Tập viện

103

 

I. MỤC ĐÍCH

  1. Mục đích của giai đoạn Tập viện:

–  Giúp người thụ huấn nhận biết chắc chắn và rõ ràng hơn ơn gọi của mình và của Hội dòng;

–  Thực nghiệm lối sống của Hội dòng;

–  Uốn nắn trí tuệ và trái tim theo tinh thần Dòng Mến Thánh Giá;

–  Thẩm định ơn gọi người thụ huấn .

II. QUY ĐỊNH

  1. Điều kiện gia nhập(118)

–  Đã trải qua giai đoạn Tiền tập viện;

–  Có mức độ trưởng thành nhân bản và thiêng liêng cho phép người hữu trách hy vọng người thụ huấn có thể sống đời sống đặc thù của Hội dòng;

–  Có giấy chứng nhận Rửa tội, Thêm sức và tình trạng độc thân;

–  Không can án về phần đạo và phần đời;

–  Không mắc những món nợ quan trọng mà xét ra không có khả năng thanh toán;

–  Tối thiểu 19 tuổi trọn;

–  Không bị ràng buộc bởi bí tích hôn phối, một cam kết thánh thiêng trong một Hội dòng, Tu hội đời . . .;

–  Vào dòng cách tự do .

2. Thời hạn

–  Thời hạn Tập viện là hai năm:

a .   Năm I: Năm tập theo Giáo luật, phải đủ 12 tháng trong nhà Tập viện(120) .

b .   Năm II: Tập sinh có thể đi thực tập tông đồ theo sự sắp xếp của Hội dòng(121) .

–  Nếu cần, chị Tổng Phụ trách, sau khi xin ý kiến của ban Tổng Cố vấn, có thể cho phép gia hạn nhưng không quá sáu tháng(122) .

3.  Quyền nhận

Chị Tổng Phụ trách sau khi tham khảo ý kiến của chị Đặc trách Tiền tập viện và xin ý kiến tư vấn của ban Tổng Cố vấn, có quyền nhận một Tiền tập sinh vào Tập viện .

4. Người huấn luyện

–  Đã khấn trọn đời trong Hội dòng ít nhất năm năm;

–  Nắm vững Đặc sủng và Linh đạo Dòng Mến Thánh Giá;

–  Yêu mến Hội dòng;

–  Có những đức tính nhân bản và thiêng liêng cần thiết để chu toàn nhiệm vụ huấn luyện .

III. CHƯƠNG TRÌNH

  1. Nhân bản Kitô giáo

Giúp người thụ huấn từng bước họa lại những nét nhân cách của Chúa Giêsu Kitô trong cuộc sống đối với tha nhân cũng như đối với Thiên Chúa qua việc học tập và rèn luyện bốn nhân đức trụ và ba nhân đức đối thần(125):

a. Bốn nhân đức trụ

–  Khôn Ngoan: có khả năng phân định những gì là chính yếu theo giá trị của Tin Mừng và lựa chọn những phương thế tốt nhất để đạt tới(126);

–  Công bình: biết nhận ra để trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Ngài, và trả cho tha nhân những gì thuộc về họ(127);

–  Can đảm: kiên trì tập luyện và quyết tâm theo đuổi điều thiện cho đến cùng(128);

–  Tiết độ: làm chủ bản thân và sống chừng mực trong các hoạt động của mình(129) .

b. Ba nhân đức đối thần

–  Đức tin: xác tín vào tình yêu Thiên Chúa và đáp lại tình yêu ấy(130);

–  Đức cậy: bền tâm cậy trông và phó thác vào tình yêu của Thiên Chúa nhờ ơn trợ lực của Chúa Thánh Thần(131);

–  Đức mến: cảm nhận tình yêu Thiên Chúa và sống tình con thảo với Ngài, đồng thời chân thành yêu mến tha nhân như anh chị em con cùng một Cha(132) .

2. Thiêng liêng

Để giúp người thụ huấn bước vào con đường trọn lành hơn nhờ việc cầu nguyện và từ bỏ mình(133), người huấn luyện cần tạo cho họ những điều kiện thuận lợi, giúp cho việc thực hành thiêng liêng ngày càng bén rễ sâu trong Chúa Kitô(134) . Vì thế người thụ huấn cần biết:

–  Soạn gẫm: chuẩn bị chất liệu cầu nguyện mỗi ngày;

–  Nguyện ngắm: tập đối thoại, chiêm ngắm và tìm học nơi Chúa Giêsu Kitô để noi theo cuộc đời lữ thứ hy sinh của Người . Thời gian nguyện ngắm 30 phút mỗi ngày;

–  Cầu nguyện riêng: 45-60 phút mỗi ngày (năm tập theo giáo luật);

–  Chia sẻ Lời Chúa: biết chia sẻ và lắng nghe những cảm nghiệm về Chúa để củng cố và sống đức tin sâu sắc hơn trong đời sống hằng ngày;

–  Viếng Thánh Thể: ý thức và cảm nghiệm Thánh Thể là bí tích của tình yêu, là dấu chỉ hợp nhất, là mối dây đức ái(135);

–  Kết hợp với Chúa Giêsu-Kitô Chịu-Đóng-Đinh qua lời nguyện tắt;

–  Sống thinh lặng nội tâm: giữ thinh lặng cả bên trong lẫn bên ngoài để lắng nghe, nghiền ngẫm Lời Chúa và sống tương quan thân mật với Thiên Chúa(136);

–  Phụng vụ: hiểu và tham dự một cách có ý thức các Giờ kinh Phụng vụ và Thánh lễ mỗi ngày;

–  Đọc sách thiêng liêng: tối thiểu 15 phút mỗi ngày;

–  Phút Hồi tâm: hai lần, trưa và tối;

–  Tĩnh tâm: tháng, năm và các dịp đặc biệt;

–  Tập sống các lời khuyên Phúc Âm:

  • Khiết tịnh

+  Đơn sơ, trong sáng, thẳng thắn trong giao tiếp;

+  Sống tình chị em và tình bạn chân thực trong cộng đoàn;

+  Thực hành khổ chế giác quan;

+  Quân bình trong cầu nguyện, học hành, nghỉ ngơi và giải trí lành mạnh .

 

  • Nghèo khó

+  Sống tinh thần phó thác;

+  Sẵn sàng chia sẻ thời gian, năng lực và vật chất;

+  Đơn giản trong trang phục;

+  Tiết kiệm đồ dùng chung cũng như riêng;

+  Khiêm tốn xin phép nhận, sử dụng và chia sẻ tặng phẩm cho người khác .

 

  • Vâng phục

+  Tập sống Mầu nhiệm Tự hủy;

+  Tôn trọng và giữ Nội quy Tập viện với đức tin và lòng mến;

+  Tôn trọng người huấn luyện và chị em;

+  Đối thoại trong những việc quan trọng hay chưa hiểu rõ;

+  Cộng tác tích cực và cởi mở với người huấn luyện;

+  Sẵn sàng chuyển đổi nơi chốn và công việc .

 

–  Lượng định: mỗi năm hai lần(137);

–  Đồng hành: mỗi tháng một lần và khi cần;

–  Nhật ký thiêng liêng .

3. Cộng đoàn

Để dẫn người thụ huấn vào đời sống cộng đoàn theo linh đạo Phúc Âm(138), trước tiên cần giúp họ học biết:

–  Nhìn nhận phẩm giá và chia sẻ các ân huệ mà mỗi người đã lãnh nhận(139);

–  Tôn trọng và đón nhận sự khác biệt của chị em;

–  Yêu như Chúa đã yêu để có khả năng hiến thân và phục vụ(140);

–  Sống có trách nhiệm, tự lập và sáng tạo .

4. Tri thức

Để ngày càng hiểu biết về Thiên Chúa và sống đức tin cách trưởng thành hơn, người thụ huấn cần học:

–  Kinh Thánh;

–  Phụng vụ (Thánh lễ và Giờ kinh Phụng vụ);

–  Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo phần III và phần IV;

–  Tu đức;

–  Đời sống thánh hiến;

–  Phân định thiêng liêng .

5. Tông đồ – Mục vụ: thực tập tông đồ (năm II)

–  Làm quen với đời sống cũng như sứ vụ của người nữ tu Mến Thánh Giá tại cộng đoàn và tại các giáo xứ;

–  Thực hành một cách tiệm tiến hài hòa giữa cầu nguyện và hoạt động tông đồ(141);

–  Luật chung chỉ đề nghị việc thực tập tông đồ, việc thực hiện tùy vào Hiến chương và Nội quy của mỗi Hội dòng(142) .

6. Đặc sủng

–  Tuyển Tập Bút Tích (Di cảo):

+  Ôn lại Phần I, II;

+  Phần III: Những Di cảo phản ánh kinh nghiệm và quan niệm của Đức Cha Lambert về đời sống thiêng liêng .

–  Hiến chương và Nội quy: nhận thức rõ hơn về những yếu tố linh đạo và pháp lý của Dòng Mến Thánh Giá . Nhờ việc huấn luyện này, các nữ tu tương lai có thể sống đúng ơn gọi và chân tính của Hội dòng .