪNG cho các dân tộc và (cho) các nhóm người CHƯA tin vào Chúa Ki-tô.)

Chúng ta có thể viết như sau, không dùng các chữ ”l’annonce de l’Évangile”: Il commence par L’ÉVANGÉLISATION DES PEUPLES ET DES GROUPES qui ne croient pas encore au Christ.

Nếu dùng ”commencer à + infinitif (động từ nguyên mẫu) thì chúng ta có thể viết: ”Nous avons commencé à ÉVANGÉLISER LES PEUPLES ET LESGROUPES qui ne croient pas encore au Christ.” Nhưng, nếu dùng ”commencer + nom (danh từ) thì viết như sau, không có giới từ PAR: ”Nous avons commencé L’ÉVANGÉLISATION DES PEUPLES ET DES GROUPES qui ne croient pas encore au Christ.” (Chúng ta đã bắt đầu RAO GIẢNG TIN MỪNG CHO các dân tộc và các nhóm người CHƯA tin vào Chúa Ki-tô.)

IX- Lời kết

Thiên Chúa Ba Ngôi là Đấng Tối Cao Rao Giảng Tin Mừng: L’Évangélisateur Suprême. Chúa Cứu Thế là Thầy lập nên Hội Thánh để Hội Thánh ấy tiếp tục ”sứ mạng rao giảng Tin Mừng”: Mission évangélisatrice. Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo Hội, là KHUÔN MẪU sau Thiên Chúa trong việc Loan Báo Tin Mừng. Để gọi những ”nước ĐƯỢC loan báo Tin Mừng”, người Anh, Pháp, Đức dùng các chữ: ”evangelized countries; pays évangélisés, evangelisierte Länder”. Do đó, KHÔNG thể dịch các chữ ấy sang tiếng Việt như sau: Các nước được PHÚC ÂM HÓA!!! Thành ngữ ”La Nouvelle Évangélisation” phải được hiểu là: La nouvelle Méthode d’Évangélisation; The New Method of Evangelizing. (Tân Phương Pháp / Phương Pháp mới / Canh Tân việc Loan Báo Tin Mừng)

Ngoài ra, theo người Pháp… động từ ”évangéliser” đồng nghĩa với ”cathéchiser” (dạy giáo lý), thậm chí với ”christianiser”, tức là ”convertir au Christianisme”: hoán cải, cải hóa (ai) theo Kitô Giáo.

Đức Quốc, Chúa Nhật, 04.8.2013
Đaminh Phan văn Phước

*Chữ ”Tân: Nouvelle” là TÍNH từ. Người Pháp gọi nó là: adjectif. Tiếp đầu ngữ ”ad” của Latinh có nghĩa là ”at, to, à, en”; còn ”jectif” là do gốc Latinh: ”iacere” có nghĩa là ”ném”: jeter. Như vậy, ”adjectif” TÂN là ”chữ được thêm vào” sát từ ”PHÚC ÂM” để bổ nghĩa cho từ ấy là điều vô lý như đã trình bày ở phần VI B. Đó là tính từ, chứ không phải ”tĩnh từ”, ví dụ: chữ ”talkative” (ưa nói, ba hoa, lắm miệng, lắm mồm) vẫn là tính từ: qualifying adjective; adjectif qualificatif!!!