Tham gia vào sứ vụ của Chúa – Sứ vụ Thần linh

77

THAM GIA VÀO SỨ VỤ CỦA CHÚA – SỨ VỤ THẦN LINH

(11.03.23 – Cha Giuse Vũ Uyên Thi, S.J.)

Sứ vụ là một công việc được sai phái làm. Những việc tự làm không phải là sứ vụ. Con người có tự do và có khả năng làm nhiều việc khác nhau. Có những việc họ tự làm, có những việc họ được sai phái. Khi họ chấp nhận để được sai đi, họ đi làm sứ vụ.

Nhưng trước hết, từ thuở đời đời Thiên Chúa Ba ngôi luôn sống và hoạt động. Ba ngôi yêu thương nhau. Hoạt động chính của Thiên Chúa là yêu thương nhau, vì Thiên Chúa không cần làm gì khác. Vì Thiên Chúa là tình yêu và với tự do, Thiên Chúa đã bắt đầu làm việc “bên ngoài” Thiên Chúa, đó là việc sáng tạo và quan phòng (tiếp tục chăm sóc). Thiên Chúa làm nhiều việc, nhưng có những công việc gọi là sứ vụ của Chúa. Việc sáng tạo không phải là sứ vụ, vì không có việc sai phái. Nhưng cứu chuộc và thánh hóa nhân loại là hai sứ vụ: Chúa Ki-tô là Đấng được Chúa Cha sai phái xuống thế trần để thực thi sứ mạng cứu độ. Chúa Thánh Thần được Chúa Cha và Chúa con sai phái xuống để thánh hóa Hội thánh khi Chúa Giê-su đã về trời. Vậy công việc của Chúa và sứ vụ của Chúa có chút ít khác biệt. Công việc của Chúa nói đến những gì Chúa làm, mà không nhấn mạnh đến tính sai phái. Còn sứ vụ của Chúa nhắm đến một công việc được trao phó, được ủy thác. Vậy có thể nói ngoài việc sáng tạo và quan phòng một cách chung, thì Thiên Chúa có hai sứ vụ chính đó là cứu chuộc và thánh hóa con người. Và hai sứ vụ này vẫn đang được Thiên Chúa thi hành trong giây phút hiện tại.

Về phần con người họ là đối tượng của chính sứ vụ thần linh, họ là đối tượng cần được cứu rỗi và thánh hóa. Tuy nhiên, con người là đối tượng chủ động, vì họ là ngôi vị có lý trí và tự do, chứ không thụ động như một cái cây hay ngọn núi. Như thánh Âu-tinh nói để tạo dựng con người, Thiên Chúa không cần hỏi ý kiến họ (vì họ có đâu mà hỏi) nhưng để cứu độ con người, Chúa cần hỏi ý kiến họ.

Thế nên vấn đề đặt ra là con người sử dụng lý trí và tự do của mình như thế nào để thuận tiện nhất cho việc cứu độ và thánh hóa của Chúa được diễn ra? Vậy cần đi về gốc của vấn đề, vấn đề sa ngã của con người, mà vì thế họ cần cứu độ.

Sách sáng thế kể lại việc ông bà nguyên tổ sa ngã. Lý do sâu xa nhất của việc sa ngã đó là con người tìm nương nhờ nơi tạo vật (cây trái cấm) hơn là nương nhờ và gắn bó với Chúa. Chúng ta hay nghĩ rằng Chúa đặt ra cây trái cấm để thử thách ông bà xem coi có biết giữ lời không? Dĩ nhiên Kinh thánh có nhiều cách giải thích. Một cách giải thích khác đó là sở dĩ Chúa đặt một cây thật hấp dẫn giữa vườn, để dễ nhìn thấy, và Chúa cấm ăn là vì Chúa biết rằng thụ tạo có tốt đến mấy cũng không thể là cứu cánh của con người, không thể làm no thỏa lòng con người, không thể là điều để con người liên kết và gắn bó. Ngày nào con người chọn cách dứt khoát nương nhờ vào thụ tạo, và bỏ Thiên Chúa hay để Chúa xuống hàng thứ yếu, ngày ấy con người sẽ ngèo nàn và chết. Thế nên khi chọn cây trái cấm và ăn, hai ông bà trở nên nghèo nàn (biểu tượng bằng sự trần truồng). Cây trái cấm, cây hấp dẫn nhất, đem trồng giữa vườn để cảnh báo con người, cây tốt như thế nhưng cũng không nên gắn bó, và tất nhiên những cây tầm thường mọc ở xó xỉnh thì càng không nên gắn bó.

Vậy tựu trung lời Chúa truyền khi xưa cũng như khi nay đó là: Đừng gắn bó với thụ tạo, hãy sử dụng thụ tạo cho có chừng mực (cây trái cấm biểu tượng cho giới hạn, tức việc có chừng mực), vì thân xác cần đến thụ tạo để sống. Nhưng sự sống đích thực là sự gắn bó thân thiết với Chúa, nương cậy vào một mình Chúa thôi.

Thế nên có thể nói, mọi tội lỗi loài người đều là việc bỏ Thiên Chúa mà gắn bó với một thụ tạo nào đó mà họ ưa thích và xem là cứu cánh của đời họ.

Vậy cho nên Thánh I-nhã đã đặt ra một nguyên tắc phân định đó là: chỉ được sử dụng thụ tạo (bao gồm cả con người) trong mức độ chúng giúp mình đến với Chúa hơn, và ngưng sử sụng khi chúng làm mình xa Chúa. Đây không phải là một sự thỏa hiệp với thụ tạo như có người hiểu lầm. Thực ra có ba mức độ. Mức một là gắn bó với thụ tạo và quên Chúa. Mức thứ hai là từ bỏ hoàn toàn thụ tạo để gắn bó với Chúa. Mức thứ ba là gắn bó với Chúa, và sử dụng thụ tạo để giúp mình gắn bó với Chúa hơn. Nhóm thứ ba và nhóm thứ nhất dễ lẫn lộn với nhau. Vì bên ngoài xem ra sử dụng vật chất giống nhau nhưng bên trong rất khác. Cũng như Chúa Giê-su ở giai đoạn ba, Ngài rất tự do trong việc ăn uống đi lại, tiếp xúc, khiến người ta nghĩ ngài là loại thứ nhất, nhưng không, Ngài thuộc loại thứ ba.

Vậy tâm thế thích hợp để Thiên Chúa dễ thực thi sứ vụ của mình là tâm thế hoán cải: Thay vì gắn bó và cậy dựa thụ tạo, chúng ta trở về gắn bó và nương nhờ vào một mình Chúa mà thôi. Đây chính là việc tin tưởng nơi Chúa và trông cậy nơi Chúa. Thánh Phao-lô có lẽ nói đến niềm tin theo nghĩa hoán cải này, nhờ đó một người được cứu độ, tức chuẩn bị sẵn sàng để Chúa cứu, chứ ngài không đề cao việc làm theo đúng những gì lề luật dạy, theo nghĩa tự cứu, vì là điều không thể, và sứ vụ của Chúa là thừa. Hãy hoán cải và tin vào Tin Mừng (tin và gắn bó với Chúa) cũng chính là điều đầu tiên Chúa rao giảng.

Người tham gia vào sứ vụ Thần linh hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là trở nên người cộng tác để chính mình được cứu và thánh hóa. Nghĩa thứ hai mới là đi giúp người khác cũng đón nhận được sứ vụ thần linh của Chúa. Đa số chúng ta thích vế thứ hai mà quên đi chính mình cần được cứu trước.

Theo nghĩa thứ nhất, một người cần hoán cải tận căn và liên tục, một nỗ lực không mệt mỏi từ bỏ thụ tạo để quay về gắn bó với Chúa trong niềm tin cậy mến. Trái tim vẹn sạch Đức Mẹ nói lên điều này. Vẹn sạch nói lên không vướng bận điều gì nơi thụ tạo, và chính vì thế trái tim ấy dành trọn vẹn cho Thiên Chúa, cưu mang Thiên Chúa, là Mẹ Thiên Chúa, và cũng là Mẹ của nhân loại. Là mẹ của nhân loại có nghĩa là cưu mang ấp ủ bảo bọc lo toan mọi người trong trái tim của mình. Là mẹ của Chúa và là Mẹ của nhân loại là nền móng, là điều kiện tiên quyết cần phải có của việc đi giúp người khác đón nhận sứ vụ của Chúa, hay nói khác đi là việc truyền giáo, việc cứu vớt các linh hồn. Theo nghĩa này Đức Mẹ là gương truyền giáo.

Cần nói thêm, tội có thể nhìn ở nhiều khía cạnh và nhiều góc độ. Nhìn cách chung nhất đó là việc gắn bó và nương nhờ vào thụ tạo mà bỏ quên Thiên Chúa. Nhưng khi nhìn đến gốc của vấn đề, tội khởi đi từ cách chúng ta suy nghĩ, phán đoán và hình thành nên “niềm tin” hay lập trường của mình. Đây không là suy nghĩ này suy nghĩ kia, nhưng là cách thế suy nghĩ, nó nói đến một điều gì đó sâu xa và ổn định, cái nếp nghĩ, nếp nhìn, tâm thế, quan điểm lập trường của chúng ta.

Cũng một cây trái cấm Chúa tạo ra, Chúa thấy tốt đẹp, nhưng Ông bà nguyên tổ lại có một cách nhìn, cách suy nghĩ và lý giải khác, đặc biết với sự xúi giục của con rắn. Hai ông bà đồng ý với cách lý giải rằng: Chúa sợ ai ông bà bằng Chúa, sợ nên Chúa mới nói dối rằng ăn vào thì chết. Khi con người diễn giải như vậy, tức có suy nghĩ và niềm tin như thế, sẽ dẫn đến hành động tương ứng: không chơi với Chúa nữa, phải tự lo cho mình. Mà bản thân mình thì có nhu cầu, tức có sự thiếu hụt, nên cần bám vào thụ tạo, bám vào người khác, bám vào con rắn để có sự an toàn.

Nghe thì xa lạ nhưng đó là cách chúng ta vẫn làm khi chúng ta lý giải hay thấy rằng dường như Chúa không đủ sức chăm lo cho mình. Mình phải liệu lấy thân. Ngay trong dòng tu cũng thế, nghĩ rằng Chúa ở quá xa, không lo cho mình được nên chính mình phải lo lấy thân, tranh thủ quen người này, cậy dựa người kia, lấy lòng người nọ, có khi dùng cả thủ đoạn che giấu và quanh co để bảo vệ lấy thân. Nhưng hỡi ôi, khi đó Chúa sẽ để họ tự lo, và thường là chẳng đi đến đâu. Vì “ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công”.

Vì vậy phải duyệt xét thường xuyên nếp nghĩ và cung cách suy nghĩ của mình. Trong Tin mừng Chúa nói: niềm tin của con đã cứu chữa con. Niềm tin chính là nếp nghĩ. Vậy điều quan trọng nhất là cái nếp nghĩ của một người. Khi Chúa trừ quỷ, cùng một sự kiện, nhưng có người nhìn xem, suy nghĩ và lý giải rằng ông này dùng quỷ vương mà trừ quỷ. Chúa nói, đây là tội phạm đến Thánh thần, tức tội lý giải sai về chính Đấng đến cứu mình. Lý giải sai về chuyện nhỏ thì gây thiệt hại nhỏ, mình cần được cứu mà lại lý giải sai về chính người đến cứu mình thì làm sao dám để người ấy cứu, thế nên tội phạm đến Thánh Thần là tội không được tha (vì Chúa không cứu được).

Vậy phải xét xem cách nghĩ của tôi có vấn đề gì không? Đây là tiêu chuẩn để xét: nếu cách nghĩ cách nhìn của mình đem lại cho mình sự lạc quan, vui tươi, tin tưởng, yêu mến, trông cậy, mở ra, bao dung, bác ái, cảm thông, tha thứ, kiên nhẫn, đón nhận, hi vọng, nói chung lại là những từ nghĩ tích cực, thì đó là dấu hiệu chúng ta có cách suy nghĩ đúng. Còn khi nào chúng ta suy nghĩ và khiến cho chúng ta nhỏ nhen, ghen tỵ, thất vọng, lo âu, buồn chán, nản chí, tháo lui, đầu hàng, buông xuôi, thì khi đó chúng ta đã nghĩ sai. Cần đổi lại nếp nghĩ (hoán cải), hoán cải thực ra là đổi lại nếp nghĩ, nếp nhìn, nếp giải thích. Lý do cho tiêu chuẩn này là vì Chúa là chân lý, và suy nghĩ nào gần Chúa, gần chân lý, nó sẽ nảy sinh điều tích cực, còn càng xa Chúa nó sẽ nảy sinh tiêu cực. Điều này phải đúng, vì không thể nào một suy tư gần với ý Chúa mà lại nảy sinh điều tiêu cực được. Vậy hãy để ý, bất cứ khi nào mình không vui hay tiêu cực, hãy xem lại nếp nghĩ và nếp lý giải của mình.

Vấn đề sâu hơn nữa, đó là cùng một Chúa Giê-su sao có người lý giải để rồi tin, sao có người lý giải rồi chống đối? Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng một phần là do quá khứ hay môi trường mình sống hay do các biến cố cuộc sống. Tâm hồn chúng ta như một miếng kiếng trong, nhưng các biến cố làm cho méo mó nên lý giải lệch đi. Vậy những ai thấy mình có những cái nhìn tiêu cực, hay những ý nghĩ tiêu cực cứ bám vào mình thì hãy tìm cách thoát ra. Điều tai hại nhất là chúng ta cho rằng suy nghĩ tiêu cực đó của mình là đúng, những người suy nghĩ lạc quan và tin tưởng vào Chúa mới là sai, khi đó thật là hết thuốc chữa.

Tội là việc nương cậy vào thụ tạo cũng đến từ cấu trúc của con người. Con người có cấu trúc rất phức tạp và có nhiều cách phân chia nhưng ở đây chia làm ba phần. Phần nhu cầu thể xác gắn liền với cái ăn ở mặc và những tiện nghi. Phần thứ hai là nhu cầu tâm lý, bao gồm 5 điểm chính: được quý mến, cảm thông, được lắng nghe, được tôn trọng, được thuộc về. Phần thứ ba là nhu cầu tâm linh, hay phần của linh hồn, phần này sẽ đi tìm Chúa, tìm Đấng tuyệt đối và có nhu cầu dâng hiến bản thân (kiểu là người tôi sẽ chết cho quê hương).

Con người khi sinh ra liền khởi động với phần thứ nhất, nhu cầu thể lý, sau đó phần thứ hai, nhu cầu tâm lý mới khai mở. Nhu cầu tâm linh khai mở trễ hơn và thường là rất mờ nhạt. Lý do là vì nhu cầu thể lý và tâm lý quá rõ ràng và quá mãnh liệt, dễ tiếp xúc và đáp ứng, và hiệu ứng dễ cảm thấy ngay. Đói ăn vào là thấy no, thấy sướng, đói không ăn thì rất khó chịu. Chính vì sự tác động mạnh mẽ và cụ thể này mà con người gắn chặt với hai phần thể xác và tâm lý. “Thứ nhất thì ngắm Chúa Giê-su sống lại ta hãy xin sống lại thật về phần linh hồn”, “hãy nâng tâm hồn lên”, hai lời nguyện này hàm ý phần linh hồn luôn bị thất thế, bị chèn ép, bị vùi dập trước hai phần kia. Để dễ hình dung, chúng ta tưởng tượng chúng ta nuôi ba con chó nhưng chỉ có một bát thức ăn cho ăn. Ba con chó hai con rất to khỏe, con thứ ba vừa nhỏ vừa ốm yếu. Thế nên khi cho ăn, con ốm yếu bị đẩy ra và thường không có gì ăn, lại càng ốm yếu, hai con kia to khỏe, lại được ăn, nên càng to khỏe.

Cũng vậy, hai phần thể xác và tâm lý lấn phần linh hồn: tức chiếm hết thời gian và không gian của một người, khiến một người hằng ngày lo toan cho hai phần kia, còn phần tâm linh thì rất ít. Thế nên, con người phải hãm hai con chó to khỏe kia và nâng con chó ốm yếu dậy, cho nó ăn cho khỏe. Thế nên có mùa Chay là vậy, để con người mình ép xác, từ bỏ ý riêng, hãm mình, siêng năng cầu nguyện để tăng phần thức ăn cho con chó ốm yếu tâm linh.

Một vấn đề cụ thể hơn đó là ai cũng muốn thanh thoát với hai phần đầu để lên phần ba, nhưng sao cứ ì ạch mãi. Đã bao lần mình từ bỏ, rồi lại lấy lại?

Đây là vấn đề có nhiều nguyên nhân đan bện lại với nhau và phải giải quyết đồng bộ.

Thứ nhất là chúng ta chưa có kinh nghiệm tâm linh ở phần ba, thế nên chúng ta không được hấp dẫn và lôi kéo đến phần này. Vì vậy giải pháp là hãy dùng ý chí để làm một điều gì đó để xin Chúa cho có kinh nghiệm (như đi tĩnh tâm dài ngày, tự nguyện ăn chay, hay cam kết đọc một số kinh trong một thời gian nào đó, đi hành hương…)

Thứ hai, chúng ta sẽ dễ từ bỏ hơn khi mình cảm thấy mình có quyền sở hữu. Đa số chúng ta đi tu khi chúng ta chưa có gì, thế nên việc từ bỏ của chúng ta thường là “không được phép có” chứ không theo nghĩa “có rồi bỏ”. Khi chúng ta chưa có, mà lại bắt từ bỏ, dường như về mặt tâm lý, nó tạo ra một sự dính bén nào đó, để rồi thế nào con người ta cũng quay lại tìm. Thế nhưng không lẽ bây giờ chúng ta lại bắt đầu đi làm rồi mua sắm đủ thứ, cưới vợ lấy chồng rồi mới đến giai đoạn bỏ hết những điều ấy mà theo Chúa?

Không thể làm như vậy, và cũng không thể thử cho biết rồi bỏ. Điều có thể làm là chúng ta làm cho mình cảm thấy có quyền sở hữu. Đó là hãy dành thời gian cầu nguyện với cách sau: hình dung Chúa Giê-su ngồi bên, Chúa nói với mình rằng: “con có mọi quyền mà cuộc sống ban tặng, những quyền đó Chúa ban cho mọi con cái Chúa: quyền chọn học cái mình thích, ăn kiểu mình thích, quyền có người yêu, có gia đình, con cái, có nhà riêng, quyền thiết kế lên kế hoạch cho riêng mình, quyền làm đẹp, may áo quần kiểu mình thích.” Hãy dừng lại để cảm nghiệm các quyền mà Chúa ban tặng cho con cái Chúa. Chúa tôn trọng các quyền của mình. Và trong một lúc thích hợp, chúng ta nghe Chúa nói tiếp: “Chúa cần đến con, và sứ mạng mà con tham gia không thuận tiện để con thực thi những quyền đó, nói cách khác, cần con hi sinh. Nhưng con an tâm, con ăn ngay ở lành và sống ở bậc giáo dân cũng lên Thiên Đàng rồi, dâng hiến là một đời sống tự nguyện, con có quyết định của mình. Nhưng Ta và các linh hồn rất cần đến con”.

Cần làm như thế để chúng ta cảm thấy rằng chính mình được tôn trọng, được trân trọng với những gì rất là con người, tốt đẹp và có giá trị. Để rồi mình với tất cả sự tự do và lòng yêu mến, mình tự nguyện từ bỏ và dâng hiến, khi đó, sự từ bỏ thường là sẽ rất chân tình có chiều sâu, và đem lại sự an vui nhẹ nhàng.

Ví dụ cho dễ hiểu. Một cậu bé rất thích ăn táo, và một hôm có người cho em một trái. Bà mẹ của cậu biết rằng nhà bên cũng có một bé gái nhà nghèo cả đời chưa biết trái táo là gì, còn con mình thì tỉnh thoảng cũng được ăn. Thế là bà mẹ bắt cậu đem cho quả táo, nhưng cậu không muốn, bà mẹ dùng áp lực và bắt cậu phải cho. Bà mẹ này có ý tốt, muốn giáo dục con có lòng thương người, biết chia sẻ, nhưng cách thế chưa thích hợp. Đứa bé cần có tâm lý “sở hữu quả táo” trước khi cho. Bà mẹ đó có thể làm như sau: “con à, đây là táo của con, con có toàn quyền quyết định, con có thể ăn, để dành hay làm gì cũng được vì đây là táo của con. Nhưng nhà bên, có một bé gái tội nghiệp, cả đời chưa ăn táo bao giờ, chắc nó cũng thích. Nếu con cho nó, chắc nó thích lắm. Nhưng con không cho cũng không sao, vì đây là táo của con, con có thể giữ lại.”

Dâng hiến khác với cưỡng chế và tước đoạt hay cấm đoán. Khác ở chỗ việc dâng hiến đặt trên nền tảng tôn trọng quyền sở hữu và quyền tự do định đoạt. Còn cưỡng chế và tước đoạt vừa không tôn trọng quyền sở hữu, vừa không tôn trọng quyền tự do định đoạt. Và chúng ta biết việc tự nguyện cho đem lại sự hạnh phúc và ấm áp sâu xa, còn việc cưỡng đoạt đem lại sự uất ức và thù ghét.

Chúng ta mắc kẹt ở phần thân xác và tâm lý có thể là do chúng ta cảm thấy bị cưỡng chế và tước đoạt, mặc dù đời sống chúng ta là đời sống tự nguyện dâng hiến.

Khi một vết thương ở da lành thì đóng vẩy, khi lành hẳn thì cái vảy đó bong ra nhẹ nhàng, khi chưa lành mà nóng lòng bóc ra thì chảy máu và rất đau. Cũng vậy, khi làm cho mình cảm nhận đầy đủ quyền sở hữu và quyền tự quyết, mình sẵn sàng để cho đi; nếu không, sẽ cảm thấy như bị tước đoạt vậy, và bao nhiêu tâm lý tiêu cực nảy sinh.

Nói dài dòng như vậy để diễn dải cách thế hoán cải, chứ khi nói hoán cải thì cũng không biết cụ thể phải làm gì. Vậy việc hoán cải và việc có trái tim vẹn sạch là một tiến trình lâu dài. Không thể kể ra cách chi tiết phải làm gì cụ thể. Có chí thì nên, mỗi người cần khao khát việc hoán cải và trái tim vẹn sạch, rồi cố gắng áp dụng những phương thế mà Giáo hội đã dạy như thánh lễ, xưng tội, lần hạt, ăn chay hãm mình để gắng vươn lên mỗi ngày.

Kế đến là việc giúp người khác đón nhận sứ vụ của Chúa. Chúng ta là thụ tạo, người khác gắn bó với chúng ta thì càng thêm tội. Mọi người phải gắn bó với Chúa. Thụ tạo và công việc của thụ tạo chẳng giúp ích gì. Công việc của thụ tạo chỉ giúp được khi cộng tác với sứ vụ của Chúa, kiểu như Gioan tẩy giả làm nhiệm vụ dọn đường và ngài luôn cần nhỏ đi để Chúa lớn lên. Ngài hướng môn đệ mình đến với Chúa chứ không giữ họ lại.

Giúp người khác đón nhận sứ vụ bằng cách nào đây?

Thực sự, để cho bản thân mình được cứu và thánh hóa, thì đã giúp người khác rất nhiều rồi. Tuy Giáo hội chúng ta mở ta với mọi người, vì tự bản chất là truyền giáo và không ai lên thiên đàng một mình, thế nên một nghịch lý xảy ra là đôi khi chúng ta lo thánh hóa người khác mà quên thánh hóa mình trước. Khi quên thánh hóa mình trước, công việc của chúng ta là công việc của phàm nhân và không liên quan gì đến sứ vụ của Chúa nên không sinh hoa trái. Cho dù chúng ta có “nhân danh Chúa mà giảng dạy” thì Chúa cũng nói Chúa không biết chúng ta là ai (Mt 7, 22). Khi không thánh hóa bản thân, chúng ta không là mẹ của Chúa và mẹ của nhân loại, ý nói thiếu đi lòng mến, thì chúng ta cho dù có làm mọi việc lẫy lừng thì kết quả cũng như thanh la chũm chọe kêu xoang xoảng vậy thôi (1Cr 13, 1-3)

Vậy để tham gia sứ vụ thần linh theo nghĩa giúp người khác đón nhận ơn cứu độ và thánh hóa, chúng ta cần tìm hiểu đòi hỏi của sứ vụ này.

Lấy ví dụ cho dễ hình dung. Đi cấy lúa thì cần kỹ năng cấy, quần áo không cần sạch sẽ lắm. Đi làm đầu bếp trong nhà hàng thì cần kỹ năng nấu ăn và quần áo thì phải rất sạch sẽ. Đi làm bác sĩ phẫu thuật thì cần kỹ năng phẫu thuật và quần áo phải sạch sẽ đến mức vô trùng. Sạch sẽ đến mức quần áo đẹp ở những nơi sang trọng nhất cũng không thích hợp để vào phòng phẫu thuật.

Vậy nếu ai mặc đồ thường, mặc đồ đi cấy lúa, nấu ăn mà vào phòng phẫu thuật để giúp việc thì người ấy phá hoại hơn là giúp.

Sứ vụ thần linh đòi hỏi tấm áo linh hồn phải “vô trùng”, tức sạch tội, không cần phải mới tinh nhưng “vô trùng” là được. Cũng rất may là trong Giáo hội có bí tích hòa giải để linh hồn được giặt và hấp tẩy. Quần áo được hấy tẩy cũng phải được cất giữ cần thận cho tinh sạch để vào phòng mổ.

Hiểu như thế, để tham gia sứ vụ thần linh, một người cần một nỗ lực liên tục và hết mình giữ mình cho khỏi mọi vướng bận với những gì không phải là Chúa, để một lòng gắn bó với Chúa. Con tim chúng ta sinh ra là để yêu và gắn bó. Không bao giờ ở không được. Khi yêu thế gian thì lìa xa Chúa và ngược lại. Vậy khi giữ mình xa tránh mọi sự thế gian, một người có điều kiện thuận lợi để đón nhận tình yêu Chúa và yêu Chúa.

Khi sắp dâng lễ vật, mà lòng còn vướng bận với người anh em, thì bỏ lễ vật lại, đi làm hòa trước đã (Mt 5, 23). Chúa cần lòng nhân chứ không cần lễ tế, cần phải tập trung vào cõi lòng trước (Mt 12, 7). Nếu tay chân hay mắt làm cớ cho anh phạm tội, thì hãy mạnh dạn hi sinh phần thân thể ấy để được vào nước trời còn hơn là lành lặn mà phải vào hỏa ngục (Mc 9, 43-47)

Để làm được việc này, một đời sống thinh lặng, chiêm niệm và kết hợp với Chúa là điều cần phải có. Biết rằng việc giữ tâm hồn trong sạch và tràn đầy tình yêu mến là việc khó, nhưng nếu chúng ta muốn giúp người khác đón nhận ơn cứu độ, chúng ta phải làm thôi, vì nếu không làm được, mọi việc chúng ta làm đều vô ích. Tâm hồn trong sạch ở đây hiểu theo nghĩa rộng, tức không chỉ giữ đức khiết tịnh, mà còn giữ cho không dính bén đến bất kỳ điều gì không phải là Chúa. Yêu mến và thờ phượng một mình Chúa là thế.

Như thế, sứ vụ thần linh rất đòi hỏi. Tuy vậy, sứ vụ thần linh cũng có nét đặc biệt mà những công việc khác không có được.

Nét thứ nhất: nguyên ước muốn thôi đã phát sinh hiệu quả. Công việc cấy lúa, nấu cơm, ước muốn thôi thì cũng không có gì xảy ra. Nhưng với sứ vụ thần linh, chúng ta chỉ khao khát và ước muốn, dâng lời cầu xin thôi thì Chúa đã ban ơn cách dư tràn. Chính vì thế mà Thánh Tê-rê-xa nhỏ không đi đâu mà lại làm bổn mạng các nhà truyền giáo. Dĩ nhiên việc ra đi thì vẫn cần, nhưng khi điều kiện không cho phép, chúng ta không đi đâu, không thể làm gì thì con tim của chúng ta làm việc được rất nhiều, con tim mới đáng kể; Thiên Chúa là tình yêu, Thiên Chúa thích con tim! Khi đánh trận, ông Mô-se không nhất thiết phải ra trận, nhưng ông dang tay cầu nguyện. Khi cánh tay dơ lên cầu nguyện, quân đội của ông thắng thế, khi ông mỏi bỏ tay xuống, kẻ thù thắng thế.

Sứ vụ thần linh, cũng là sứ vụ truyền giáo, cũng là sứ vụ mở mang nước Chúa, cũng là sứ vụ đẩy lui vương quốc kẻ thù, sứ vụ ấy cần những con người cầu nguyện như Mô-se. Nhưng có lẽ ai cũng thích ra chiến trận hơn, ra chiến trận, tức làm việc của Chúa, nhưng thiếu cầu nguyện, khó đẩy lui kẻ thù lắm.

Có bao giờ chúng ta ngồi lại và tự hỏi việc truyền giáo tại sao lại gặp nhiều khó khăn và bế tắc không? Chúng ta hay đổ lỗi cho những yếu tố bên ngoài nhưng thời đại, văn hóa con người. Có bao giờ chúng ta dám nhìn nhận rằng, bế tắc và khó khăn luôn đến từ bên trong, và bên trong mới đáng kể, đó là việc chúng ta không dám dứt khoát thuộc về Chúa. Và ai không từ bỏ hết những gì mình có thì không thích hợp với nước Thiên Chúa. Khi ông Saun chỉ giữ lại vài con bê hay con dê non để nuôi, thì Chúa đã không vui. Không phải Chúa khó tính cho bằng Chúa không thích người nước đôi (nửa nóng nửa lạnh), người làm tôi hai chủ. Sứ vụ cứu độ con người, phần rỗi đời đời không phải là chuyện nhỏ để cho những con người nước đôi, nửa vời tham gia. Ngay những công việc trần thế thôi, ai không tận tâm tận lực làm thì cũng chẳng đi đến đâu, huống hồ sứ vụ thần linh. Như thế, ngay khi chúng ta dùng ý chí quyết tâm thuộc trọn về Chúa thì chúng ta đã để Chúa cứu tức để mình ở trong sứ vụ của Chúa, và khi đó chúng ta đã giúp người khác rồi.

Sứ vụ thần linh siêu vượt các con số và việc tính toán. Công việc trần thế thì phải tính, nấu ăn cho một trăm người thì cần phải mua bao nhiêu gạo thịt cá rau. Các môn đệ cũng tính theo cách này nên thấy rằng năm chiếc bánh và hai con cá không thể nuôi năm ngàn người. Chúa lại thấy có thể. Kết quả họ đã ăn no nê và còn dư. Hai đồng xu của bà góa nghèo thì thay đổi được gì cho việc giúp đỡ đền thờ? Nhưng với tấm lòng của bà dành cho Thiên Chúa, Chúa phải kêu các môn đệ lại và nói rằng, đó là khoản đóng góp nhiều nhất, đáng kể nhất.

Mấu chốt của vấn đề là chúng ta tham gia vào việc của Chúa. Mà Chúa chúng ta giàu có, thông minh, yêu thương, toàn năng, và hơn nữa, có của lễ vô giá là cái chết của Chúa Giê-su. Điều thực sự Chúa cần nơi chúng ta là tấm lòng thế thôi, phần còn lại Chúa làm được hết. Chúa làm được tất cả mọi sự mà không chút mệt mỏi, trừ một việc là tự do và lòng mến của chúng ta. Khi chúng ta tự nguyện yêu Chúa, nỗ lực yêu Chúa, và cho dù có hi sinh này kia cũng chỉ là để tỏ lòng mến Chúa và rèn cho lòng mến ấy thêm đậm đà mà thôi, khi ấy thì kể như mọi sự đã hoàn tất, Chúa sẽ liệu tất cả. Thế nên lạ thay lại có chuyện người ta không tin rằng việc đọc kinh này kinh kia có thể cứu được bao nhiêu linh hồn. Sức cứu độ không hệ tại ở năm cái bánh và hai con cá, nhưng hệ tại ở việc trao vào tay Chúa. Trao vào tay Chúa rồi thì năm ngàn hay mười ngàn người có khác gì nhau đâu. Thế nên một tâm hồn thánh thiện, tham dự một thánh lễ sốt sắng, có thể cứu được rất nhiều linh hồn là điều hợp lý. Khi không có thánh lễ, đi nhặt một cọng rác thôi vì lòng mến thì cũng cứu được linh hồn.

Đã bàn bàn cho tới cùng, việc trao năm cái bánh và hai con cá vào tay Chúa có nghĩa gì? Thế nao là trao và thế nào là không trao? Trao ở đây là chúng ta liên kết của lễ của chúng ta với hi lễ của Đức Ki-tô. Liên kết của lễ chỉ diễn ra khi con tim chúng ta liên kết với Đức Ki-tô trước. Liên kết, cũng giống như dán keo vậy, hai mặt phải sạch, ý nói con tim chúng ta không được vương bận gì khác ngoài trừ chính Chúa. Thế nên suy tư theo cách nào thì cũng dẫn đến việc giữ cho trái tim trong sạch để gắn kết mật thiết với Chúa. Bỏ hai đồng xu, bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống bản thân vào thùng dâng cúng có nghĩa gì? Đó là việc liều mình buông bỏ những điều mình hay cậy dựa và tìm kiếm nhưng không phải là Chúa, để chỉ yêu mến Chúa mà thôi. Nhờ thơ Tagore đã có bài thơ mà cha Quang Uy phổ nhạc thành bài hát có nội dùng cũng giống những gì chúng ta đang nói tới: chỉ mong ngài lấy đi, mong chẳng còn gì để chiếm hữu, mong chẳng còn gì thuộc về con… để con chỉ có Chúa mà thôi.

Sứ vụ thần linh mà chúng ta tham gia là sứ vụ có đặc điểm rất thú vị: đó là sứ vụ mà phần thắng lợi Chúa đã dành được, ma quỷ đã bị đánh bại. Thiên đàng đã mở ra và hiện có Đức Mẹ và các thánh và nhiều linh hồn thánh thiện đang hưởng phúc vinh. Ma quỷ đã bại trận nhưng không bị tiêu diệt vì là hữu thể thiêng liêng, chúng tức tối phá hoại theo kiểu kẻ bại trận thôi. Và Chúa luôn kiểm soát được ma quỷ, Chúa cho phép chúng mới hoạt động được, và việc Chúa cho phép là để mưu ích cho con người. Đừng ai nghĩ rằng ma quỷ hoạt động vượt tầm kiểm soát của Chúa.

Tuy nhiên, con người yếu đuối vẫn là mồi ngon cho ma quỷ. Theo những tài liệu đáng tin cậy như việc Cha Thánh Gioan Vianey trừ quỷ, Đức Mẹ Fatima cho ba trẻ nhỏ thấy hỏa ngục, Thánh Faustina được Chúa cho xem hỏa ngục, Thánh Tê-rê-xa Avilla được thấy thị kiến về hỏa ngục, thì có không ít người rơi vào hỏa ngục, và có cả giáo sĩ và tu sĩ. Và hỏa ngục dù chỉ thấy thôi cũng rất đáng sợ, ba trẻ Fatima rất sợ hãi và không thể quên được ấn tượng ghê sợ đó. Thánh Faustina và thánh Tê-rê-xa cũng vậy, thấy hỏa ngục rồi, ấn tượng mạnh mẽ đến nỗi nhiều năm khi ngồi viết lại vẫn còn rất khiếp sợ.

Cửa Thiên đàng đã mở, hiến tế Chúa Ki-tô đã có, lúa đã chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Có nhiều bông lúa rơi rụng thật tiếc. Còn nỗi đau nào hơn nỗi đau của Chúa, Đấng thương mọi người như con, và nhìn thấy con cái mình rơi vào hỏa ngục? Còn điều gì có thể làm mà Chúa đã không làm cho nhân loại? Siêng năng hình dung và chiêm ngắm những thực tại này sẽ giúp chúng ta yêu mến Chúa và tham gia vào sứ vụ của Chúa nhiều hơn. Trăm nghe không bằng một thấy. Việc nghe không biến đổi chúng ta nhiều. Chúng ta cần thấy. Mà chúng ta đâu thấy bằng mắt thường được, chúng ta hãy hình dung, cố gắng hình dung, hình dung đến độ như thể mình thấy thì chúng ta sẽ được biến đổi.

Cái gì cũng có cái giá của nó. Chúa là Đấng công bình và là Đấng duy trì sự công bình trong cả vũ trụ. Tình thương và lòng thương xót cũng không phá hủy sự công bình. Chính vì thế, Chúa đã chết để đền tội cho chúng ta. Mặc dù cái chết của Chúa có nhiều ý nghĩa, nhưng một ý nghĩa đó là Chúa chết thay cho chúng ta, đền thay tội lỗi chúng ta.

Sứ vụ thần linh nhắm tới mở mang nước Chúa, tức đồng nghĩa với việc thu hẹp vương quốc của sự dữ, tức đồng nghĩa với việc trừ quỷ theo nghĩa rộng. Chúa Giê-su dạy, có những thứ quỷ phải ăn chay và cầu nguyện mới trừ được. Hiểu theo cách này, mọi sứ vụ đề có hai mặt, mặt chìm và mặt nổi. Mặt chìm tức là việc âm thầm ăn chay cầu nguyện. Mặt nổi là việc đi trừ quỷ. Hai mặt này cân đối với nhau. Không thể trừ quỷ nhiều mà thiếu ăn chay cầu nguyện. Một viên đạn bắn đi xa, thì cây súng bị giật lại. Cây càng cao thì rễ càng sâu. Tòa nhà cao tầng, thì phải có những viên đá âm thầm hi sinh nằm sâu trong lòng đất để làm nền móng.

Công việc hi sinh Chúa Ki-tô đã làm, và chỉ Chúa mới có thể làm cách trọn vẹn. Tuy thế, để tham gia vào sứ vụ, Chúa cũng muốn chúng ta ăn chay và cầu nguyện, gọi là góp năm chiếc bánh và hai con cá. Tuy nhỏ nhưng Chúa cần, xét cho cùng là Chúa cần tấm lòng. Ăn chay cầu nguyện là gì? Xét cho cùng ăn chay và cầu nguyện là việc giữ cho tâm hồn trong sạch không quyến luyến với thề trần để một lòng gắn bó với Chúa. Những hi sinh, giúp chúng ta thể hiện và rèn luyện lòng mến.

Kết Luận

Sứ vụ thần linh là sứ vụ của Chúa, Chúa đã khởi sự, đang tiếp tục và sẽ tiếp tục đến tận thế. Việc tham gia có hai nghĩa. Thứ nhất là làm cho mình được cứu, bằng cách hoán cải, tập trung vào việc duyệt xét cách thế suy nghĩ và tập cách từ bỏ để làm cho phần linh hồn được mạnh mẽ. Thứ hai là giúp người khác tham gia sứ mạng. Để giúp được chúng ta cần trái tim vẹn sạch và tràn đầy lòng yêu mến. Đồng thời năng nghĩ đến sự kỳ diệu của sứ mạng thần linh: chỉ với ước muốn không thôi cũng đã làm được nhiều điều kỳ diệu, Chúa sẽ nhân lên gấp bội.

Phụ lục

Sứ vụ là việc sai đi để giải quyết một vấn đề quan trọng. Sứ vụ của Chúa là cứu con người khỏi sa hỏa ngục. Vậy để cho sứ vụ trở nên sống động, chúng ta hãy xem xét vấn đề hỏa ngục. Tài liệu sẽ chỉ lấy từ thánh Faustina và thánh Tê-re-xa Avilla, những con người được Giáo hội chuẩn nhận.

  • (số 58 trong nhật ký). Một đêm kia, một chị qua đời hai tháng trƣớc đã hiện về với tôi. Chị thuộc thành phần tụng sĩ. Tôi thấy chị trong một tình trạng thê thảm, toàn thân ngập trong những ngọn lửa, và bộ mặt méo dạng cách đau đớn. Việc này chỉ xảy ra một lúc, và sau đó chị biến đi. Một cái rùng mình xuyên suốt linh hồn tôi vì tôi không biết chị ấy đang chịu khổ hình trong luyện ngục hay hỏa ngục. Tuy nhiên, tôi vẫn gia tăng lời cầu nguyện cho chị. Đêm hôm sau, chị lại hiện về, tôi thấy chị trong một thảm cảnh còn ghê rợn hơn, giữa những ngọn lửa phừng phực, và có thể nhìn thấy nỗi thất vọng trên gƣơng mặt. Tôi kinh ngạc vì đã dâng nhiều kinh nguyện mà chị lại còn khốn khổ hơn trƣớc, tôi hỏi, “Những lời kinh của em không giúp cho chị đƣợc gì sao?” Chị cho biết những kinh nguyện của tôi không giúp đƣợc, và có lẽ không gì giúp đỡ chị đƣợc. Tôi hỏi tiếp, “Thế những kinh nguyện của cả cộng đoàn cầu cho chị cũng không giúp chị đƣợc sao?” Chị cho biết những kinh nguyện ấy giúp ích cho các linh hồn khác. Tôi đề nghị, “Nếu những lời kinh của em không giúp đƣợc gì cho chị, xin chị vui lòng đừng đến với em nữa.” Chị biến đi lập tức. Mặc dù vậy, tôi vẫn tiếp tục cầu nguyện. Bẵng một thời gian, chị lại hiện về với tôi trong đêm, nhƣng đã thay đổi hoàn toàn. Không còn những ngọn lửa nhƣ trƣớc kia, gƣơng mặt chị rạng rỡ, ánh mắt lóe lên niềm hạnh phúc. Chị nói rằng tôi đã có một tình yêu thƣơng chân thật đối với những ngƣời chung quanh, và nhiều linh hồn đã đƣợc hƣởng nhờ những kinh nguyện của tôi. Chị khuyên giục tôi hãy tiếp tục cầu nguyện cho các linh hồn luyện ngục, và cho biết chị không còn bị giam phạt bao lâu nữa. Những định quyết của Thiên Chúa thật đáng thán phục!
  • Một ngày kia, tôi nhìn thấy hai con đƣờng. Một con đƣờng thênh thang, đầy cát mịn và hoa lá, tràn đầy lạc thú, tiếng nhạc, và mọi trò tiêu khiển. Ngƣời ta đi lại trên con đƣờng ấy, múa hát và vui vẻ. Họ đã đi đến cùng đƣờng mà không biết. Và ở cuối con đƣờng này là một vực thẳm kinh khủng; tức là hỏa ngục. Các linh hồn sa xuống đó một cách mù quáng; họ đi thế nào thì sa xuống đó nhƣ vậy. Và con số ấy rất đông, không thể đếm xuể. Tôi còn nhìn thấy một con đƣờng nữa, đúng ra là một nẻo hẹp, rải rác đầy gai góc và đá sỏi; những ngƣời đi trên con đƣờng này khóc lóc vì đủ loại đau thƣơng ập xuống trên họ. Một số người ngã xuống trên đá sỏi, nhưng lập tức đứng dậy và tiếp tục đi. Ở cuối con đường này là một khu vƣờn lộng lẫy chan chứa mọi hạnh phúc, và tất cả các linh hồn này đều đƣợc vào nơi ấy. Ngay lúc đó, họ quên hết mọi đau thƣơng của mình.

424 Buổi tối, khi vừa vào gƣờng, tôi đã thiếp ngay. Tôi ngủ nhanh, nhƣng tỉnh giấc còn nhanh hơn nữa. Một em nhỏ đến và đánh thức tôi. Em chỉ chừng một tuổi, và tôi rất ngạc nhiên vì em nói rất rõ ràng, các trẻ khác trạc tuổi đó chƣa biết nói hoặc nói chƣa sõi. Em bé này dễ thƣơng không thể tả đƣợc và giống hệt Chúa Giêsu Hài Đồng, và em nói với tôi, Hãy nhìn lên bầu trời. Và khi tôi nhìn lên bầu trời, tôi nhìn thấy các vì sao và mặt trăng. Lúc đó, em bé hỏi tôi, Có thấy mặt trăng và các ngôi sao này không? Khi tôi trả lời – có, em bé nói những lời này với tôi, Những ngôi sao này là linh hồn các tín hữu trung thành, và mặt trăng là linh hồn các tu sĩ. Có thấy sự khác biệt biết bao giữa ánh sáng của mặt trăng và ánh sáng các ngôi sao hay không? Sự khác biệt trên thiên đàng giữa linh hồn một tu sĩ và linh hồn một tín hữu cũng nhƣ thế. Và em bé còn nói tiếp, Sự cao cả thực hệ ở lòng yêu mến Thiên Chúa và đức khiêm nhƣợng.

  • Khi đó tôi nhìn thấy một linh hồn đang lìa khỏi xác trong nỗi đau đớn kinh khiếp. Lạy Chúa Giêsu, khi con sắp sửa ghi lại việc này, con run sợ khi thấy những điều kinh khủng làm chứng chống lại ông ấy… Con nhìn thấy linh hồn những con trẻ còn rất nhỏ và linh hồn những trẻ em lớn hơn, chừng chín tuổi, từ một hố bùn trỗi dậy. Các linh hồn này nhơ bẩn và gớm ghiếc, giống nhƣ những quái vật ghê sợ và những thi thể thối rữa. Nhƣng các thi thể này vẫn sống và lớn tiếng đƣa ra chứng cứ chống lại linh hồn ngƣời hấp hối. Và linh hồn hấp hối mà tôi đang nhìn thấy kia là một linh hồn đƣợc nhiều ca tụng và danh dự trần gian, nhƣng kết cục chỉ là sự trống rỗng và tội lỗi. Sau cùng, một ngƣời phụ nữ xuất hiện, cầm một thứ gì trên tấm khăn giống nhƣ những giọt nƣớc mắt, và hùng hồn làm chứng chống lại ông ta.
  • Ôi giờ kinh hoàng, giờ ngƣời ta phải nhìn thấy tất cả những hành vi của mình trong sự trần trụi và khốn cùng; không một hành vi nào bị bỏ sót, tất cả sẽ cùng chúng ta đến trƣớc tòa phán xét của Thiên Chúa. Tôi không thể tìm đƣợc ngôn từ hay so sánh nào để diễn tả những điều hãi hùng nhƣ thế. Dƣờng nhƣ linh hồn này không bị trầm đọa, nhƣng phải chịu cực hình không khác gì những cực hình hỏa ngục; chỉ có một khác biệt là chúng sẽ có ngày chấm dứt mà thôi.

540 (15) Vào buổi tối, khi đang ghi chép, tôi nghe một tiếng nói trong phòng, “Mày chớ rời bỏ hội dòng này; phải thƣơng lấy bản thân, những đau khổ kinh hồn đang chờ đón mày đó.” Khi nhìn về phía tiếng nói, tôi không thấy gì, nên cứ tiếp tục viết. Bỗng nhiên, tôi nghe một tiếng động và những lời này: “Khi mày ra đi, chúng tao sẽ hủy diệt mày. Mày đừng có mà làm khổ chúng tao.” Tôi rảo mắt nhìn chung quanh và thấy nhiều hình thù gớm ghiếc. Vì vậy, tôi làm dấu Thánh Giá trong đầu và bọn chúng liền biến mất. Satan thật xấu xa kinh hãi! Những linh hồn bị trầm đọa khốn nạn cứ phải ở bên cạnh hắn! Chỉ thấy hắn mà thôi còn kinh tởm hơn mọi cực hình hỏa ngục khác.

 (47) Vào một dịp kia, Chúa phán bảo tôi, Cha bị đả thƣơng đau đớn vì những bất toàn nhỏ mọn của các linh hồn ưu tuyển hơn là vì tội lỗi của những ngƣời sống ngoài thế gian.

Điều này khiến tôi rất buồn vì các linh hồn ƣu tuyển mà cũng làm Chúa Giêsu phải đau khổ. Chúa phán bảo tôi, Những bất toàn nhỏ mọn này chƣa phải là tất cả đâu. Cha sẽ tỏ cho con một bí mật của Trái Tim Cha: những điều Cha phải thống khổ vì các linh hồn ƣu tuyển. Thái độ bội bạc trƣớc vô số hồng ân chính là của ăn thƣờng xuyên của Trái Tim Cha phải chịu đối với một linh hồn nhƣ thế. Tình yêu của họ hâm hâm dơ dở, và Trái Tim Cha không sao chịu đƣợc; những linh hồn này cƣỡng ép Cha phải loại bỏ họ. Những kẻ khác thì hoài nghi lòng nhân lành của Cha và không thèm cảm hƣởng tình thân ngọt ngào trong tâm hồn họ, họ đi tìm Cha ở tận xa vời và không tìm thấy Cha. Việc họ ngờ vực lòng nhân lành của Cha khiến Cha rất đớn đau. Nếu cái chết của Cha vẫn chƣa làm các con chịu tin vào tình yêu Cha, thế thì còn gì nữa? Thƣờng có linh hồn gây vết thƣơng chí mạng cho Cha, thế mà có ai an ủi Cha đâu. (48) Họ sử dụng ân sủng Cha ban để xúc phạm đến Cha. Có những linh hồn khinh dể những ân thánh và bằng chứng tình yêu của Cha. Họ không muốn nghe lời mời gọi của Cha, nhƣng tiếp tục lao xuống vực thẳm hỏa ngục. Sự hƣ mất của các linh hồn này đẩy Cha vào một nỗi phiền sầu đến chết. Mặc dù là Thiên Chúa, nhƣng Cha không thể giúp đỡ một linh hồn nhƣ thế, vì họ khinh dể Cha; họ có ý chí tự do, nên có thể khinh bỉ hoặc yêu mến Cha. Còn con, con là thừa tác viên quảng phát lòng thƣơng xót của Cha, con hãy nói cho toàn thế giới về lòng nhân lành của Cha, và nhƣ vậy, con sẽ an ủi Trái Tim Cha.

  1. Hôm nay, tôi đƣợc một thiên thần dẫn xuống các hang hốc trong hỏa ngục. Đó là nơi cực hình ghê rợn; rộng toang hoác và rùng rợn biết bao! Tôi đã thấy các thứ khổ hình: khổ hình thứ nhất tạo nên hỏa ngục chính là việc mất mát Thiên Chúa; khổ hình thứ hai là lƣơng tâm cắn rứt triền miên; khổ hình thứ ba là thảm cảnh ấy không bao giờ thay đổi; (160) khổ hình thứ bốn là lửa nung xuyên thấu nhƣng không hủy diệt linh hồn – đây là một cực hình kinh khủng, một thứ lửa hoàn toàn thiêng liêng, do cơn nghĩa nộ của Thiên Chúa đốt lên; khổ hình thứ năm là cảnh tăm tối triền miên và mùi ngột ngạt hãi hùng, và mặc dù giữa tối tăm, nhƣng ma quỉ và các kẻ dữ lại nhìn thấy nhau và mọi thứ độc dữ của kẻ khác cũng nhƣ của chính mình; khổ hình thứ sáu là cứ phải ở chung với Satan; khổ hình thứ bảy là nỗi tuyệt vọng cùng cực; căm hận Thiên Chúa, những lời tà độc, nguyền rủa và lộng ngôn. Mọi kẻ bị trầm luân đều phải chịu những cực hình trên, nhƣng chƣa phải là hết. Còn có những hình khổ đặc biệt dành riêng cho từng linh hồn. Đây là những hình khổ về giác quan. Từng linh hồn phải chịu những hình khổ kinh khủng không sao tả đƣợc, liên quan đến cung cách họ đã phạm tội. Có những hang hốc và hố sâu cực hình, ở đó hình thức đau khổ này khác với hình thức đau khổ kia. Đáng lẽ tôi đã chết ngay lập tức khi vừa thấy những cực hình ấy nếu nhƣ quyền toàn năng Thiên Chúa không nâng đỡ tôi. Các tội nhân biết họ sẽ bị gia hình mãi mãi muôn kiếp, tại những giác quan họ đã dùng để phạm tội. (161) Tôi viết điều này theo lệnh truyền của Thiên Chúa để không còn linh hồn nào có thể viện cớ rằng hỏa ngục không hiện hữu, hoặc chƣa có ai đã từng vào trong ấy, và do đó, không ai có thể tả ra nhƣ thế nào.

Tôi, nữ tu Faustina, theo lệnh của Thiên Chúa, đã xuống vực thẳm hỏa ngục để có thể nói cho các linh hồn biết về hỏa ngục và chứng minh sự hiện hữu của nó. Tôi không thể nói về hỏa ngục hiện giờ; nhƣng tôi đã nhận đƣợc lệnh truyền từ nơi Chúa để ghi lại về hỏa ngục. Các ma quỉ hết sức căm hận, nhƣng chúng phải lụy phục tôi theo lệnh truyền của Thiên Chúa. Những điều tôi đã viết ra chỉ là một bóng mờ nhạt nhòa so với những gì tôi đã nhìn thấy. Nhƣng tôi xin lƣu ý một điều: hầu hết các linh hồn trong hỏa ngục là những linh hồn đã không tin có hỏa ngục. Khi tôi đến đó, tôi hầu nhƣ không thể trở lại bình thƣờng sau khi thấy cảnh hãi hùng. Trong đó, các linh hồn chịu đau khổ kinh khủng biết bao! Vì vậy, tôi càng cầu nguyện tha thiết xin cho các tội nhân hoán cải. Tôi không ngừng khẩn nài lòng thƣơng xót Chúa cho họ. Lạy Chúa Giêsu của con, con thà chịu khổ cực khốn khó cho đến tận thế giữa những đau khổ ghê rợn nhất còn hơn là xúc phạm đến Chúa, dù chỉ một tội nhỏ mọn nhất.

1016 (5) Ngày 15 tháng 3 năm 1937. Hôm nay tôi đƣợc chia sẻ vị đắng cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Tôi chịu đau khổ thuần túy thiêng liêng. Tôi đã đƣợc biết tội lỗi kinh khủng chừng nào. Thiên Chúa đã cho tôi biết tất cả sự độc dữ của tội lỗi. Tự thâm tâm, tôi đã biết tội lỗi, ngay cả tội mọn, độc dữ đến đâu và làm cực lòng Chúa Giêsu thế nào. Tôi chẳng thà chịu cả ngàn hỏa ngục còn hơn phạm một tội, dù là tội cỏn con nhất.

  • Khi tôi lên nhà nguyện đƣợc một lúc, Chúa cho tôi biết trong số các linh hồn ƣu tuyển, có một số ƣu tuyển cá biệt đƣợc Ngƣời mời gọi lên bậc trọn lành cao hơn, đến chỗ kết hợp ngoại thƣờng với Ngƣời. Đây là những linh hồn sốt mến, Thiên Chúa đòi họ phải có một tình yêu nồng nàn hơn những linh hồn khác. Mặc dù tất cả đều sống trong một tu viện, nhƣng đôi khi Chúa đòi hỏi một linh hồn nào đó phải có một mức độ tình yêu cao hơn. Linh hồn nhận ra lời mời gọi ấy, bởi vì Thiên Chúa tỏ cho lòng họ biết, nhƣng linh hồn có thể nghe hoặc không nghe theo lời mời gọi. Linh hồn vâng theo hoặc chống lại những soi động của Chúa Thánh Thần là tùy ở họ. Tôi biết trong luyện ngục có một chỗ riêng để các linh hồn trả lẽ với Thiên Chúa về những xúc phạm nhƣ thế; loại cực hình này khốn khổ hơn tất cả những cực hình khác. Linh hồn nào mang dấu riêng của Chúa (134) sẽ nổi bật ở mọi nơi, trên thiên đàng, trong luyện ngục, hoặc dƣới hỏa ngục. Trên thiên đàng, linh hồn sẽ trỗi vƣợt hơn các linh hồn khác về cấp độ vinh quang và rạng rỡ cũng nhƣ tri thức về Thiên Chúa. Trong luyện ngục là hình khổ đớn đau hơn, vì linh hồn hiểu biết và khát khao Thiên Chúa mãnh liệt hơn. Dƣới hỏa ngục, linh hồn sẽ chịu đau khổ kinh khủng hơn những linh hồn khác, bởi họ hiểu biết đầy đủ về những gì họ đã đánh mất. Ấn tín tình yêu cá biệt của Thiên Chúa [nơi linh hồn] không thể bị xóa nhòa.

 Kinh nghiệm của thánh Tê-rê-xa Avilla.

Một thời gian lâu sau khi Chúa đã ban cho tôi nhiều hồng ân mà tôi đã trình bày, cùng với một số ân huệ cao siêu khác nữa, thì một hôm đang khi cầu nguyện, đột nhiên không biết làm sao tôi thấy mình nhào thẳng vào hỏa ngục.  Tôi nhận thức đó là ý Chúa muốn cho tôi thấy cái chỗ ma quỷ đã dọn sẵn cho tôi trong hỏa ngục, và tôi đáng vào chỗ ấy vì tội lỗi của tôi.

Cảnh tượng này diễn ra trong giây lát, nhưng thiết nghĩ, dù có sống bao nhiêu năm đi nữa, tôi cũng không thể quên đi được.  Lối vào hỏa ngục coi giống như ngõ hẻm dài và hẹp, hay như một đường hầm ẩm thấp, tối tăm, chật chội, ngập tràn một thứ bùn hôi thối, dơ bẩn và lúc nhúc những rắn độc.  Cuối đường là một cái hốc rất chật hẹp khoét vào tường, và tôi bị dồn nén trong cái hốc đó.  Tả như vậy thì còn là dễ chịu so với những gì thực sự tôi cảm thấy ở đó, vì tôi không có cách nào diễn tả cho đủ.

Quả thật, những đau khổ, khốn nạn tôi phải chịu lúc đó, tôi không thể nào diễn tả được trong muôn một: mà cũng không ai có thể hình dung được chút nào.  Tôi cảm thấy một thứ lửa thiêu đốt linh hồn tôi mà tôi không thể diễn tả bản chất nó như thế nào.  Trong khi thân xác tôi cũng phải chịu những đau đớn thật là khủng khiếp.

Trong đời tôi, tôi đã chịu những đau đớn dữ dội nhất, chẳng hạn như giây thần kinh co rút trong suốt thời kỳ tôi bị tê bại, mà theo các bác sĩ, đó là những đau đớn tột bực, và còn nhiều thứ đau đớn khác nữa, mà một số do chính ma quỷ gây nên cho tôi, như đã nói.  Nhưng tất cả những đau đớn ấy không là gì cả, so với thứ đau đớn tôi cảm thấy trong lúc ở hỏa ngục.  Càng không thể nói gì về nỗi kinh hoàng bởi biết rằng những đau đớn ấy sẽ kéo dài vô tận và không bao giờ nguôi ngoai.  Dẫu vậy, tất cả những đau đớn này vẫn không là gì so với cơn hấp hối của linh hồn.

Linh hồn như bị bóp nghẹt, khắc khoải, kinh hoàng và sầu khổ vô hạn, một thứ sầu khổ tuyệt vọng và cùng cực không thể diễn tả.  Nói rằng nỗi đau đớn ấy giống như linh hồn bị liên lỉ xé rời khỏi xác thì còn quá êm dịu, vì nói như thế có thể có nghĩa là một người nào khác đoạt lấy sự sống của mình; còn trong trường hợp này, chính linh hồn tự xé nát mình ra từng mảnh.

Thật sự, tôi không thể tìm được lời lẽ nào để diễn tả thứ lửa nội tâm và sự tuyệt vọng đó, một thứ tuyệt vọng ray rứt não nề còn hơn những cực hình và đau đớn cay đắng nhất.  Tôi không thấy ai gây nên những khổ cực ấy, nhưng tôi cảm thấy như vừa bị thiêu đốt, vửa bị phân ra từng mảnh.  Tôi xin nhắc lại: yếu tố làm cho linh hồn khốn cực nhất là thứ lửa nội tâm và nỗi tuyệt vọng kia.  Trong chốn cực hình, không mảy may hy vọng khuây khỏa đó, nằm không được mà ngồi cũng không được, vì không có chỗ.  Tôi bị nhét vào đó như trong cái lỗ khoét vào tường, mà mặt tường thì coi khủng khiếp biết bao!  Cảnh tượng này đè nặng trên tôi làm cho tôi nghẹt thở hoàn toàn.  Không có ánh sáng.  Mọi sự đều ở trong tối tăm dầy đặc.  Điều tôi không sao hiểu được là dẫu không có ánh sáng, vẫn có thể nhìn thấy mọi sự gây nên đau khổ cho mình trước mắt.

Lúc ấy Chúa không muốn cho tôi gì hơn nữa về hỏa ngục, nhưng trong một thị kiến khác, tôi đã thấy những hình phạt hãi hùng để phạt một vài nết xấu.  Nhìn vào những hình phạt ấy, tôi thấy còn khủng khiếp hơn nhiều; nhưng vì tôi không phải chịu những hình phạt ấy, nên tôi ít sợ hãi hơn.  Còn trong thị kiến trước, trái lại, Chúa đã muốn cho tôi thực sự cảm thấy bằng lòng trí, những cực hình và thống khổ ấy như thể chính thân xác tôi đã phải chịu những cực hình ấy vậy.  Tôi không hiểu việc ấy xẩy ra làm sao, nhưng tôi nhận thức rõ ràng, đó là một ân huệ lớn lao và chính là ý Chúa muốn cho tôi nhìn tận mắt cái vực thẳm mà Lòng Thương Xót Chúa đã cứu tôi thoát khỏi.

Những sách vở mô tả cảnh tượng hỏa ngục chẳng là gì cả, so với chính sự thật.  Người ta không thể hình dung ra được thứ hình khổ nào tương tự (như đôi khi tôi vẫn tưởng tượng, dù chỉ họa hiếm, vì con đường sợ hãi không thích hợp cho linh hồn tôi).  Những cảnh tượng ma quỷ xâu xé người ta và nhiều thứ khổ hình khác như tôi đã đọc thì cũng chẳng là gì so với cực hình này.  Đó là hai thực tại khác nhau như bức họa so với chính sự thật.  Bất cứ sự thiêu đốt nào trên mặt đất này đều chẳng là gì so với chính lửa hỏa ngục.

Tôi khiếp đảm khi chịu tất cả những khổ hình này và dù đã gần sáu năm trôi qua, mà khi viết những dòng này, tôi vẫn cảm thấy dường như tôi đang ở đó, nỗi sợ hãi xâm chiếm hết con người tôi, làm tôi lạnh toát.  Không khi nào nhớ lại cảnh tượng này mà tôi lại không thấy những đau khổ thử thách và bất cứ những gì chúng ta có thể chịu trên mặt đất này đều chẳng là gì cả.

Vì thế, về phương diện nào đó, tôi nghĩ chúng ta phàn nàn là phi lý.  Tôi xin nhắc lại: thị kiến đó là một trong những hồng ân đặc biệt nhất Chúa đã đoái thương ban cho tôi, và hồng ân ấy đã sinh ích lớn lao nhất cho tôi.  Nó vừa chữa tôi khỏi sợ hãi trước những đau khổ buồn phiền và những phản kháng của người đời, vừa tăng cường sức mạnh cho tôi để chịu đựng tất cả với niềm tri ân cảm tạ Thiên Chúa, vì tôi tin chắc rằng chính Người đã cứu tôi thoát khỏi những khổ hình kinh khiếp và vô tận ấy. Tôi nói lại, là từ đó, mọi sự đều trở nên nhẹ nhàng đối với tôi, so với chỉ một giây lát của cực hình tôi đã trải qua trong thị kiến.  Tôi bàng hoàng nhớ lại trước kia, sau khi đọc nhiều sách trình bày những hình phạt hỏa ngục, mà tôi chẳng hề biết sợ như đáng phải sợ, và tôi cũng chẳng có một ý niệm xác đáng về những hình khổ ấy.  Vậy thì lúc ấy tôi ở đâu?  Làm sao tôi có thể thản nhiên trong những gì lôi cuốn tôi vào chốn khủng khiếp như thế?  Lạy Thiên Chúa của con, chúc tụng Chúa đời đời!  Thật rõ ràng là Chúa yêu con hơn con yêu chính mình con nhiều biết bao!  Lạy Chúa, chẳng phải là đã bao phen Chúa giải thoát cho con khỏi tù ngục ghê sợ ấy và rồi con lại lao mình vào đó nghịch với ý Chúa đó sao?

Thị kiến này còn gây cho tôi một nỗi đau đớn rất sâu xa vì thấy vô số linh hồn phải trầm luân, cách riêng là những người ly giáo Luthêrô, vì họ đã chịu phép rửa tội và trở nên chi thể của Giáo Hội.

Thị kiến cũng gợi cho tôi ước muốn mãnh liệt được nên hữu ích cho các linh hồn: tôi sẵn sàng chết muôn ngàn lần để giải thoát dù chỉ được một trong những linh hồn khốn khổ ấy khỏi cực hình khủng khiếp kia.

Tóm lại, trên trái đất này, khi chúng ta trông thấy ai, nhất là những người thân yêu của chúng ta phải chịu đau khổ thử thách nặng nề hay đau đớn dữ dội, thì tự nhiên chúng ta đã động lòng thương, và nếu thấy họ đau đớn quá mức, thì ta lại càng cảm thương hơn.  Vậy thì còn ai có thể đứng dửng dưng nhìn một linh hồn phải chịu cực hình khủng khiếp trên mọi khủng khiếp ấy?  Không một trái tim nào lại không tan vỡ khi nhìn thấy nỗi đau đớn ấy.  Vì ngay những đau đớn ở thế gian này, chúng ta biết là có ngày sẽ hết và sẽ chấm dứt với cái chết, mà chúng ta cũng còn xúc động cảm thương sâu xa.  Phương chi những nỗi đau đớn kia, vô cùng vô tận, thì sao chúng ta lại có thể thản nhiên nhìn ma quỷ hằng ngày lôi cuốn vào đó biết bao linh hồn!

Thị kiến này cũng làm cho tôi có một ý định dứt khoát rằng trong vấn đề tối quan trọng là việc cứu rỗi các linh hồn, chúng ta chỉ được phép thỏa mãn với điều kiện làm hết mọi việc phải làm, làm hết mọi việc chúng ta có thể làm.  Nguyện xin ban ơn cho chúng ta thực hiện được ý định đó.”

(Trích chương 32 của tác phẩm Thánh Têrêsa Avila, Tiểu Sử và Tự Thuật.)