Tại sao Chúa lại cho phép có các cuộc tấn công?

56

Pope Francis prays at the Western Wall, Judaism's holiest site, in Jerusalem's Old City on May 26, 2014. The 77-year-old pontiff faces a diplomatic high-wire act as he visits sacred Muslim and Jewish sites in Jerusalem on the final day of his Middle East tour. AFP PHOTO/POOL/ANDREW MEDICHINI

Đức Phanxicô cầu nguyện bên bức tường than khóc, Jerusalem

Trước hết phải khẳng định là Chúa chỉ muốn điều tốt. Trước các thảm kịch của loài người, Chúa đã trả lời một cách tối hậu qua Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu bị đóng đinh và sống lại. Đấng Vô Tội bị tử đạo và chiến thắng sự dữ bằng sự điên rồ của lòng thương xót.

Chúng ta biết rằng, từ thập giá Chúa Kitô, số phận của con người và của Chúa gắn kết với nhau: ai đụng đến con người là đụng đến Chúa; ai đụng đến Chúa là nhất thiết đụng đến con người. Chúng ta phải nhớ lại «chúng ta không có cách nào dò tìm được bí mật của Thiên Chúa, chúng ta chỉ thấy từng mẫu đoạn và sẽ sai lầm khi muốn phán xét Chúa và Lịch sử», Đức Bênêđictô XVI đã nói ở trại tập trung Auschwitz như trên. Bà Etty Hillesum, người tử đạo ở trại tập trung này đã viết: «Thiên Chúa không phải trả lời cho chúng ta về các việc điên cuồng mà con người phạm».

Điều này cho biết, các cuộc tấn công buộc chúng ta phải suy nghĩ nghiêm túc. Một cách lý tính và một cách thiêng liêng.

Trước hết, một cách lý tính. Triết gia người Pháp René Girard đã đặt một ánh sáng cho «trào lưu của những thái cực» trong các bạo lực trên thế giới, được thể hiện đáng kể qua hiện tượng khủng bố và chống khủng bố, nhưng cũng qua các cuộc chiến tranh kinh tế và khủng hoảng môi sinh. Suy niệm về các thảm kịch này, Đức Phanxicô đã nói: «Chúa Giêsu khóc! Vì chúng ta thích nhìn con đường của chiến tranh, hận thù và sỉ nhục. Chúng ta sắp gần lễ Giáng Sinh: sẽ có đèn sáng, sẽ có máng cỏ… Nhưng tất cả đều sai: thế giới không hiểu con đường của hòa bình».

Triết gia Jean-François Mattei nói đến sự bùng lên của những chuyện man rợ mới. Triết gia Roger Pol-Droit định nghĩa man rợ như «người ở nơi khác, không biết phong tục tập quán chung của loài người. Các người man rợ là những người đi vào cuộc đời mà cắt đứt giữa chính mình và các người khác». Đứng trước sự man rợ, các lời thần chú của giới truyền thông sẽ không đủ để nhân loại hóa thế giới chúng ta. Chúng ta hãy nghe văn sĩ hồi giáo Abdennour Bidar nói: «Cơn khủng hoảng chính của chúng ta […] là cơn khủng hoảng thiêng liêng của sự thiếu gốc rễ – nơi những người ưu tú và nơi đám đông – của một tầm nhìn của một điều cao cả nơi con người. Và đó là bộ mặt thật của chủ nghĩa toàn trị ngày nay: đó là âm mưu thầm kín của mọi sức mạnh trí tuệ và xã hội dìm con người vào một sự hiện hữu không có một chiều dọc nào».

Về phần mình, Đức Bênêđictô XVI nêu lên hai thể hiện «sự làm thành man rợ» (Thérèse Delpech) của thế giới: lạm dụng danh Chúa để biện minh cho sự hung bạo mù quáng chống người vô tội; và tính yếm thế không nhận biết Chúa và còn nhạo báng đức tin vào Ngài.

Qua một tai họa như vậy, nhận định để chọn một sự thiện hơn là sự dữ.

Cái nhìn thiêng liêng mời gọi chúng ta kéo dài suy tư này. Mỗi lần Chúa Giêsu nói các tai ương cho những người thời của Ngài, là Ngài nhắc để họ hoán cải. Ngài cũng nhắc nơi cất giữ di tích Lịch sử nằm trong tâm hồn mỗi người: chúng ta được gọi để chọn giữa huyền bí của điều bất chính (2 Th 2, 7), là không tuân phục Chúa, và huyền bí của lòng hiếu thảo (1 Tm 3, 16), là sự tuân phục của người con đối với Người Cha.

Ở Auschwitz, Đức Bênêđictô XVI đã kết luận như sau: «Chúng ta dâng lên một tiếng khóc hướng về Chúa để Ngài thúc đầy con người ăn ăn hối cải». Với bà Etty Hillesum, chúng ta có thể thêm: «Lạy Chúa, con nhìn thế giới của Chúa ở tận đáy mắt và con vẫn say sưa ca tụng Tạo Dựng của Chúa, mặc dù cho tất cả, Chúa ơi!»

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch(phanxico.vn)