newphotoservice | Shutterstock |
Philip Kosloski
Mặc dù các cành cọ thường được phân phát cho giáo dân vào Chúa Nhật Lễ Lá, nhưng về mặt lịch sử, cành ôliu cũng có thể được sử dụng và nó có biểu tượng riêng.
Trong những năm gần đây, cành cọ đã trở thành tiêu chuẩn phổ quát trong Giáo hội Công giáo vào Chúa Nhật Lễ Lá.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cành cọ cũng được sử dụng theo truyền thống vì khả năng có được nó bị hạn chế. Ở một số nơi, người ta dùng cành lá có trong vùng để phân phát vào Chúa Nhật Lễ Lá.
Một lựa chọn phổ biến để thay thế được sử dụng ở một số nơi đó là cành ôliu.
Một phần nguồn gốc theo sau truyền thống này dựa theo câu điệp ca vẫn được hát trong thánh lễ ngày Chúa nhật Lễ Lá.
Các trẻ Do Thái tay cầm cành ôliu đến gặp Chúa
Miệng cất tiếng hô vang: Hoan hô Chúa trên các tầng trời.
Cành ôliu có truyền thống thiêng liêng phong phú trong Kinh thánh và thường biểu trưng cho hòa bình.
Đó là cành ôliu được trao cho Nôê khi trận lụt bắt đầu rút.
Ngay cả lời nguyện làm phép trước đây được sử dụng trong phụng vụ cũng đề cập đến tình tiết này.
Lạy Chúa, xin gia tăng niềm tin cho những trông cậy vào Chúa, và xin thương xót nghe lời cầu khẩn của những kẻ cầu xin Người. Nguyện xin lòng thương xót Chúa tuôn đổ trên chúng con: xin chúc phúc cho những cành lá hoặc cành ôliu này; và như hình ảnh của Giáo hội, Chúa đã làm cho Nôê ra khỏi con thuyền và Môsê dẫn dân Isarel ra khỏi đất Ai Cập, xin cũng cho chúng con cũng đến gặp Chúa Kitô bằng những việc lành, mang theo những cành lá và ôliu; và nhờ Chúa chúng con được bước vào niềm vui vĩnh cửu.
Cành ôliu cũng báo trước những gì sẽ xảy ra sau này trong Tuần Thánh, khi Chúa Giêsu vào “Vườn Ôliu” [vườn cây dầu].
Hiện nay Sách Lễ Rôma chỉ đề cập đến “nhánh cây” trong lời nguyện chúc lành, cho phép tùy nghi thay đổi theo địa phương.
Tuy nhiên, bất cứ khi nào cành ôliu được sử dụng, chúng vẫn giữ được biểu tượng thiêng liêng vốn có nguồn gốc sâu xa trong Kinh thánh.
G. Võ Tá Hoàng