Thánh Têrêsa Lisieux – Từ bỏ và Bình an

137

“Quan phòng” là từ ngữ cần mang một ý nghĩa mới vì nó đã bị lãng quên hoặc được biếm họa đến mức độ như vậy. Đối với nhiều người, sự quan phòng chỉ gợi lên một dạng “giảm nhẹ” cho những lúc cuối tháng có khó khăn một chút. Cũng giống như việc “tưới nước” làm giảm thiểu chất thải nông nghiệp, sự thừa thãi trong xã hội của chúng ta cuối cùng đã giải phóng con người khỏi niềm tin vào Thiên Chúa: “Nào, chúng ta hãy làm với nó. Bạn sẽ không thực sự tin tưởng ‘người mơ mộng hiền lành’ tên là Giêsu, người xác định rằng bạn không nên lo lắng về bất cứ điều gì, rằng Thiên Chúa sẽ chăm sóc nó.”

Để quay lưng lại với niềm tin vào sự quan phòng, ngay khi lời này được thốt ra, chúng ta vội vàng vẽ biếm họa nó, không phải theo cách tầm thường, mà chỉ đơn giản bằng cách khơi lại bầu không khí của thời đại chúng ta đang sống: “Bạn có còn tin vào một Thiên Chúa sẽ xác định trước tất cả mọi thứ sẽ xảy ra với bạn, mà không để cho sự tự do của bạn có tiếng nói nào trong đó? Bạn có còn tin vào một Thiên Chúa dường như thờ ơ với sự ác và đau khổ của loài người?” Sức nặng của những bức tranh biếm họa này chắc chắn đảm bảo cho họ một sự nghiệp lâu dài, nhưng nếu chúng ta dám để Chúa Quan Phòng nói điều đó, chúng ta sẽ có một số ngạc nhiên tốt lành!

Thiên Chúa không bằng lòng với việc tạo ra thế giới theo cách mà người ta xây dựng thứ gì đó rồi bỏ: “Hỡi các sinh vật, đây là Quà Giáng Sinh, hãy vui vẻ, và trên hết, đừng làm phiền tôi; công việc của tôi đã kết thúc!” Chắc chắn trong mỗi trường hợp, Thiên Chúa “mang” sự sáng tạo của Ngài, nhưng trong tình yêu của Ngài, Chúa Ba Ngôi “mang” chúng ta như một phần của kế hoạch nhân từ: “Mọi sự kiện lịch sử diễn ra theo ý muốn hoặc Sự Quan Phòng của Thiên Chúa, và Ngài đạt được mục đích trong lịch sử.”

Một số người sẽ thích công thức đơn giản này hơn cách diễn đạt kỹ thuật la Kế Hoạch Quan Phòng của Thiên Chúa: “Thiên Chúa là Cha có kế hoạch tình yêu riêng cho đời tôi!” Toàn bộ mục đích của cuốn sách này nằm ở câu trả lời cho câu hỏi này: “Tôi có muốn tham gia vào kế hoạch tình yêu cụ thể mà Thiên Chúa dành cho cuộc đời tôi qua việc từ bỏ một cách tự tin và tích cực?” Thật không may, những tâm trí tổn thương không biết suy nghĩ của chúng ta thường truyền tải hình ảnh sai lầm này về Thiên Chúa sống động đang làm chủ cuộc sống con người từ rất cao xa. Không, Sự Quan Phòng ngụ ý chính Ngài trong các chi tiết nhỏ nhất trong cuộc đời chúng ta: “Sự làm chứng của Kinh Thánh nhất trí rằng sự ước mong về sự quan phòng của Thiên Chúa là cụ thể và tức thì. Thiên Chúa quan tâm đến tất cả mọi người, từ những điều nhỏ nhặt nhất cho đến những sự kiện trọng đại của thế giới và của lịch sử.” Giáo lý Công giáo, số 303, cho chúng ta biết điều đó. Nếu vậy thì không gian nào và tình yêu lớn lao nào chúng ta có thể dành cho các chi tiết nhỏ nhất của đời mình? Thánh Têrêsa ngạc nhiên: “Mọi thứ đều quá lớn lao trong tôn giáo… Nhặt một cái ghim vì yêu mến cũng có thể biến đổi một linh hồn. Thật bí ẩn!”

Khi loại bỏ Chúa ra khỏi cuộc đời mình, con người hiện đại dường như ngày càng tuyệt vọng hơn khi đối mặt với lịch sử thế giới này, nơi dường như là tình trạng bối rối hơn là một thiết kế kỳ diệu đến từ bàn tay của Chúa nhân lành. Ngày nay, nhiều người khó có thể xác định Thiên Chúa là Chúa của lịch sử, nhưng “chúng ta tin chắc rằng Thiên Chúa là chủ của thế giới và lịch sử.” (GLCG 314). Chúng ta đừng ngại “rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ.” (2 Tm 4:2) Chúng ta hãy công bố sự thật của đức tin, kẻo trong Ngày Phán Xét, chúng ta sẽ bị kết án vì đã không giúp đỡ xã hội đang lâm cảnh tuyệt vọng! Tín điều về sự quan phòng là chân lý được chúng ta sống, chân lý làm thay đổi cuộc sống. Việc dâng mình cho Thiên Chúa tình yêu giúp đổi mới cuộc sống bằng cách làm thấm nhập niềm hy vọng bao la vào đó. Điều đó đem lại ý nghĩa – có lẽ là ý nghĩa cuối cùng của lịch sử thế giới và cuộc đời chúng ta.

Việc khám phá này, hoặc tái khám phá, về Thiên Chúa ở rất gần đời sống con người, có lẽ đã cho phép sự phát triển của ý tưởng về sự quan phòng. Bây giờ chúng ta hãy đương đầu với hai khó khăn thường xuyên ngăn cản chúng ta dâng mình cho Thiên Chúa: 1) Nếu Thiên Chúa có kế hoạch yêu thương cho đời tôi thì tôi có còn tự do không? 2) Làm sao tôi có thể tin vào kế hoạch của Thiên Chúa dành cho đời tôi khi sự dữ và đau khổ ập đến với tôi?

  1. KẾ HOẠCH YÊU THƯƠNG CỦA THIÊN CHÚA VÀ SỰ TỰ DO CỦA TÔI

Làm sao để người ta có thể dung hòa kế hoạch quan phòng mà Thiên Chúa biết từ muôn thuở – “kế hoạch chắc chắn và sự biết trước của Thiên Chúa” (Cv 2:23) – với sự tự do của con người xứng đáng với tên gọi đó, nghĩa là hoàn toàn tự do?

Chúng ta hãy để kịch bản về kế hoạch “tiền định” quan trọng sang một bên. Trong kịch bản này, Thiên Chúa đã xác định rõ ràng rằng một số người nhất định sẽ được tiền định từ đời đời để được hạnh phúc, trong khi những người khác sẽ được tiền định để chịu hình phạt vĩnh viễn, ngay cả trước khi thực hiện quyền tự do của họ. Nếu vậy, chúng ta sẽ không là bạn hữu của Thiên Chúa (Ga 15:15) mà là đồ chơi của Ngài, trên đó tên bạo chúa gian tà này sẽ trốn tránh mọi thứ bất ngờ. Không, Thiên Chúa có kế hoạch thuận lợi cho tất cả mọi người bởi vì Ngài là Tình Yêu. Kế hoạch này bao gồm đầy đủ và tôn trọng vô hạn việc thực hiện quyền tự do của chúng ta: “Thiên Chúa là chủ lịch sử. Nhưng mặc dù vậy, Ngài hiểu nó theo cách để cho phép tự do phát huy vai trò của nó.”

  1. HAI NGUYÊN NHÂN

Thiên Chúa thực sự là Chúa Tể tối cao đối với kế hoạch yêu thương của Ngài, và để thực hiện kế hoạch đó, Ngài kêu gọi các thụ tạo, những người là “nguyên nhân thứ cấp” của Ngài: “Thiên Chúa là nguyên nhân thứ nhất hoạt động trong và qua các nguyên nhân thứ cấp.” (GLCG 308) Như vậy, mặt trời là nguyên nhân thứ cấp, tạo điều kiện cho sự tồn tại của con người trên trái đất. Thông qua hành động sinh sản và tình yêu thương mà họ biểu lộ, cha mẹ là nguyên nhân thứ cấp của con cái. Bằng cách này, họ cho phép tình yêu tự do của Thiên Chúa thể hiện qua đó.

Thánh Têrêsa tâm sự về việc chứng kiến của cha mình khi cầu nguyện: “Tất cả chúng tôi cùng nhau lên lầu để đọc kinh đêm và Nữ Hoàng bé nhỏ ở một mình gần Vua của mình, chỉ còn cách nhìn ông để xem các thánh cầu nguyện như thế nào.” Hãy để chúng tôi đi xa hơn. Ngay cả một người bất đồng quan điểm cũng có thể là một nguyên nhân thứ cấp khi, thông qua một nhận xét khó chịu, người đó dạy chúng ta phải chữa lành lòng kiêu hãnh của mình!

Chúng ta có lúc khó nghĩ về Chúa – Đấng hành động trong con người mà không hạn chế quyền tự do của người đó – như một nguyên nhân thứ nhất hành động qua các nguyên nhân thứ cấp.

Thiên Chúa KHÔNG bóp chết tự do của chúng ta. Chúng ta thường truyền đạt tầm nhìn bị thương này về sự toàn năng của Thiên Chúa, Đấng chỉ có thể bóp chết sự tự do tồi tệ bị hạn chế của chúng ta như chiếc xe ủi đất. Vâng, Thiên Chúa là đấng toàn năng và có khả năng tạo ra thế giới! Nhưng quyền năng của Ngài đến mức có thể thâm nhập vào quyền tự do của con người mà không bao giờ tấn công nó. Khi bình luận về Ga 6:44, Thánh Augustinô đã nói rất tuyệt vời: “Chớ nghĩ mình bị lôi kéo làm trái ý mình. Tự do của chúng ta không những không bị Thiên Chúa bóp chết, mà còn được nâng lên thành phẩm giá thiêng liêng, vì Thiên Chúa làm cho chúng ta trở thành các cộng sự viên (1 Cr 3:9) trong kế hoạch nhân từ của Ngài.”

Thiên Chúa KHÔNG tranh giành tự do của chúng ta. Không có sự cạnh tranh giữa Thiên Chúa và con người như những vị trí trong trò chơi âm nhạc, trong đó chỉ có một vị trí, và nếu Thiên Chúa chiếm giữ thì con người sẽ không có tự do ngồi xuống. Không, Thiên Chúa hành động trong con người. Chiếc ghế là 1% của Chúa và 100% của con người. Thiên Chúa hành động trong mọi tác nhân. Có sự hợp tác, nhưng ở hai cấp độ; hành động của nguyên nhân thứ cấp không thể được đặt trên cấp độ của Thiên Chúa, Đấng là Nguyên Nhân Thứ Nhất. Vì vậy, không khó khăn để “bắt gặp Thiên Chúa” hành động trong cuộc sống của chúng ta, trực tiếp hoặc thông qua các nguyên nhân thứ cấp, vì hành động của Ngài sẽ luôn “khác” với hành động của con người, điều mà chúng ta sẽ không nhận thấy bằng mắt thường. Vì vậy, nếu tôi chọn từ bỏ mình cho Chúa, sự tự do của tôi sẽ không bị ảnh hưởng bởi điều đó. Ngược lại, sự tự do của tôi sẽ tăng lên!

Nếu sự tự do tối cao của Thiên Chúa liên tục hòa lẫn với sự tự do của con người, chúng ta đừng ngạc nhiên nếu Kinh Thánh hoặc các thánh dường như quy tất cả những gì xảy ra với họ trực tiếp cho Thiên Chúa, trong khi thường không chú ý nhiều đến các nguyên nhân thứ cấp: “Chúa Thánh Thần, tác giả chính của Kinh Thánh, thường quy các hành động cho Thiên Chúa mà không đề cập đến bất kỳ nguyên nhân thứ cấp nào. Đây không phải là một ‘phương thức nói nguyên thủy,’ mà là một cách sâu sắc để nhắc lại quyền tối cao và tuyệt đối của Thiên Chúa đối với lịch sử và thế giới.” Điều đó xảy ra là những người trí thức cao nào đó nhìn vào Kinh Thánh hoặc lời nói của các thánh từ trên cao, như thể ngôn ngữ của họ thiếu tính chặt chẽ về mặt khoa học. Sự phán xét kiêu kỳ này có vảy trong mắt nhìn. Nó giới hạn thực tại ở bề ngoài trong khi phủ nhận Đấng đã đặt nó vào con người mọi lúc. Một vị thánh thực sự xứng đáng được gọi là “người được soi sáng.” Cái nhìn như mắt đại bàng của người đó cho phép nhìn xuyên thực tại đến mức nhận ra bàn tay quan phòng của Chúa Cha phía sau những gì có thể nhìn thấy.

  1. THIÊN CHÚA LÀ CHỦ THỂ

Cân nhắc sự tự do của Thiên Chúa và con người đã đối mặt với chúng ta cùng với bí ẩn của sự dữ. Quyền tự do của các thụ tạo – con người và các thiên thần sa ngã – đến nỗi chúng có thể lựa chọn cái ác. Làm sao Thiên Chúa có thể đạt được kế hoạch yêu thương của Ngài nếu các thụ tạo của Ngài sử dụng quyền tự do để phạm tội?

Con người được tự do hoàn toàn, ngay cả khi con người phá hủy kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa, thì vẫn gián tiếp cộng tác, vì Thiên Chúa có khả năng sử dụng một cách bí ẩn cho điều tốt hơn, mặc dù điều ác đã phạm: “Thiên Chúa là chủ thể của lịch sử. Mặc dù vậy, Ngài quan niệm nó theo cách để tự do phát huy vai trò của nó. Vì vậy, tôi có thể rời khỏi kế hoạch của Ngài dành cho tôi… Một mặt Thiên Chúa hoàn toàn chấp nhận tự do, và mặt khác Ngài vẫn vĩ đại đến mức có thể biến đổi thất bại và hủy diệt thành sự khởi đầu mới, thậm chí vượt qua những điều này và dường như trở nên vĩ đại hơn và tốt hơn.”

Chúng ta có thể nói điều tương tự về công việc hút cạn nghị lực của các thiên thần sa ngã – ma quỷ – hay không? Có, đó là nghịch lý được Goethe lưu ý trong cách mô tả này: “Satan là kẻ luôn muốn điều ác và không làm điều tốt. Nhưng ma quỷ và băng nhóm của hắn tàn phá một cách vô ích, vì hành động xấu xa của chúng được ‘tích hợp’ vào kế hoạch cứu độ mầu nhiệm. Ngay cả với những người không làm những gì Thiên Chúa muốn, Ngài vẫn làm những gì Ngài muốn.”

Chúng ta phải chiêm ngắm Đức Kitô là Đấng chinh phục để khám phá những viễn cảnh đáng kinh ngạc như vậy!

LM. JOEL GUIBERT

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)