Tôi đưa ra cách trình bày gợi hứng để sống, hoặc ít ra cũng là ý tưởng. Nếu bạn biết tôi, bạn sẽ biết cảm giác vui vẻ như thế nào khi tôi được giao nhiệm vụ nói những lời khuyên khôn ngoan đưa vào tâm hồn những người cầu xin. Tôi chỉ là người bình thường. Đôi khi tôi mất bình tĩnh và nói những điều gây hối tiếc hoặc quên cầu nguyện. Có những ngày tôi cư xử theo những cách khiến tôi tự hào và có những lần khiến tôi lúng túng.
Tôi trung bình về mọi cách. Tuy nhiên, mỗi buổi sáng tôi vẫn mặc áo dòng và lễ phục, rồi bước lên bàn thờ để cử hành thánh lễ. Tôi lên bục giảng và giảng một bài nhằm truyền đạt cái nhìn sâu sắc về tâm linh vào tâm trí của người nghe. Những bài giảng thế này sẽ đơn giản mà vẫn đầy ý tưởng, an ủi, và cũng đầy thử thách, nhưng nhẹ nhàng, trung thực. Đó là một yêu cầu cao. Tôi cố gắng hết sức nhưng nghi ngờ rằng các kết quả sẽ pha trộn cách tốt nhất.
Có sự tin tưởng nhất định trong công việc khi tạo ra một bài giảng. Tôi phải tin rằng những gì tôi nói có giá trị và phải tin tưởng rằng Chúa sẽ sử dụng điều đó để động viên và gợi hứng cho người ta. Lời nói không dễ dàng, và có những ngày tôi nghi ngờ chính mình. Có lẽ đó là phản ứng lành mạnh, đối với sự nghi ngờ. Hoặc ít ra điều đó cũng lành mạnh ở mức điều độ. Nó giữ cho tôi sự trung thực và khiến tôi cẩn thận suy nghĩ lời nói của mình, không cho rằng bất cứ điều gì tôi nói sẽ tự động trở nên sâu sắc. Rất có thể không như vậy, đó là lý do tại sao các bạn của tôi phải có một số bản nháp. (Nếu bạn nghĩ rằng bản cuối cùng là trung bình, bạn nên xem lại bản đầu tiên!)
Ít ra là với các bài viết và bài giảng, tôi có cơ hội suy nghĩ lại và định hình lời nói của mình. Làm sao để các bậc cha mẹ, những người phải tìm ra những lời chính xác đúng vào thời điểm thích hợp, an ủi con cái của họ khi gặp khủng hoảng? Hay cho họ lời khuyên thay đổi cuộc sống với cụm từ phù hợp chính xác sẽ giúp họ hiểu được? Rồi bạn luôn được hỏi ý kiến từ một người bạn và không biết phải nói gì? Bạn không thể chỉ nhún vai, nhưng bạn cũng không muốn nói điều sai. Rất cần tự tin để phản ứng trong những tình huống đó. Chúng ta phải đáp ứng. Rốt cuộc, đó là công việc của cha mẹ và bạn bè.
Khi biết điều đó đủ cho nhiệm vụ rao giảng, tôi nhớ một câu chuyện về Thánh Thomas đã giúp tôi mở rộng tầm mắt về sự thiếu tự tin và cách vượt qua nó.
Tại Âu châu hồi thế kỷ XIII, Thánh Thomas nổi tiếng về trí thông minh. Ngài rất được ngưỡng mộ vì sự sáng suốt trong việc giảng dạy về chủ đề phức tạp là Bí tích Thánh Thể. Có một cuộc tranh cãi căng thẳng vào thời điểm đó về cách định nghĩa Bí tích Thánh Thể: đó chỉ là biểu tượng? Thánh Thể có ở trong bánh sau khi linh mụ truyền phép? Có nghĩa là gì khi nói rằng bánh đó có sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu? Thánh Louis, vua của Pháp quốc, đã mời Thánh Thomas đến đại học Paris để giúp giải quyết cuộc tranh cãi đang diễn ra giữa các giảng viên và sinh viên.
Nói cách khác, công việc được giao cho Thánh Thomas là nói một điều gì đó vô cùng truyền cảm hứng đến mức có thể thuyết phục một đám đông những người thích tranh luận phải ngừng tranh luận. Mặc dù là người tài giỏi, Thánh Thomas bắt đầu lo lắng rằng không thể nói gì đủ để thuyết phục mọi người. Điều đó giống như cố cãi nhau với một bầy mèo, hoặc tôi phỏng đoán theo cách nói thời Trung Cổ là giống như cố gắng để tất cả các thiên thần cùng nhảy trên các đầu cây kim vậy. Đó là một kịch bản bất lợi cho sự thành công, và sự nghi ngờ của Thánh Thomas rất nghiêm trọng.
Tôi rất thích những gì ngài đã làm tiếp theo. Mặc dù cảm thấy thiếu tự tin, ngài vẫn tiếp tục và chuẩn bị ý tưởng tốt nhất có thể, rồi ngài cầu nguyện và ăn chay ba ngày. Khi ngồi trong nhà nguyện, ngài đặt cuốn luận thuyết của mình về Bí tích Thánh Thể trên bàn thờ, nghĩa là đặt nó vào tay Chúa. Sau đó, khi ngài trình bày lý lẽ của mình tại trường đại học, nó đã được người ta đồng tâm nhất trí chấp nhận.
Thánh Thomas tiếp tục viết nhiều về một số chủ đề thần học phức tạp, nhưng tôi tự hỏi liệu sự tự nghi ngờ có bao giờ khiến ngài hoàn toàn bỏ cuộc hay không? Bởi vì nhiều năm sau, ngài lại cầu nguyện trong một nhà nguyện và Chúa chọn dịp này để khuyến khích ngài. Cây Thánh Giá trên tường bắt đầu phát sáng rực rỡ. Chúa Giêsu hiện ra và nói: “Này Thomas, con đã viết tốt về Ta. Con muốn điều gì như một phần thưởng?” Thánh Thomas bật khóc và trả lời: “Lạy Chúa, con không muốn ai khác ngoài chính Ngài.”
Mọi người đều đấu tranh với sự hoài nghi, ngay cả những người mà bạn không bao giờ nghĩ rằng sẽ ảnh hưởng. Những người thành công lớn, thông minh, được tôn trọng đều có những mối nghi ngờ giống như bất kỳ ai. Tất cả chúng ta đều tự hỏi liệu mình có đủ tốt hay không – nếu chúng ta nói điều đúng, hoặc có thực sự đủ cho các công việc hằng ngày của mình hay không. Tôi nhận thấy rằng, nếu tất cả chúng ta đều nghĩ theo cách này thì chẳng có áp lực nào cả.
Đối với tôi, gương Thánh Thomas dường như là một cách đặc biệt đơn giản nhưng hiệu quả để đối phó với sự nghi ngờ bản thân. HÃY LÀM HẾT SỨC MÌNH và GIAO PHÓ CHO THIÊN CHÚA.
LM. MICHAEL RENNIER
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org)