Thiên Chúa và não bộ
“Con người có được nối kết với niềm tin tôn giáo?”. Tác giả Jeffrey Small đã đặt vấn đề như vậy trong cuốn “The Jericho Deception” (Mánh Khóe Giêrikhô), trong đó có một khoa học gia khoa thần kinh hư cấu (fictional neuroscientist) đã truy tìm nguồn gốc của các kinh nghiệm thần bí, phơi bày cả vẻ đẹp và bóng tối của nhân loại. Mặc dù cuốn sách này là tác phẩm hư cấu, tác giả Small dựa trên sự mới lạ về nghiên cứu khoa học hiện đại để tìm kiếm não bộ và niềm tin tôn giáo.
Tâm lý gia William James, thuộc ĐH Harvard, đã nghiên cứu về những người có kinh nghiệm thần bí. Ông viết: “MỘt thế kỷ trước, James gợi ý về các sự việc này đã xảy ra bằng cách nào, mặc dù sự khác nhau về giáo lý, niềm tin tôn giáo, và văn hóa trong các chủ đề của ông. Ông kết luận rằng tôn giáo có nguồn gốc và tập trung vào tình trạng thần bí của lương tâm”.
Tác giả Small cho biết thêm: “Cũng như các chủ đề của James, những người thành lập các tôn giáo lớn trên thế giới – Chúa Giêsu, Ngôn sứ Môsê, Tiên tri Mohammad, và Đức Phật – đã có kinh nghiệm cá nhân, trực tiếp, và thường xuyên về siêu phàm. Mỗi nhân vật đó cũng chia sẻ việc thực hành đạo đức, kể cả ăn chay, chiêm niệm và cầu nguyện, dẫn đến các dạng nối kết thần bí này. Khoa học cố gắng giải thích vài kiểu về các kinh nghiệm tôn giáo như vậy. Một số nhà nghiên cứu não chỉ ra dạng hiếm thấy về động kinh (epilepsy) xuất phát từ thùy thái dương của não bộ đã sinh ra tình trạng gọi là siêu sùng kính (hyperreligiosity), nó có thể gây ra thị giác tôn giáo mạnh. Các bác sĩ đưa ra lý thuyết rằng một số các thị nhân trong lịch sử – Ngôn sứ Êdêkien, Thánh Phaolô, Thánh Teresa Avila, và Joseph Smith – có thể cũng đã có tình trạng này”.
Tác giả Small cho biết thêm: “Tiến sĩ Andrew Newberg, thuộc ĐH Pennsylvania, đã xác định kinh nghiệm tâm linh của chúng ta vào thùy trán và thùy của não. TS Newberg dùng phương pháp SPECT để quét não các tu sĩ Phật giáo và Kitô giáo, họ thấy rằng khi các tu sĩ Phật giáo niệm Phật và các tu sĩ Kitô giáo cầu nguyện, não của họ sản sinh các đường quét rất giống nhau. Cũng như các tôn giáo khác nhau, các cơ chế thần kinh cũng xử lý các kinh nghiệm tôn giáo của họ”.
Còn hơn là tìm kiếm Thiên Chúa trong việc kết nối của não bộ, TS Rick Strassman đề nghị rằng một hóa chất thần kinh là DMT được sản sinh trong não chịu trách nhiệm về các kinh nghiệm thần bí. DMT cũng xuất hiện trong loại trà ayahuasca – loại trà được các bộ lạc Nam Mỹ dùng để giúp ghi nhớ hành trình tâm linh của họ. Khi TS Strassman dùng DMT đối với những người tình nguyện ở phòng thí nghiệm, nhiều người nói rằng họ cảm thấy vô cùng hưng phấn, được nối kết, và cảm thấy được thần linh yêu thương. Tuy nhiên, một số người khác lại có kinh nghiệm về ma quỷ và lạ lùng, nên họ phải ngưng nghiên cứu, có thể đó là kinh nghiệm thần bí tích cực mà các tiên tri kể lại hoặc dạng quỷ ám.
Nếu tôn giáo không là gì khác ngoài các nơ-ron nối kết trong não bộ hoặc sự sản sinh của các hóa chất thần kinh, vậy cảm nghiệm tôn giáo có thật không? Nếu chúng ta quét não khi nhìn vào trái táo, vỏ não cũng sáng lên. Nhưng chúng ta không quan tâm sự hiện hữu của trái táo vì não tiến triển loại cơ chế cho phép con người cảm nhận trái táo. Chúng ta có cách cảm nghiệm thần linh vì thần thánh thực sự là “Thực tế Tối hậu” (Ultimate Reality) chăng? Khoa học giỏi giải thích cơ chế, nhưng phải vật lộn với việc giải thích.
Theo TS Newberg, việc suy niệm và cầu nguyện có nối kết với não bộ, làm dày vỏ não ở thùy trán, như TS Sarah Lazar (ĐH Harvard) đã chứng minh, và có thể chậm lại theo quá trình lão hóa.
Xuyên suốt lịch sử và văn hóa, các nhà thần bí tôn giáo đã chia sẻ các dạng kinh nghiệm tâm linh phổ biến nào đó về sự kết hiệp, yêu thương, siêu thoát, và sự thấu suốt – dù họ theo tôn giáo nào. Não có vẻ nối kết với dạng kinh nghiệm nào đó, như thể chúng ta sở hữu một loại ăngten để liên lạc với thần linh vậy. Nhưng các kinh nghiệm này không chỉ có đối với các vị ẩn tu trong hang động, chúng ta cũng có thể có kinh nghiệm khi cầu nguyện và suy niệm. Trong cuốn “The Jericho Deception”, tác giả Small viết: “Có thể chúng ta cảm nghiệm Thiên Chúa – không theo lý trí, mà theo cảm xúc. Chúng ta không bao giờ hiểu Thiên Chúa, nhưng chúng ta có thể cảm nghiệm sự hiện hữu của Ngài”.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ beliefnet.com)