SUY NIỆM LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 27 TN_A VÀ LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI

86

SUY NIỆM CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN – A

Lời Chúa: Is. 5, 1-7; Pl. 4, 6-9; Mt. 21, 33-43

 

Mục lục

1. Từ vườn nho đến các tá điền: Hãy là chính mình  (Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa)

2. Trở thành người thợ có trách nhiệm trong vườn nho của Chúa (Lm. Giuse Đỗ Đức Trí)

3.  Ác giả ác báo  (Trầm Thiên Thu)

 

SUY NIỆM LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI

Lời Chúa: Cv. 1, 12-14; Gl. 4, 4-7; Lc. 1, 26-38

1. Tại sao chúng ta đọc kinh Mân Côi  (Gm. Giuse Vũ Duy Thống)

2. Kinh Mân côi – Lời kinh hiệp thông  (Gm. Giuse Vũ Văn Thiên)

3.  Nhớ lời mẹ dặn  (Lm. Jos Tạ Duy Tuyền)

4. Ngọc quí  (Lm. Jos DĐH. Gp. Xuân Lộc)

5. Kinh Mân côi: Lời kinh giao hòa  (Lm. Giuse Đỗ Đức Trí. Gp. Xuân Lộc)

6. Chuỗi ngọc  (Trầm Thiên Thu)

 


TỪ VƯỜN NHO ĐẾN CÁC TÁ ĐIỀN: HÃY LÀ CHÍNH MÌNH

Sau khi nghe câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể về “những tá điền sát nhân”, các Thượng Tế và người Pharisêu hiểu là Người nói về họ và họ tìm cách bắt Người. Dân Chúa xưa, đặc biệt những người lãnh đạo, những người được gọi là đạo đức hẳn thuộc nằm lòng bài ca về vườn nho của Ngôn sứ Isaia (Is 5). Mẹ Hội Thánh lại trích cho chúng ta nghe trong bài đọc thứ nhất Chúa Nhật này. Trong khi Ngôn Sứ Isaia nhấn mạnh đến vườn nho là đoàn dân Chúa xưa, thì Chúa Giêsu lại nhấn mạnh đến những tá điền là những người lãnh đạo mà Chúa trao phó quản lý vườn nho. Dù là vườn nho hay là người quản lý thì điểm chung hướng đến, đó là: hãy trở nên chính mình. Nói nôm na là nho thì ra nho, quản lý thì ra quản lý.

Nho ra nho: Ngôn sứ Isaia đã minh nhiên nói rằng vườn nho chính là đoàn dân Chúa xưa và chúng ta có thể hiểu thêm mỗi người chúng ta là những cây nho, là những cành nho (x. Ga 15). Các khâu canh tác như làm cỏ, bón phân, tỉa cành sâu bệnh… thì chủ vườn nho là Thiên Chúa đã vuông tròn. Vấn đề còn lại là chính cây nho phải sinh hoa trái tốt tươi, ngọt ngào. Theo kinh nghiệm nông gia, khi đã đủ đầy các điều kiện tự nhiên và sự chăm bón thì chuyện sinh hoa kết trái của cây trồng, hệ tại ở khả năng cây “hấp thụ dinh dưỡng” từ đất, từ trời và hệ tại ở việc cây “giảm phát sinh để tăng phát dục”, nghĩa là giảm đâm cành, mọc lá mới để tăng ra hoa, kết trái.

Đề hấp thụ dinh dưởng từ trời đất thì chính chúng ta, những cây nho, tiên vàn phải gắn bó, kết hiệp với Thiên Chúa. Cầu nguyện là một trong những phương thế tuyệt hảo để kết hiệp với Thiên Chúa. Để gia tăng hoa trái tốt lành thì việc hãm mình hy sinh là điều không thể thiếu. Như thế để nho ra nho nghĩa là sinh hoa trái ngọt ngào thi Kitô hữu chúng ta cần chuyên chăm cầu nguyện và hy sinh hãm mình. Hằng năm cứ đến mùa Chay thánh thì đề tài ăn chay cầu nguyện được nhấn mạnh và chúng ta nghiệm thấy ngay các hoa trái trổ sinh.

Quản lý ra quản lý: Người quản lý là người được trao phó một sự gì đó. Một việc gì đó để bảo quản, giữ gìn, chăm nom và dĩ nhiên theo tiêu chí mà người chủ yêu cầu. Các tá điền trong câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể được hiểu như là những người quản lý. Và tiêu chí người chủ đưa ra là đến kỳ thu hoạch, vườn nho phải sai hoa, mộng trái. Theo chiều kích xã hội thì những người quản lý là những người được giao phó các chức vụ của công quyền. Họ được trao phó đoàn dân của một tập thể, của một đất nước… Theo chiều kích tôn giáo, thì những người quản lý là những vị mục tử. Họ đuợc trao phó đoàn chiên là các tín hữu của tôn giáo mình. Dù là các mục tử trong Hội thánh này Hội thánh kia hay là những người nắm giữ công quyền trong xã hội thì chỉ một mình Thiên Chúa là người chủ duy nhất. Thánh Phaolô minh định điều này khi nói rằng các chính quyền hợp pháp đều là do Chúa đặt định (x.Rm 13,1)

Trong khoảng thời gian chờ đến mùa vụ, thì ông chủ thỉnh thoảng sai gia nhân của mình đến nhắc nhở những người quản lý về bổn phận và trách vụ của họ. Và bên cạnh đó chắc chắn có sự đánh giá về những gì mà những người quản lý đang thực thi. Tốt thì khen và khích lệ. Xấu thì chê và phê bình sửa sai. Trong lịch sử dân Chúa xưa, các ngôn sứ chính là những gia nhân mà ông chủ vườn nho đã sai đến. Thay vì nghe những ý chỉ của Thiên Chúa qua các sứ ngôn thì những người tá điền là nhưng người quản lý đã bách hại các ngài.

Thiên Chúa, người chủ vườn nho vẫn kiên trì nhẫn nại đến cùng. Người đã sai chính Con Một đến với hy vọng là những người quản lý kia sẽ nể mặt mà nghe theo. Thế nhưng sự tham lam đã làm cho tâm hồn những người quản lý thành ác độc. Họ đã nhẫn tâm giết chết Người Con Một của ông chủ. Tưởng rằng sẽ từ vị thế quản lý trở thành chủ nhân của vườn nho, nhưng họ đã lầm. Ông chủ sẽ tru di họ và trao vườn nho cho những người khác.

Câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể đã làm chột dạ những vị lãnh đạo DoThái giáo thời bấy giờ. Chuyện dụ ngôn này cũng đã ứng với nhiều triều đại vua chúa các nước trên thế giới. Chuyện dụ ngôn này cũng ứng với những chính phủ nắm giữ công quyền của các quốc gia. Và chuyện dụ ngôn này cũng đáng làm cho các vị mục tử giật mình tự kiểm.

Nho ra nho, quản lý ra quản lý. Nếu không thực là mình thì sẽ đến lúc phải bị loại trừ. Cành nho nào sinh hoa trái sẽ được chăm bón để trái hoa xum xuê thêm nhiều. Cành nào không sinh trái thì phải bị chặt đi. Nó sẽ khô héo và người ta sẽ bỏ nó vào lửa mà thiêu đốt đi (x.Ga 15,6). Người quản lý nào chuyên chăm cứ đến giờ mà phân phát lúa thóc cho kẻ ăn, người ở, thì sẽ được ân thưởng khi chủ về. Trái lại viên quản lý nào chểnh mảng, mãi mê chơi bời ăn uống mà bỏ bê bổn phận, thậm chí còn hành xử bạo lực với người dưới quyền, thì sẽ bị chung số phận với quân bất lương, ở nơi phải khóc lóc và nghiến răng (x. Lc 12,41-48).

Về mục lục

.
TRỞ THÀNH NGƯỜI THỢ CÓ TRÁCH NHIỆM TRONG VƯỜN NHO CỦA CHÚA

Dịp tháng 5/2014 vừa qua, khi Trung Quốc đem giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, đã tạo nên một làn sóng phản đối dữ dội ở mọi tầng lớp người dân. Tại các khu công ngiệp, công nhân đã phản ứng một cách thái quá, và trút sự căm thù xuống trên chính các công ty của mình, nơi mình đang làm việc để kiếm sống. Công nhân đã xông vào các công ty Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan đập phá, đốt xưởng. Ở Bình Dương, công nhân tràn vào nhà máy để phá và hôi của của công ty. Họ hể hả vì lấy được những món hàng từ trong công ty. Có những người không ngại ngùng để đưa mặt mình vào ống kiếng khi bị quay cảnh cướp của ấy. Hậu quả là công ty phải đóng cửa, công nhân không còn chỗ làm việc, những người ăn cắp bị ghi hình phải ra hầu tòa, phải đem đồ đến trả lại cho công ty trong sự xấu hổ. Sự kiện trên cho thấy rằng hầu như công nhân làm việc trong công ty từ trước đến nay không hề tỏ ra có trách nhiệm với công ty và làm việc thiếu lòng yêu mến đối với công việc và nơi mình làm việc nên mới xảy ra những sự việc đáng tiếc như thế. Cuối cùng, người thì bị đuổi việc, kẻ thì ở tù, còn Chính phủ bị bắt vạ phải bồi thường cho các công ty đó.

Khi làm việc mà người thợ không cảm thấy mình có trách nhiệm với công việc, thì chính họ sẽ biến mình thành kẻ phá hoại. Cũng vậy, khi họ làm việc mà không có lòng yêu mến thì cũng không khác gì kẻ nô lệ, và có khi biến mình thành kẻ cướp, kẻ ăn cắp ngay trong công việc của mình. Sự kiện nên trên không chỉ xảy ra ngày nay, mà cách đây hai ngàn năm, Chúa Giêsu cũng đã kể một câu chuyện tương tự.

Có một chủ nhà có một vườn nho, ông chăm sóc, rào giậu chung quanh, xây bồn ủ nho. Ông cho tá điền canh tác rồi trẩy đi xa. Đối với người Do Thái ngày xưa, vườn nho là một tài sản lớn, người ta yêu quý vườn nho như là con cái, là gia nghiệp của mình. Vì thế, khi trao vườn nho lại cho tá điền canh tác, ông chủ đã hết sức tin tưởng, trao phó cả cơ nghiệp của mình cho những tá điền này. Tuy nhiên, bọn tá điền đã bộc lộ ý đồ muốn chiếm đoạt vườn nho của ông chủ. Khi ông sai đầy tớ đến thu hoa lợi, bọn tá điền đã đánh đập, nhục mạ, giết chóc đầy tớ. Đã nhiều lần chúng đối xử với ông chủ và với những người được sai đến như thế, nhưng ông chủ vẫn hết sức khoan dung và kiên nhẫn với bọn tá điền. Cuối cùng, ông đã sai chính con trai duy nhất của ông đến, bọn tá điền đã bộc lộ rõ âm mưu chiếm đoạt vườn nho khi chúng bàn với nhau : Đứa con thừa tự đây rồi, nào ta giết nó đi và đoạt lấy gia tài của nó.

Israel chính là vườn nho của Thiên Chúa, là gia nghiệp của Chúa được Thiên Chúa yêu thương tuyển chọn. Ngài hết mực yêu thương Israel như đã được diễn tả qua bài ca về vườn nho trong sach Isaia : Tôi xin hát tặng bạn thân tôi bài ca về vườn nho của mình. Bạn tôi có một vườn nho màu mỡ trên sườn đồi, anh vun tưới cày cuốc và trồng vào đó những giống nho tốt. Anh dồn hết bao công sức cũng như kỳ vọng vào vườn nho này, nhưng nó lại không đáp lại sự mong đợi của anh, nó sinh ra trái nho chua nho dại. Vì thế, ông sẽ để cho nó bị tan hoang, heo rừng vào phá phách, cỏ dại mọc um tùm. Bài ca này nói lên tâm trạng và sự chờ đợi của Thiên Chúa nơi dân Israel. Ngài mong họ trổ sinh hoa trái yêu thương, hành động công bình, nhưng họ lại sinh ra những quả gian ác, những trái bất công. Kể câu chuyện trên, Chúa Giêsu đã muốn nhắm tới các thượng thế và luật sĩ. Họ chính là những tá điền được Thiên Chúa trao cho trông coi, canh tác vườn nho là Israel, nhưng những người này đã không làm tốt trách nhiệm của mình, còn đối xự tệ bạc với Thiên Chúa là ông chủ và muốn biến vườn nho Israel làm của riêng mình.

Những người trước đây được sai đến để thu hoa lợi là các ngôn sứ, những vị này được sai đến để giúp Israel điều chỉnh lại cuộc sống, kêu gọi thay lối sống gian tà bằng sống công bình bác ái, nhưng các ngôn sứ đã bị các tá điền là các thượng tế và luật sĩ tìm cách loại trừ, nhục mạ. Sau cùng, Thiên Chúa đã sai Con Một của Ngài là Đức Giêsu đến với họ, thì họ đã đối xử với người con ấy không khác gì những tá điền trong câu chuyện. Họ hành hạ, giết chết Ngài và quăng xác ra khỏi vườn nho. Trong câu chuyện, Chúa Giêsu cho thấy sẽ đến ngày Thiên Chúa là ông chủ sẽ loại trừ họ, đuổi họ khỏi vườn nho và trao vườn nho cho những người thợ trung thành, có trách nhiệm, hết lòng yêu mến làm việc và sinh hoa lợi cho Thiên Chúa.

Vườn nho ngày xưa đã đã bị bỏ hoang và Thiên Chúa đã thiết lập nên vườn nho mới là Giáo Hội, được trao cho những tá điền mới. Chúng ta là giống nho mới được tháp nhập vào thân cây nho là Đức Giêsu, được trồng trong mảnh vườn của Giáo Hội, được chính Thiên Chúa làm chủ canh tác và các cộng tác viên của Ngài là các thừa tác viên được tuyển chọn để chăm sóc cho vườn nho. Đồng thời, mỗi người chúng ta cũng là những tá điền được Thiên Chúa tín nhiệm trao cho việc chăm sóc vườn nho của Chúa. Vì thế, với trách nhiệm và với hết lòng yêu mến, chúng ta được mời gọi làm việc liên lỉ để sinh thật nhiều hoa trái tốt cho Chúa.

Là cành nho, chúng ta sẽ phải sinh trái nào ? Thánh Phaolô đã chỉ cho chúng ta trong bài đọc hai : Trong mọi hoàn cảnh, hãy biết tạ ơn Thiên Chúa và không ngừng giải bày những tâm tình nguyện xin. Tạ ơn vì chúng ta được Thiên Chúa yêu thương tuyển chọn, cho chúng ta được nhận biết Ngài, sống theo giáo huấn của Ngài, được tôn thờ Ngài, được hưởng ơn cứu độ. Đây chính là niềm vui đầy tràn trong tâm hồn và được biểu lộ ra bên ngoài. Dù cuộc sống bên ngoài còn nhiều khó khăn, thử thách cũng không thể làm vơi cạn niềm vui thánh thiện trong tâm hồn của chúng ta. Kế đến, phải sinh những hoa trái là : Sự chân thật cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh đáng khen, thì anh em hãy để ý mà thực hành.

Như vậy, với tính cách là những cây nho được Thiên Chúa yêu thương tuyển chọn và vun trồng trong vườn nho Hội Thánh, chúng ta cần phải biết tận dụng cơ hội Chúa ban để sinh hoa kết trái trong cuộc đời của mình. Cần phải sinh những hoa trái như Thiên Chúa mong muốn và kỳ vọng nơi mỗi chúng ta. Điều Chúa mong đợi nhất nỗi người là sinh những hoa trái ngọt ngào yêu thương. Hãy dâng tặng cho Chúa lòng yêu mến, biết ơn của mình bằng sự gắn bó, trung thành với Chúa, với giới răn, lề luật của Chúa. Hãy bày tỏ lòng biết ơn qua việc dâng thánh lễ mỗi ngày. Hãy sinh những hoa trái là những việc lành, việc tốt cho gia đình, cho lối xóm và cho cả xã hội này. Đừng bao giờ trở thành những trái chua, trái đắng cho nhau. Hãy mạnh dạn loại bỏ những trái tham lam, ích kỷ, nhỏ nhen, và hãy trao cho nhau những hoa quả ngọt ngào yêu thương. Khi mỗi người cùng trổ sinh những hoa trái như thế, chúng ta sẽ làm biến đổi xã hội này và thế giới này, và cuộc sống cộng đoàn, xã hội mỗi ngày một tốt đẹp hơn.

Trong tư cách là những người thợ được Thiên Chúa tín nhiệm trao phó cho vườn nho của Ngài, mỗi người tùy theo địa vị và ơn gọi của mình, hãy làm việc với hết khả năng, hết sức lực và nhất là hãy làm việc với tất cả tinh thần trách nhiệm và lòng yêu mến để đem lại nhiều hoa trái cho Chúa. Chúng ta được sai vào vườn nho rộng lớn là cả giáo hội, để ở nơi đây, chúng ta có bổn phận làm cho Tin Mừng được lan tỏa đến khắp nơi và đến với hết mọi người. Chung quanh chúng ta còn nhiều người chưa biết Chúa và Giáo Hội, chưa nghe nói về Tin Mừng Cứu độ. Chúng ta sẽ phải là những người giới thiệu hoa trái ngọt ngào này cho tất cả mọi người, để họ cũng được hưởng nếm niềm vui cứu độ của Chúa.

Là người thợ trong vườn nho là giáo hội địa phương tức là giáo xứ, hãy là những thành viên có trách nhiệm và có lòng yêu mến. Vì từ nơi môi trường giáo xứ, chúng ta được sinh ra trong đức tin, được nuôi dưỡng bằng ân thánh của Thiên Chúa qua các Bí Tích, qua thánh lễ được cử hành nơi đây. Cũng ở nơi môi trường giáo xứ, chúng ta được Thiên Chúa yêu thương chăm sóc qua các chủ chăn là những người được sai đến phục vụ cộng đoàn. Hãy hết lòng chung tay góp sức, xây dựng cộng đoàn vườn nho địa phương. Hãy mạnh dạn bỏ đi những tự ái, cái tôi bè phái, chia sẽ để góp phần xây dựng sự hiệp nhất yêu thương. Đừng bao giờ có tham vọng loại trừ người khác và biến vườn nho này thành của riêng mình,  bắt người khác làm theo ý mình, nhưng cần phải làm theo ý Chúa.

 Là những người được trao cho chăm sóc vườn nho là các gia đình, các bậc làm cha mẹ sẽ phải trở thành những người có trách nhiệm làm cho vườn nho của gia đình mình trổ sinh hoa trái tốt lành. Hãy chăm sóc nhiều hơn cho những mầm nho là con cái được lớn lên trong bầu khí đạo đức của gia đình, của cha mẹ qua các giờ kinh sớm tối, qua gương sáng của cha mẹ. Hãy kịp thời uốn nắn để con cái được lớn lên trưởng thành về nhân cách cũng như trưởng thành trong đời sống đức tin,  trở thành những Kitô hữu tốt, nhiệt thành.

Xin Chúa cho mỗi người ý thức trách nhiệm Chúa trao ban, để chúng ta chu toàn tốt nhiệm vụ của mình, cộng tác và làm cho vườn nho của Chúa ngày càng được mở rộng trên khắp mặt đất này. Amen

Về mục lục

.

ÁC GIẢ ÁC BÁO

Chúng ta thường nghe nói luật “Nhân – Quả”. Nhân Quả là một phạm trù dùng để chỉ mối liên hệ nguồn gốc tất yếu của các hiện tượng, trong đó hiện tượng này (nguyên nhân) sản sinh ra hiện tượng khác (kết quả). Người Việt cũng có khái niệm Nhân Quả khi nói:  hin gp lành (tích cực), “gieo gió gt bão (tiêu cực), hoặc “đi cha ăn mn, đi con khát nước,… Người Anh cũng có cách nói tương tự: “You reap what you sow” (Bn gt nhng gì bn gieo). Có lẽ cũng có thể so sánh luật Nhân Quả tương tự loại vũ khí Boomerang của thổ dân Úc, ném đi rồi nó lại quay về mình.

Nguyên lý Nhân Quả trong đời sống diễn ra theo quá trình mà “phần biết” và “phần được biết” chỉ là sự phân lập từ một tổng thể là “cái biết”, cho nên hiện tượng nó tạo ra sẽ được gọi là “hiện tượng nội sinh” – một hiện tượng mà Phật học gọi là “kamma” (nghiệp, nghiệp chướng). Theo Phật giáo, hiện tượng này không do một đấng quyền năng tối cao hay một thế lực siêu nhiên nào chi phối, nên “nhân quả” được xem là nguyên lý quan trng nht của đời sống, khi các vấn đề của đời sống được tìm hiểu từ trong bản chất của nó.

Chúng ta cũng nghe nói: “Ác gi ác báo. Đó là nói tắt của câu ngạn ngữ Trung Hoa: “Ác gi ác báo, thin gi thin lai. “Ác giả” là người xấu, việc ác; “ác báo” là điều ác đáp lại. “Thiện giả” là người tốt, việc tốt; “thiện lai” là điều lành đáp lại. “Ác giả ác báo” nghĩa là người làm việc ác thì gặp điều ác báo lại, hoặc việc ác này sẽ bị việc ác khác báo lại – thường gọi là “quả báo”. Câu này nêu lên sự ảnh hưởng tương tác của hành động, ngụ ý khuyên người ta chớ làm việc ác để tránh điều ác, và nên ăn ở hiền lành để gặp sự lành:  hin gp lành. Người Tây phương còn nói một câu theo tinh thần của Kinh Thánh: “K nào đào h by ai thì k đó s rơi xung h.

Trình thuật Is 5:1-7 là “Bài Ca Vườn Nho”. Bài ca này chắc hẳn có giai điệu thánh thót, với ca từ như sau:

Tôi xin hát tng bn thân tôi, bài ca ca bn tôi v vườn nho ca mình.

Bn thân tôi có mt vườn nho trên sườn đi mu m.

Anh ra tay cuc đt nht đá, ging nho quý đem trng,

Gia vườn anh xây mt vng gác, ri khoét bn đp nho.

Anh nhng mong nó sinh trái tt, nó li sinh nho di.

Vy bây gi, dân Giêrusalem và người Giuđa hi,

Xin phân x đôi đàng gia tôi vi vườn nho.

Có gì làm hơn được cho vườn nho ca tôi, mà tôi đã chng làm?

Tôi nhng mong trái tt, sao nó sinh nho di?

Vy bây gi, tôi cho các người biết tôi đi x thế nào vi vườn nho ca tôi:

Hàng giu thì cht phá cho vườn b tan hoang, b tường thì đp đ cho vườn b giày xéo.

Người gieo trồng luôn muốn điều tốt, thế mà điều xấu lại xảy ra với họ. Người Việt không xa lạ gì với nông nghiệp, nông dân luôn muốn lúa và hoa màu tốt tươi để có vụ thu hoạch cao, thế mà có khi mùa màng lại thất bát, thậm chí họ bị trắng tay. Tương tự, có lần Chúa Giêsu cũng đã kể dụ ngôn “lúa và cỏ lùng” (Mt 13:24-30). Tác giả “Bài Ca Vườn Nho” kể cho người bạn thân nghe biết về vườn nho của mình. Tác giả (tức là chủ nhân) muốn có nho tốt mà lại chỉ thấy nho dại. Thất vọng ê chề, chủ nhân đành phải chặt phá hàng giậu cho “vườn bị tan hoang” và đập đổ tường cho “vườn bị giày xéo”.

Nước Trời được ví với nhiều thứ, một trong các thứ đó là “vườn nho”. Tác giả Thánh Vịnh cho biết: “Gc nho này, Chúa bng t Ai-cp, đui chư dân, ly ch mà trng (Tv 80:9). Vì là giống tốt nên “bóng um tùm phủ xanh đầu núi, cành sum sê rợp bá hương thần, nhánh vươn dài tới phía đại dương, chồi mọc xa đến tận miền Sông Cả” (Tv 80:12). Nhưng rồi điều bất thường xảy ra: “Tường rào nó, vy sao Ngài phá đ? Khách qua đường mc sc hái mà ăn! Heo rng vào phá phách, dã thú gm tan hoang (Tv 80:13-14).

Vường hoang, nhà trống. Chắc chắn không là lỗi của chủ nhân bất cẩn hoặc bỏ mặc, mà vì kẻ xấu. Đó là chính các tội nhân chúng ta đã làm hư hại Vườn Nho của Thiên Chúa. Nhưng mặc lấy tâm tình yêu thương của Đấng giàu lòng thương xót, tác giả Thánh Vịnh vẫn chân thành và tha thiết cầu xin: “Ly Chúa T càn khôn, xin tr li, t cõi tri, xin ngó xung mà xem, xin Ngài thăm nom vườn nho cũ, bo v cây tay hu Chúa đã trng, và chi non được Ngài ban sc mnh (Tv 80:15-16).

Không chỉ vậy, tác giả Thánh Vịnh còn đại diện cho cả nhân loại mà thề hứa trước Tôn Nhan Thiên Chúa: “Chúng con nguyn chng xa Chúa na đâu, cúi xin Ngài ban cho được sng, đ chúng con xưng tng danh Ngài. Ly Chúa là Chúa T càn khôn, xin phc hi chúng con, xin to ánh tôn nhan rng ngi đ chúng con được ơn cu đ (Tv 80:19-20). Và rồi Thiên Chúa đã thương xót mà bỏ qua tất cả, để chúng ta lại được làm con cái Ngài và được thừa kế gia nghiệp của Ngài. Chúng ta diễm phúc lắm! Vậy chúng ta phải làm gì để tạ ơn Ngài? Đó là điều mỗi chúng ta phải tự trả lời cho rạch ròi và dứt khoát.

Tuy nhiên, đừng run sợ mà bạt vía kinh hồn, vì Thiên Chúa nhân hiền, không chấp lách chi đâu, chỉ cần chúng ta biết chân thành nhận lỗi là Ngài Ô-kê ngay. Thánh Phaolô cũng động viên: “Anh em đng lo lng gì c. Nhưng trong mi hoàn cnh, anh em c đem li cu khn, van xin và t ơn, mà giãi bày trước mt Thiên Chúa nhng điu anh em thnh nguyn. Và bình an ca Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mi hiu biết, s gi cho lòng trí anh em được kết hp vi Đc Kitô Giêsu (Pl 4:6-7). Thế thì còn gì bằng, chả lo sợ chi nữa. Chúa mà. Thánh Clara cũng đã từng nói với các nữ tu: “Đng s! Hãy tín thác vào Chúa Giêsu!. Nhưng cũng đừng vội thấy vậy mà ỷ lại đấy. Ỷ lại hoặc ảo tưởng là chết chắc!

Thánh Phaolô dặn dò thêm: “Ngoài ra, nhng gì là chân tht, cao quý, nhng gì là chính trc tinh tuyn, nhng gì là đáng mến và đem li danh thơm tiếng tt, nhng gì là đc hnh, đáng khen, xin anh em hãy đ ý. Nhng gì anh em đã hc hi, đã lãnh nhn, đã nghe, đã thy nơi tôi, thì hãy đem ra thc hành, và Thiên Chúa là ngun bình an s vi anh em (Pl 4:8-9). Hai cụm từ “hãy để ý” và “hãy đem ra thực hành” rất quan trọng. Đó cũng là mệnh lệnh, phải nhận thức và ghi nhớ nằm lòng. Nghe ngắn gọn và đơn giản nhưng lại không dễ dàng thực hiện!

Trình thuật Tin Mừng hôm nay (Mt 21:33-43) là dụ ngôn “Những Tá Điền Sát Nhân” (tương đương Mc 12:1-12 và Lc 20:9-19). Câu chuyện rất thực tế. Trong đó cũng có vấn đề liên quan lòng đố kỵ, ganh tị và ghen ghét: “Con gà tc nhau tiếng gáy.

Một hôm, Chúa Giêsu bảo người ta hãy nghe một dụ ngôn khác về những con người lòng lang dạ thú:Có gia ch kia trng được mt vườn nho; chung quanh vườn, ông rào giu; trong vườn, ông khoét bn đp nho, và xây mt tháp canh. Ông cho tá đin canh tác, ri try đi xa. Gn đến mùa hái nho, ông sai đy t đến gp các tá đin đ thu hoa li. Bn tá đin bt các đy t ông: Chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người n. Ông li sai mt s đy t khác đông hơn trước: nhưng bn tá đin cũng x vi h y như vy. Sau cùng, ông sai chính con trai mình đến gp chúng, vì nghĩ rng chúng s n người con đó. Nhưng bn tá đin va thy người con thì bo nhau: “Đa tha t đây ri! Nào ta giết quách nó đi, và đot ly gia tài nó!. Thế là chúng bt ly cu, quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết đi.

Chúa Giêsu thản nhiên hỏi họ: “Khi ông ch vườn nho đến, ông s làm gì bn tá đin kia?. Họ đồng thanh: “Ác gi ác báo, ông s tru dit bn chúng, và cho các tá đin khác canh tác vườn nho, đ c đúng mùa, h np hoa li cho ông. Đức Giêsu vừa cười vừa gật gù vì thấy họ nói đúng, rồi Ngài bảo họ:“Các ông chưa bao gi đc câu này trong Kinh Thánh sao? Tng đá th xây nhà loi b li tr nên đá tng góc tường. Đó chính là công trình ca Chúa, công trình k diu trước mt chúng ta. Ngài biết họ là những kinh sư và thầy thông luật, thuộc Cựu ước làu làu, dẫn chứng câu mấy rạch ròi, thế nên Ngài “nhắc khéo” họ về Thánh Vịnh: “Tng đá th xây nhà loi b, li tr nên đá tng góc tường (Tv 118:22).

Rồi Ngài kết luận: “Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa s ly đi, không cho các ông na, mà ban cho mt dâbiết làm cho Nước y sinh hoa li (Mt 21:43). Đó cũng là lời Đức Giêsu Kitô đang “nhắc khéo” mỗi chúng ta về cách hành xử với Thiên Chúa và với tha nhân, đặc biệt là những người “yếu thế” hơn mình, về cả vật chất lẫn tinh thần. “Đá Tảng” đó là gì hoặc là ai? Không còn ai trồng khoai đất này, đó chính là Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chết để cứu độ chúng ta, mà chính tay chúng ta cũng nhúng chàm, mỗi chúng ta cũng là thủ phạm đã giết Con Thiên Chúa. Chúng ta không trực tiếp đóng đinh Chúa Giêsu, nhưng chúng ta trực tiếp sát hại Ngài khi chúng ta “giết” tha nhân bằng nhiều loại đinh nhọn và sắc bén: Lời nói, ánh mắt, cử chỉ, thái độ, hành động,…

Và chính Chúa Giêsu hôm nay lại một lần nữa cảnh báo mỗi chúng ta: “Ai ngã xung ĐÁ này, k y s tan xương; ĐÁ này rơi trúng ai s làm người y nát tht (Mt 21:44). Thật đáng sợ biết bao! Đúng là đáng sợ thật, vì Chúa Giêsu đã cảnh cáo: “Nếu không sám hi thì s chết hết (Lc 13:3). Ai cũng là tội nhân, vấn đề hơn thua nhau chỉ là biết nhận lỗi và có sám hối hay không.

Các tư tưởng lớn sẽ có lúc gặp nhau. Các hiền triết cũng có quan niệm giống nhau về khái niệm “ác giả, ác báo”. Đó là một dạng ý thức hệ. Khổng Tử nói: “Vi thin gi, thiên báo chi dĩ phúc; vi bt thin gi, thiên báo chi dĩ ha – Người làm điều tốt lành thì trời lấy phúc báo đáp lại người đó, kẻ làm điều không tốt lành thì trời lấy họa báo đáp lại kẻ đó. Trang Tử nhận định: “Nht nht bt nim thin, chư ác t giai khi – Nếu một ngày không nghĩ đến điều thiện, mọi điều ác sẽ tự dấy lên. Sách “Minh Tâm Bửu Giám” ghi: “Tích thin phùng thin, tích ác phùng ác – Làm việc thiện sẽ được điều tốt, làm việc ác sẽ gặp điều xấu. Các hiền triết cũng chỉ là phàm nhân mà họ vẫn có thể nhận biết như vậy, tư tưởng gần gũi với Đức Kitô, họ đúng là thánh nhân rồi, thật đáng khâm phục và đáng để chúng ta noi gương lắm!

Ly Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết nhn mình là k xu đ không o tưởng, nh đó mà chúng con biết m mt-đc-tin to ra đ có th nhìn thy cái-xà-ti-li ca mình ch không nhìn thy cái rác nơi tha nhân. Xin giúp chúng con biết tích đc ch không tích ác đ hoàn thin tng giây phút cho đúng Tôn Ý Ngài. Chúng con cu xin nhân danh Thánh T Giêsu Kitô, Đng cu đ chúng con. Amen.

Về mục lục

.

TẠI SAO CHÚNG TA ĐỌC KINH MÂN CÔI

Kính thưa cộng đoàn, Trên các trang mạng công giáo ngày hôm nay, cách riêng trang mạng của HĐGMVN, người ta thấy xuất hiện một lá thư của Hội đồng gửi đến toàn thể cộng đoàn dân Chúa Việt Nam. Bức thư ấy cho biết nỗ lực làm việc của Đại hội XI mới kết thúc hôm qua, tập trung vào tài liệu làm việc dành cho đại hội dân Chúa sẽ được qui tụ vào cuối tháng 11. Ở cuối bức thư, có xin toàn thể mọi người bằng kinh Mân Côi, hãy cầu nguyện cho Đại hội đem lại những thành quả tích cực.

Tại sao xin cầu nguyện mà lại cầu nguyện bằng kinh Mân Côi? Có lẽ vì lý do thực tế bức thư được viết vào lễ Đức Mẹ Mân Côi, bức thư được viết vào tháng Mân Côi. Nhưng bên trong, HĐGMVN muốn kêu gọi toàn thể dân Chúa vốn là dân vẫn yêu mến Đức Trinh Nữ Maria, vẫn yêu mến tràng hạt Mân Côi, hãy bằng chính tràng hạt Mân Côi ký thác Đại hội dân Chúa tháng 11 này cho Đức Trinh Nữ Maria. Đó là một tình cảm rất đậm đà, mà cũng là nhiều gợi ý cho chúng tôi muốn chia sẻ với cộng đoàn trong thánh lễ sáng nay về kinh Mân Côi trong nhãn giới mầu nhiệm hiệp thông và sứ vụ.

Trước hết, thưa cộng đoàn, kinh Mân Côi trong nhãn giới mầu nhiệm ai trong chúng ta cũng biết từ thưở còn tấm bé, vẫn nghe nói đến và sướng lên những mầu nhiệm Mân Côi. Ngày xưa là 15 mầu nhiệm, nhưng hôm nay là 20: Vui, Sáng, Thương, Mừng đầy đủ. Mỗi một sự kiện được xướng lên, mệnh danh là một mầu nhiệm trong tâm tình kinh đọc.

Nhưng cùng với Đức Maria và trong Đức Maria, người ta thấy những mầu nhiệm ấy cũng thoát lên cả một sức sống mầu nhiệm mà Đức Trinh Nữ Maria cá nhân đã được dẫn dắt vào, và mở ra cho cộng đoàn Giáo Hội cả một sức sống rộng dài lịch sử cứu rỗi hôm qua cho đến hôm nay, và còn mãi ngàn sau.

Chỉ xin đan cử mầu nhiệm Truyền Tin trong Tin Mừng hôm nay vừa gợi lên, cũng là ngắm thứ nhất Mùa Vui. Cộng đoàn chúng ta cũng thấy là cả một mầu nhiệm tuyển chọn Thiên Chúa dành cho Đức Maria. Nếu như trong Tin mừng hôm nay có tô đậm lời chào của Thiên sứ Gabrien dành cho Đức Mẹ trong buổi Truyền Tin với một danh xưng tuyệt vời, nằm mơ cũng không thấy, đó là danh xưng Đấng Đầy Ơn Phúc. Một danh xưng họa hiếm trong Thánh Kinh, và cũng là một danh xưng nói lên cả một mầu nhiệm sự sống Thiên Chúa tuyển chọn Đức Trinh Nữ Maria, để thông qua Mẹ tuôn đổ xuống tất cả mọi người. Ông bà anh chị em cứ nghĩ mà xem, trước đó Đức Maria chưa là gì. Thế nhưng, kể từ buổi Truyền Tin, cách riêng với lời chào Đấng Đầy Ơn Phước, Mẹ đã trở nên một nhân vật không thể thiếu được, và cũng là nhân vật mẫu gương, nhân vật điển hình, hay nói theo kiểu ngày hôm nay, Mẹ là người mẫu để khởi đi từ đó mở ra một nhãn giới sự sống mầu nhiệm cho toàn thể Hội Thánh.

Mẹ được tuyển chọn trong mầu nhiệm mà ngày hôm nay chúng ta gọi là mầu nhiệm Vô Nhiễm Nguyên Tội. Mẹ cũng được tuyển chọn trong mầu nhiệm đồng trinh khi thụ thai, và cũng là mầu nhiệm tuyển chọn khi Mẹ cung cấp chất liệu xác thân của mình cho Ngôi Hai Thiên Chúa bước xuống đồng hành làm người trong cuộc sống nhân lọai. Ở đây, Mẹ chính là Mẹ Thiên Chúa. Và mầu nhiệm của tháng 8 vừa qua chúng ta cử hành, mầu nhiệm Mẹ Hồn Xác Lên Trời, tất cả đều quyện lại trong một sự sống, sự sống Thiên Chúa đã ban cho Mẹ trong mầu nhiệm tuyển chọn, để rồi với hình mẫu ấy, tất cả mọi tín hữu đều gắn bó với Mẹ, đi theo bước đường Mẹ đã đi, cũng được tháp nhập vào trong sự sống của Đức Kitô, để đến với sự sống của Thiên Chúa, vốn là sự sống hồng ân Chúa dành cho tất cả mọi người.

Vâng, mầu nhiệm không phải là cái gì đơn thuần mình nghĩ là vượt quá tầm hiểu biết, có tin cũng không đạt được. Mà mầu nhiệm ở đây trước hết xin hiểu là một sự sống mênh mông trong đó mỗi người chúng ta được dìu dắt đến và cứ như vậy, như biển cả, như đại dương, càng ngụp lặn đến thỏa thích, mà vẫn không bao giờ no thỏa cơn khát của tấm lòng. Bằng kinh Mân Côi, Đức Maria đã dẫn chúng ta vào tất cả những mầu nhiệm từ ân tuyển chọn cho đến thông qua Đức Giêsu Kitô trong mầu nhiệm Nhập Thể, mầu nhiệm cứu độ, và còn mở ra cho tương lai của hậu thế của mọi người chúng ta trong Đức Kitô. Đó là mầu nhiệm sự sống Thiên Chúa trao gửi cho con người, ban tặng cho con người, và làm sao mỗi người khi đọc kinh Mân Côi, cũng để cho chính mầu nhiệm sự sống ấy được triển nở lên trong cuộc đời riêng của mình cũng như trong cộng đoàn mà mình là thành phần.

Kết thúc mấy ngày đại hội vừa qua, các Giám mục chúng tôi được mời tra lại sức khỏe, ở đó có việc thử máu, cũng như các Linh mục của các giáo phận nước Việt Nam trong năm vừa qua cũng được mời để làm như thế. Kết quả là Giám mục nào cũng khám phá ra được điều gì đó trong vận hành máu huyết của mình không phù hợp lắm với chính bước đi của mình hôm nay. Có những lắng lo, và bên cạnh đó cũng có những vui mừng khi ai đó khám phá ra mình hôm nay vẫn còn khỏe mạnh cho dẫu đã ở tuổi 65 hoặc 70. Quan sát như thế và cũng chia sẻ với nhau ưu tư một chút về vấn đề ấy, chúng tôi trộm nghĩ mỗi một tín hữu, từ Giám mục cho đến mọi người giáo dân, ắt hẳn ai cũng khám phá trong máu huyết của mình có một sức sống. Sức sống ấy không được ý tự, sức sống có thử máu cũng không tìm ra. Nhưng sức sống ai cũng cảm nghiệm được, cũng nhận thấy, đó là sức sống Kitô nơi chính máu huyết của mình, bất kể đó là những loại máu A, B, C, D,… Nhưng ở đây, là Kitô hữu, chúng ta mang dòng máu Kitô. Dòng máu ấy chỉ được thử nghiệm trong tình yêu thật với Đức Kitô và cách riêng bằng tràng hạt Mân Côi. Vào dịp này, ta sẽ nghiệm được đó là mầu nhiệm dàn trải và mời gọi mỗi người chúng ta đón nhận cũng như sống lấy. Vâng, đó là khía cạnh trước hết trong nhãn giới mầu nhiệm.

Khía cạnh thứ hai chia sẻ với cộng đoàn, bằng kinh Mân Côi, người ta cũng nhận ra khía cạnh hiệp thông trong đời sống tín hữu. Nếu như phần đầu của từng mầu nhiệm Mân Côi, theo như thói quen chúng ta vẫn đọc. Ví dụ ngắm thứ nhất Mùa Vui Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ,…, và phần sau là Ta hãy xin cho được khiêm nhường. Phần sau này chính là tâm tình hiệp thông của tất cả mọi tín hữu, của từng cá nhân, khởi đi từ mầu nhiệm mình gẫm suy, cũng như của từng cộng đoàn gắn bó nhịp sống của mình với mầu nhiệm mà mình đang suy tưởng. Ở đây là một sự nối kết giữa mầu nhiệm sự sống với hành trình sự sống của mỗi người trong tinh thần hiệp thông. Chính nhãn giới hiệp thông này, ta gặp thấy trọn vẹn đời sống của mình được dàn trải ra từ những ngóc ngách của suy tư, cho đến những lối ngõ của hành động. Ở đó, đâu đâu cũng có sự đồng hành của Đức Trinh Nữ Maria. Cộng đoàn cứ thử nghĩ mà xem, trong ngày thăm viếng, Đức Maria đã làm gì. Ngài không đến để chia sẻ, để niềm vui của Mẹ được hiệp thông với Bà Isave, mà cuối cùng là bừng vỡ lên niềm vui của hai thai nhi, hai bà bầu trẻ và trọng tuổi hơn gặp nhau, làm cho hai thai nhi cũng gặp gỡ. Rốt cuộc, phát tỏa trong điệu nhảy niềm vui của Gioan Baotixita, nhảy hôm qua cho đến hôm nay và ngàn đời vẫn cứ tiếp tục nhảy.

Trong lịch sử của âm nhạc, có nhiều điệu nhảy kết thúc bằng chữ A, điệu nhảy Chachacha hay Lămbada… Vì thế, đây cũng có thể gọi là điệu nhảy Gioan Baotixita, để tất cả mọi người trong mầu nhiệm ấy được hiệp thông niềm vui của mình, làm sao cho kinh đọc, cho suy tưởng, và cho đời sống của mình cũng vươn lên trong những điệu nhảy của tấm lòng, điệu nhảy niềm vui, sẻ chia. Và rồi còn nhiều mầu nhiệm khác trong 15 hoặc là 20 ngắm Mân Côi, người ta cũng thấy Đức Trinh Nữ Maria ở đó khuôn mẫu cho tình hiệp thông gắn bó. Gắn bó với đối tượng mà Mẹ tìm đến gặp gỡ, cũng như gắn bó trong nhãn giới của Hội Thánh hôm nay. Đây là một niềm vui không bao giờ chấm dứt.

Ngày hôm nay, cộng đoàn của mỗi người chúng ta cử hành lễ Mân Côi, được nhìn trong nhãn giới hiệp thông. Hiệp thông của từng người với nhau làm thành niềm vui lớn đã đành, nhưng còn là niềm vui hiệp thông cảm tạ Chúa vì những ơn lành Chúa đã ban cho Hội Thánh hiệp thông với Đức Trinh Nữ Maria. Đó là nhãn giới thứ hai, nhãn giới hiệp thông. Và gắn với liền đó là mênh mông bao là những biến cố cũng như tâm tình mà cộng đoàn có thể gắn bó tiếp nối vào đó mà tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria.

III. Nhãn giới thứ ba chính là nhãn giới sứ vụ. Bản chất của Giáo Hội là truyền giáo. Không phải vì có Giáo Hội, rồi mới có sứ vụ truyền giáo. Nhưng bởi vì đã có lệnh truyền giáo của Chúa Giêsu trao cho các tông đồ, thế nên phải thành lập một tổ chức để thi hành, đó chính là Giáo Hội. Giáo Hội được khai sinh từ lệnh truyền truyền giáo của Đấng Phục Sinh, và khởi đi từ đó, tất cả những ai biết mình là thành viên của Giáo Hội luôn luôn canh cánh bên lòng, từ ước vọng cho đến thao thức, và thể hiện ra qua những công việc truyền giáo cụ thể mình thực hiện được tại địa bàn dân cư mà mình là thành phần. Nói một cách vắn gọn, sứ vụ ở đây có nghĩa là mình đã hiệp thông với mầu nhiệm sự sống, mình đã đáp ứng bằng nhịp sống cá nhân làm thành niểm vui, thì tới phiên mình, trong tư cách là thành viên của Hội Thánh, mình cũng trao gửi, mình cũng sẻ chia niềm vui ấy cho tất cả những ai mình gặp gỡ. Có thể là những người chưa biết đến đạo giáo, có thể là những người năm nào đó đã biết rồi, đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội, đã là Kitô hữu rồi, nhưng đã bị lớp bùn thời gian và nếp sống của họ phủ lên chính lòng tin. Vì vậy, khi mình trao gửi niềm vui, khi mình chia sẻ lại ơn mình lãnh nhận được, mình mời gọi họ bước vào nẻo đường tạ ơn. Đó cũng chính là lúc mình đang sống tinh thần sứ vụ của Hội Thánh.

Kinh Mân Côi là một kinh mở ra cho mỗi tín hữu nhãn giới sứ vụ ấy. Nếu như trong biến cố thăm viếng, Đức Maria đã bước chân trong sứ vụ vượt qua nẻo đường cả một trăm kilômét, không biết bằng đi bộ hay ngồi trên lưng lừa, nhưng Mẹ đã vượt nẻo đường xa để chia sẻ niềm vui với một người chị em trọng tuổi hơn mình. Hay là trong năm sự sáng, Đức Maria hiện diện tại đám cưới Cana, Mẹ đã đôn đáo, mới đầu chỉ như một thông tin cỏn con dành cho người con thân yêu của mình họ hết rượu rồi, để rồi sau đó ngược xuôi, chạy đi chạy lại đôn đáo, làm sao cho hòa cùng vào một nhịp. Nhất là giải quyết được vấn đề – rượu được tràn đầy và niềm vui của đám cưới được diễn tả ra. Không mất danh dự của đám cưới, mà còn khơi thêm niềm vui, cách riêng khơi thêm niềm tin cho các môn đệ đầu tiên tìm theo Chúa Giêsu. Rõ ràng, trong biến cố ấy, Đức Maria là hình mẫu của con người sứ vụ, để rồi hôm nay, mỗi người chúng ta qua Kinh Mân Côi cũng khám phá lại được tiếng gọi sứ vụ đang thúc đẩy chúng ta đến với tất cả những anh chị em xung quanh mình. Bất luận bằng một lời kinh, bằng một tâm tình chia sẻ, bằng một lời nói ủi an. Rõ hơn nữa, bằng một cử chỉ gì đó giúp đỡ, Vâng, chỉ xin thâu tóm lại trong nhãn giới ấy, nhãn giới mầu nhiệm, nhãn giới hiệp thông, nhãn giới sứ vụ của kinh Mân Côi.

Trong dịp cử hành thánh lễ Mân Côi cùng với cộng đoàn đây. Trong niềm vui cảm tạ khơi lên cùng với HĐGMVN lời chia sẻ dành cho cộng đoàn dân Chúa – hãy yêu mến tràng hạt Mân Côi, hãy cầu nguyện bằng tràng hạt Mân Côi, và hãy thả vào đó tất cả tâm tình của mình. Một mặt để nhận được sức sống mầu nhiệm Thiên Chúa gửi trao, và một mặt khác, chính mình cũng nhận ra sức sống ấy trong từng nhịp sống, trong từng lời kinh của mình. Một khi đã nhận được như vậy, chính mình trở thành tông đồ sẻ chia cho những người xung quanh.

Xin nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria Mân Côi, mà chúng ta đang cử hành trong thánh lễ đây, cho mỗi người tín hữu chúng ta, cách riêng trong tháng này, cũng biết yêu mến tràng hạt Mân Côi. Trước đây đã yêu rồi, đã lần hạt nhiều lần rồi, nhưng ta thử đọc lại bằng một tâm tình, một tâm tình mới mà HĐGM mời gọi ấy, để thấy được rằng cả một sức sống nhiệm mầu, hiệp thông, và sứ vụ đang ùa vào tâm hồn mỗi người chúng ta. Xin kết thúc bằng một vần thơ nhỏ:

Gửi em một chục Mân Côi

Để em sớm tối học lời cầu kinh

Mẹ trên cao sẽ thương tình

Cho em hạnh phúc, gia đình an vui.

Gia đình đây là cộng đoàn. Gia đình đây là gia đình riêng của mỗi người. Gia đình đây cũng là tập thể giáo xứ, là giáo phận, là đất nước, là tất cả mọi người chúng ta.

Xin Đức Trinh Nữ Maria Mân Côi ban muôn ơn lành xuống trên tất cả mọi người. Amen.

Về mục lục

.

KINH MÂN CÔI – LỜI KINH HIỆP THÔNG

Từ rất lâu, trong Giáo phận Hải Phòng – và chắc chắn tại nhiều giáo phận khác – đã có những “Hội Tràng hạt Mân Côi” hoặc “Hội Mân Côi liên kết”. Đó là một nhóm gồm 15 người (nay là 20 người phù hợp với 20 mầu nhiệm Mân Côi), được phân công mỗi người đọc một mầu nhiệm, rồi một kinh Lạy Cha, mười kinh Kính mừng và một kinh sáng danh với câu than kết thúc cầu cho các linh hồn nơi luyện ngục.

Đây là một hình thức hội đoàn đạo đức có tính chất nối kết các thành viên trong nhóm. Có người giải thích theo cái nhìn “thương mại kinh doanh” rằng, những hội viên của Hội Tràng hạt Mân Côi, khi họ đọc một ngắm như trên, thì họ được hưởng ơn phúc giống như đã đọc hết một tràng hạt gồm 200 kinh, bởi họ liên kết với 19 hội viên kia, là những người suy gẫm 19 mầu nhiệm còn lại. Chúng ta hãy gác lại một bên việc được nhiều ơn hay ít, để nhận ra ý nghĩa của việc đọc kinh Mân Côi liên kết này. Những hội viên này được kết nối với nhau để sống tình hiệp thông trong Giáo Hội. Mỗi xứ mỗi họ có nhiều Hội Tràng hạt Mân Côi; mỗi Giáo phận cũng vậy, và các tín hữu làm thành một Tràng hạt khổng lồ liên kết với nhau trong tình hiệp thông. Đối với những Hội Tràng hạt Mân Côi, cũng có những quy định cụ thể về bổn phận của các thành viên. Ngoài việc đọc một chục kinh mỗi ngày, các thành viên trong hội có trách nhiệm thăm hỏi nhau khi ốm đau và thăm viếng khi có tứ thân phụ mẫu qua đời. Điều này cho thấy bằng chứng cụ thể của tình hiệp thông, từ lời cầu nguyện đến cuộc sống xã hội cụ thể, đem Đạo vào đời và làm cho đời thấm nhuần tinh thần bác ái của Tin Mừng.

Tràng hạt Mân Côi là một chuỗi những hạt nhỏ liên kết với nhau, Mỗi hạt tượng trưng cho một người tín hữu trong Giáo Hội. Chuỗi hạt ấy vòng tròn, xoay quanh tâm điểm là Đức Giêsu, Đấng Cứu thế. Tràng hạt tượng trưng cho đời sống Giáo Hội luôn quy hướng về Chúa Giêsu, vì Người là Đầu của Thân Thể huyền nhiệm là Giáo Hội. Tất cả mọi hoạt động của Giáo Hội cũng như trọn vẹn đời sống của người tín hữu đều đặt nền tảng nơi Đức Kitô, như căn nhà được đặt trên viên đá góc. Người Kitô hữu luôn phải áp dụng nơi cuộc đời mình lời giáo huấn của Chúa, làm cho hình ảnh của Người tỏa sáng nơi cuộc đời. Như thế, Chúa Giêsu vẫn hiện diện qua Giáo Hội và qua mỗi người tín hữu, nhờ Kinh Mân Côi.

“Kính mừng Maria…”, Tràng hạt Mân Côi được so sánh như chuỗi hoa hồng. Mỗi hạt là một đóa hoa dâng kính Mẹ Thiên Chúa. Mỗi lời “Ave Maria” là một lời chào, cũng là lời ca tụng và lời cầu nguyện thành kính dâng lên Mẹ. Khi đọc lời Ave Maria, chúng ta lặp lại lời Sứ thần Gabrien, khi Người đến mời gọi Mẹ cộng tác với Chúa Cha trong mầu nhiệm Nhập Thể và công trình Cứu Độ. Từ lời thưa Xin Vâng của Mẹ, Ngôi Hai xuống thế làm người.

Miệng đọc, trí suy, tay lần chuỗi. Chúng ta giống như người lữ khách đang từng bước đi trong cuộc đời. Trên con đường ấy, chúng ta ngước nhìn lên Chúa Giêsu. Hai mươi mầu nhiệm Mân Côi là hai mươi sự kiện trong cuộc đời Chúa. Những mầu nhiệm này phác họa chân dung và cuộc đời Chúa Cứu Thế, giúp chúng ta chiêm ngưỡng, tôn thờ và lắng nghe những điều Chúa dạy. Kinh Mân Côi vừa là nội dung Tân ước, vừa là lời ca ngợi tôn vinh mà các tín hữu dâng lên Đức Mẹ để ca tụng thiên chức cao cả của Mẹ.

“Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời…”. Trong hành trình cuộc đời, người tín hữu tin chắc có Mẹ Thiên Chúa cùng đồng hành để che chở, yêu thương và chúc lành. Trong cuộc đời dương thế, Mẹ luôn theo sát những bước đường của Chúa đi. Khi suy ngắm hai mươi mầu nhiệm Mân Côi, ta thấy hiện lên hình ảnh của Đức Mẹ. Mẹ ở đó để chia sẻ những đau thương của Chúa. Mẹ cũng ở đó để suy niệm những mầu nhiệm Cứu độ trong lòng. Hôm nay, Đức Mẹ cũng đang cùng đi với chúng ta trong cuộc đời đầy gian truân thử thách này. Những mầu nhiệm Vui, Sáng, Thương, Mừng phản ánh cuộc đời Chúa Cứu Thể. Những mầu nhiệm này cũng đang diễn tả cuộc đời chúng ta. Quả vậy, cuộc sống trần gian này là sự đan xen giữa buồn và vui, giữa thương khó và hân hoan, giữa nụ cười và nước mắt. Khi biết đón nhận với tâm tình của Chúa Giêsu và của Đức Mẹ, chúng ta đang phác hoạ lại hình ảnh của Đấng Cứu Thế qua cuộc đời mình. Đó là điều mà một số tác giả đã diễn tả cách văn chương là “người tín hữu đang viết lại cuộc đời Chúa Cứu Thế bằng chính cuộc đời mình”, hoặc “mỗi người tín hữu là một quyển Tin Mừng sống động, không phải là bằng giấy mực, nhưng bằng xương bằng thịt, được thấm nhuần và hòa quyện giữa đau khổ và hân hoan của cuộc sống”. Vì tầm quan trọng của kinh Mân Côi, mà những lần hiện ra tại Lộ Đức và Phatima, Đức Mẹ khuyến khích mọi người hãy lần hạt để đem lại hòa bình cho thế giới.

Kinh Mân Côi là lời kinh hiệp thông, hiệp thông với Chúa, qua Mẹ Maria. Kinh Mân Côi cũng giúp chúng ta sống hiệp thông với nhau trong Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến. Mọi tín hữu làm thành một Tràng hạt vô tận, nối vòng tay lớn của tình Chúa tình người, dưới sự che chở của Mẹ Maria.

Lạy Đức Mẹ Mân Côi, xin cầu cho chúng con. Amen.

Về mục lục

.

NHỚ LỜI MẸ DẶN

Hồi nhỏ tôi rất thích những lời ru của mẹ. Lời ru êm đềm đưa tôi vào giấc ngủ. Lớn lên tôi lại càng thích thú lời ru ấy, vì nó chất chứa bao lời dạy của mẹ gửi cho con qua lời ru à ơi.

Vâng, có lẽ mỗi người chúng ta đều có những ấn tượng về những lời dạy của mẹ. Lời dạy của mẹ không chỉ dạy con lúc tuổi thơ mà có khi theo con đi suốt cuộc đời. Lời mẹ sẽ mãi mãi là kim chỉ nam cho con bước vào đời.

Ngày xưa Phùng Quán khi còn nhỏ đã từng nói dối, thế mà lời mẹ dạy đã theo ông suốt cuộc đời. Đến nỗi khi đã trưởng thành ông vẫn không quên “Lời mẹ dặn”:

Tôi mồ côi cha  năm hai tuổi/

Mẹ tôi thương tôi không lấy chồng…/

Ngày ấy tôi mới lên năm/

Có lần tôi nói dối mẹ/

 Hôm sau tưởng phải ăn đòn /

                                         Nhưng không mẹ tôi chỉ buồn

                                         Ôm tôi hôn lên mái tóc…

Con ơi…trước khi nhắm mắt

                                         Cha con dặn con suốt đời

                                         Phải làm một người chân thật

Mới lên năm mà Phùng Quán vẫn nhớ như in lời mẹ dặn. Lời mẹ dặn từ thuở nhỏ đã trở thành kim chỉ nam cho đời sống của mình, đến nỗi có người hỏi Phùng Quán:

” Bé ơi, bé yêu ai nhất ?

Phùng Quán trở lời :– Bé yêu những người chân thật ».

Hóa ra làm người phải sống chân thật và còn phải yêu người chân thật. Vì họ là người không dối lòng, có sao nói vậy, chẳng quanh co giả dối :

Con ơi một người chân thật

                                           Thấy vui muốn cười cứ cười

                                           Thấy buồn muốn khóc là khóc

Chân lý tưởng như đơn giản nhưng để sống được nó thật là khó.  Vì nhiều người luôn sống ngược lại với ý  nghĩ của mình, không dám nói thật ý nghĩ của mình. Có khi vui mà dối lòng không cười được. Khi buồn lại nén lòng mà cười để mong làm vui lòng người khác. Sống dối lòng như thế con người dần dà bị biến thành một kẻ dối trá ! Một người dối trá. Trăm người dối trá. Triệu người dối trá. Một xã hội người dối trá !

Thế nên, làm người chân thật thì phải :

Yêu ai cứ bảo là yêu

                                                 Ghét ai cứ bảo là ghét.

   Và cho dù có được bổng lộc hay hiểm nguy cũng không được sống dối với lòng mình.

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

                                                  Cũng không nói yêu thành ghét

                                                  Dù ai cầm dao doạ giết

                                                  Cũng không nói ghét thành yêu

 Và rồi lời mẹ dặn vẫn ghi tạc trong ông :

Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi

                                                   Đứa bé mồ côi thành nhà văn

                                                   Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm

                                                   Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ

Cuộc đời người tín hữu cũng có một người mẹ. Một người mẹ luôn dặn chúng ta sống sao cho nên người. Lời Mẹ dặn thật đơn sơ : « Người bảo gì, các con cứ làm như vậy ». Làm theo Lời Chúa là để cho ý Chúa thực hiện trong cuộc đời mình. Làm theo lời Chúa là đi ngược lại với lời dẫn dụ ngọt ngào của ma quỷ. Làm theo lời Chúa là tránh xa mưu chước ma quỷ.

Cách thức để có thể thực hiện lời Chúa chính là siêng năng lần hạt Mân Côi. Đây còn là vũ khí mà Mẹ dặn chúng ta mang theo bên mình để có thể chiến thắng cám dỗ. Đây là vũ khí đã đẩy lùi sự dữ để mang lại an bình cho Giáo hội thời Thập Tự Chinh. Đây là vũ khí đã mang lại hòa bình cho thế giới trong chiến tranh lần thứ nhất của thế kỷ 20. Đây là vũ khí đã lập lại trật tự cho thế giới. Đây cũng là vũ khí đã cứu vớt biết bao linh hồn nhờ trung thành sống theo lời Mẹ dạy,

Hôm nay ngày lễ Mẹ Mân Côi, Giáo hội mời gọi chúng ta hãy siêng năng lần hạt Mân Côi theo lời Mẹ dặn. Vì kinh Mân Côi sẽ  mang đến cho chúng ta một kho tàng ân phúc của Chúa. Kinh Mân Côi chính là chìa khóa vạn năng để chúng ta mở kho ân sủng vô biên của Chúa.

Theo Chân Phước Alan cho rằng:’Sau Hy Tế trong Thánh Lễ, một Hy Tế cao trọng nhất, cùng những kỷ niệm sống động của những đau khổ của Chúa Kytô, thì không còn loại sùng kính nào tốt hơn, đem ích lợi nhiều cho các Linh Hồn bằng Kinh Mân Côi, một kinh cũng nhắc lại những kỷ niệm và diễn lại cuộc đời, sự đau khổ của Chúa Giesu Kytô’.

Đức Pi-ô X : « Nếu muốn gia đình được yên lành hạnh phúc thì các con hãy lần hạt Mân Côi mỗi buổi tối trong gia đình các con ».

Đức Gioan XXIII : « Kinh Mân Côi phải trở nên như hơi thở của mọi tâm hồn, đồng thời cũng là kinh riêng của các gia đình Công Giáo ».

Mỗi người chúng ta đều ao ước hòa bình. Mỗi người chúng ta đều mong cho gia đình chúng ta được thuận hòa, cho cuộc đời bình yên. Thiết nghĩ phương thế để chúng ta nhận lãnh ơn Chúa không gì hữu hiệu bằng lời kinh Mân Côi.

Xin cho chúng ta biết siêng năng lần hạt Mân Côi và nhờ Kinh Mân Côi chúng ta được soi sáng sống theo lời Mẹ dặn chúng ta : « Người bảo gì anh em hãy làm theo như vậy ».Amen

Về mục lục

.

NGỌC QUÍ

Châu báu ngọc ngà thời nào cũng quý, người hiền đức sống ở đâu cũng có bạn bè; người văn võ song toàn, xã hội luôn trọng dụng. Những ai son sẻ hiếm muộn, ngọc quý cuộc đời của họ chính là đứa con; với những ai đang gặp đau khổ triền miên, đích điểm cuộc đời của họ phải là hạnh phúc. Xưa và nay, giá trị đời người được xây dựng dựa trên “công thành danh toại”; niềm vui và hạnh phúc chỉ có thật, khi “lý và tình”, không còn nằm trên mặt giấy….

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, lời chào chúc mà Sứ thần Gariel mang đến cho thiếu nữ, lời chào ấy không mất đi theo thời gian, niềm vui và ơn phúc được gởi tới thiếu nữ có tên Maria, sống động mãi, tất cả khởi đi từ tiếng “thưa vâng”. Sứ thần truyền tin, thiếu nữ lắng nghe và thưa vâng, mới là nhịp đầu mà Thánh kinh trình bày Đức Giêsu là NGỌC QUÝ của Thiên Chúa.

Hoa hồng từ lâu đã được mang ý nghĩa thật đẹp là tình yêu; còn hoa Mân côi, kinh Mân côi, người tín hữu nào cũng biết đó gồm kinh Lạy cha, Kính mừng và Sáng danh. Nơi Đức Maria ngọc quý được tỏa chiếu không phải là tài giỏi, khôn khéo, cũng không vì Maria đã biết sống trọn vẹn lời thưa vâng trước mọi biến cố cuộc đời; đúng hơn là do Maria để thánh ý Chúa được rõ ràng nơi Đức Giêsu.

Ai đã từng bị tối tăm che phủ cuộc đời, người ấy hẳn sẽ quí trọng sự sáng biết chừng nào; bao lâu người ta suy nghĩ được sự chết đã gần kề, tình yêu và ơn cứu độ mới thực có ý nghĩa giúp tâm hồn của ta bình an hạnh phúc. Biết Thiên Chúa yêu thương đang dùng mọi phương thế khác nhau để cứu độ nhân loại, là một tư duy tốt; nhưng cảm nhận Con Thiên Chúa sẽ đến trong sự yếu hèn nơi người bình thường, hay ở máng cỏ, như thế sẽ quí hơn. Nhận biết việc kỳ diệu Thiên Chúa đã thực hiện nơi thiếu nữ Maria, chúng ta sẽ hiểu Thiên Chúa luôn yêu thích tấm lòng trong sạch, chứ không phải người thông thái cao sang quyền quí.

Nghiệm ra sứ mạng tông đồ nơi Đức Maria là cần thiết, chúng ta sẽ hiểu không ai tầm thường vô dụng, nếu như biết nghe Lời Chúa và đem ra thực hành trong cuộc sống hiện tại. Thiên Chúa không kén chọn những hình thức giàu có bề ngoài và vốn kiến thức rộng sâu, biết khôn khéo ứng xử….., mà Thiên Chúa tuyển lựa người có lòng khiêm tốn, biết lắng nghe và đem ra thực hành như Đức Maria. Khi thuật lại lời thưa vâng đón nhận Đấng Cứu Độ trần gian vào trong đời mình. Đức Maria đã cho mọi thế hệ thấy thế nào là tin và tại sao phải hoàn toàn từ bỏ ý riêng của mình cho Thánh ý của Chúa hành động.

Người đời thường chú tâm đến vẻ đẹp bên ngoài rồi mới tiếp tục khám phá nét đẹp bên trong, nếu nghe bài hát có ca từ và điệu nhạc lôi cuốn, người ta mới tìm hiểu tác giả là ai ? Chọn bó hồng rực rỡ rồi mới hỏi có phải hoa hồng mang ý nghĩa yêu thương không ? Người Kitô hữu qua các thời đại, chúng ta vẫn chọn hoa tươi đẹp để trên bàn thờ Chúa, kính nhớ tổ tiên hay trang trí phòng khách, điều ấy thật hợp lý. Nhưng người tín hữu còn nói tới một loài hoa, không hương sắc, vẫn đang thu hút các tầng lớp già, trẻ, lớn bé…. đó là kinh Mân côi, có thể vì đơn giản, dễ đọc, dễ cầu nguyện.

Hoa Mân côi không có giá trị vật chất, do đó phải bằng tình yêu và lòng mến, người tín hữu chúng ta mới thấy và hiểu ý nghĩa và giá trị của ngọc quí là gì trong đời sống tâm linh. Đến với Hoa Mân côi, là đến cùng Đức Maria để được xác thực : Chúa Giêsu là trung tâm của lịch sử ơn cứu độ, loài người chỉ có thể cảm nhận, suy ngắm khi được mặc lấy tâm tình mến yêu. Lời thưa vâng của Đức Maria lúc đó là : này tôi là tôi tớ Chúa, cũng là lời thưa vâng của Đức Giêsu : Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn Con trong tay Cha.

Người ta có thể biết tình yêu thương của người mẹ bằng nhiều cách, là hy sinh, là bao bọc, chở che như hình ảnh trong câu ca dao : “con ho lòng mẹ tan tành, con sốt lòng mẹ như bình nước sôi“. Bình thường người mẹ là chỗ dựa của con cái thì dễ hiểu, nên khi gặp nguy hiểm, sao người mẹ lại có thể ngồi yên nhìn con…… Trên bình diện siêu nhiên, Đức Maria là Mẹ Đấng Cứu Thế, Mẹ của Hội Thánh chúng ta, Mẹ đã sống trọn cuộc đời thưa vâng theo thánh ý Chúa, do đó lời KINH MÂN CÔI mà mỗi khi ta sử dụng, chắc chắn sẽ có sự hiện diện của Mẹ giúp ta cùng thưa vâng, sống thưa vâng.

Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài, cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi. (ca dao). Đức Maria được Thiên Chúa yêu thương, được sứ thần truyền tin, và Đức Maria đã sống lời trọn lời thưa vâng, như thế ơn Chúa chính là ngọc quí mà Đức Maria đã mài dũa bằng chính việc nghe và thực hành Lời Chúa. Người xưa quả quyết rằng : “Có cha mẹ mới có mình, ở sao cho xứng chữ tình làm con”, sống hiếu thảo với tổ tiên, sống tin yêu như Đức Maria nghĩa là sống Tin Mừng, sống chứng nhân với NGỌC QUÝ GIÊSU. Amen.

 Về mục lục

.

KINH MÂN CÔI: LỜI KINH GIAO HÒA

Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng hát thuộc lòng bài hát Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô. Qua lời Kinh này, Thánh Phanxicô khát khao và cầu xin Chúa biến đổi mình thành khí cụ bình an của Chúa, thành sứ giả đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chối lỗi lầm. Đồng thời, Thánh nhân cũng xin được học ở nơi Chúa biết đi bước trước trong việc xây dựng hòa bình trong tâm hồn và trong cuộc sống của mình và của anh em. Cùng với dòng nhạc mượt mà của nhạc sĩ Linh mục Kim Long, đã làm cho lời Kinh Hòa Bình trở thành phổ biến và thành bất tử.

Nếu những lời kinh của Thánh Phanxicô được gọi là Kinh Hòa Bình, thì hôm nay, mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi, Giáo Hội giới thiệu cho chúng ta một lời kinh hòa bình khác nữa, hay đúng hơn đây là lời Kinh Giao Hòa, đó chính là Kinh Kính Mừng. Gọi Kinh Kính Mừng là Kinh Giao Hòa quả không sai, vì lời kinh này tuy đơn sơ nhưng lại tóm kết cả một chương trình Cứu Độ của Thiên Chúa, mà qua đó, Thiên Chúa đã giao hòa con người với Thiên Chúa, giữa con người với nhau và giữa con người với vũ trụ thiên nhiên.

Lời mở đầu : Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà. Đây chính là lời chào của sứ thần Gabriel ngỏ lời với Đức Mẹ. Qua lời chào này, sứ thần đã chuyển đến Đức Maria ý định của Thiên Chúa là muốn cứu chuộc con người. Với hành động này, chúng ta có thể thấy một Thiên Chúa hạ mình thẳm sâu. Đáng lẽ con người là kẻ gây ra tội, chống lại Thiên Chúa thì phải lãnh án và đền bù cho cân xứng trước mặt Thiên Chúa. Thế nhưng, Thiên Chúa lại làm ngược lại. Ngài đã chủ động để bước đến với con người, chủ động đưa tay ra để làm hòa với con người, cho con người cơ hội nắm lấy tay Ngài để xóa đi mọi khoảng cách đối nghịch giữa Thiên Chúa và con người. Với việc cho sứ giả của Ngài đến ngỏ lời với con người, Thiên Chúa đã lấp đầy hố ngăn cách, xóa bỏ mọi rào cản và cho Con của Ngài đến ở giữa nhân loại. Chúa Giêsu đã chấp nhận trở nên một thành viên trong cộng đồng nhân loại chúng ta, mang thân phận con người, nên giống như chúng ta mọi đàng, trở nên Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người.

Đức Maria là người đại diện cho cả nhân loại đã sẵn sàng thưa tiếng xin vâng : Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Sứ thần truyền. Lời thưa của Mẹ Maria là một lời đáp trả hết sức sẵn sàng để cộng tác với sáng kiến hòa giải, hòa bình của Thiên Chúa. Với lời thưa này, Mẹ đã đồng ý để cho Hoàng Tử Bình An là Chúa Giêsu đến cư ngụ trong cung lòng của Mẹ và trong thế giới này. Vị Hòa Tử Bình An này đã thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa Cha là giao hòa con người với Thiên Chúa và giao hòa con người với nhau. Chúa Giêsu dạy cho mọi người biết phải sống thế nào cho xứng đáng với tình yêu thương của Thiên Chúa, xứng đáng là những người con thảo của Thiên Chúa. Ngài cũng chỉ cho con người biết sống yêu thương, tha thứ, đón nhận nhau, làm cho cuộc sống và tình anh em thêm bền chặt và học nơi Chúa để biết yêu thương và tha thứ trong tình anh em con cùng một Chúa. Những ai sống và thực hành những điều Hòa tử Bình An Giêsu chỉ dạy, người đó sẽ được chung hưởng gia nghiệp hạnh phúc với Ngài trên trời.

Bà có phúc hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng bà gồm phúc lạ. Đây là lời ca tụng của bà Isave dành cho Mẹ Maria khi hai người phụ nữ vừa gặp nhau. Đối với bà Isave, đau khổ lớn nhất đối với bà đó là sự mặc cảm với đời, bị mọi người khinh thường, vì là phụ nữ mà bà không thể sinh con. Với cuộc viếng thăm của Mẹ Maria và Hoàng Tử Bình An, bà Isave nhận ra rằng, đã đến thời Thiên Chúa viếng thăm dân Ngài. Thiên Chúa không còn nóng giận mà ngoảnh mặt làm ngơ để cho dân Chúa phải đau khổ dưới ách của ma quỷ và tội lỗi nữa, nhưng Thiên Chúa nay đã trở lại, đã viếng thăm, an ủi dân Ngài. Điều đó có nghĩa là Thiên Chúa đã tha thứ không chỉ tội lỗi, mà còn cho con người được làm hòa lại với Người, còn biến đổi sự cằn cỗi, già nua, chết chóc của con người thành một mùa xuân mới, xuân của hy vọng và niềm vui, mà sự nhảy mừng của Gioan đã nói lên điều đó.

Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen. Với lời cầu xin vắn gọn này, Giáo Hội đã đặt hết tâm tình yêu mến, kính trọng dành cho Đức Maria. Với lời tung hô : Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Giáo Hội tôn vinh Mẹ vì hồng ân vô cùng cao trọng và sự tuyển chọn vô cùng nhiệm màu Thiên Chúa đã dành cho Mẹ. Đó là Thiên Chúa đã cho Mẹ được làm Mẹ của Con Ngài là Thiên Chúa quyền năng. Nếu Chúa Giêsu là Sứ Giả của Thiên Chúa, là Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người, Đấng đã giao hòa chúng ta với Thiên Chúa, thì với vai trò là Mẹ Chúa Giêsu, chắc chắn hơn ai hết, Mẹ trở thành người được gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu trong tất cả sứ vụ của Ngài.

Dù được Thiên Chúa thiết lập và được gọi là Hội Thánh, nhưng Giáo Hội vẫn mang trong mình nhiều con cái là những tội nhân cần được giao hòa, cần được tha thứ. Vì thế, tin tưởng cậy nhờ đến sự bầu cử của Đức Maria trước tòa Thiên Chúa, Giáo Hội xin ơn tha thứ giao hòa cho con cái mình. Hơn tất cả mọi người, Mẹ Maria có một vị trí đặc biệt trong chương trình của Thiên Chúa, chắc chắn lời bầu cử của Mẹ cũng có một ảnh hưởng đặc biệt đối với Thiên Chúa. Vì thế, Hội Thánh đã cậy nhờ Mẹ để xin ơn thương xót và tha thứ cho mỗi thành viên khi còn sống và trong giờ lâm tử, để mọi người dược sống trong bình an và cũng được chết trong bình an, tức là chết trong ân nghĩa của Thiên Chúa.

Lời kinh Hòa Giải Kính Mừng Maria…này được đan xen với các màu nhiệm trong cuộc đời của Chúa Giêsu làm nên tràng chuỗi Mân Côi, là vòng hoa của tình yêu thương mà mỗi người có thể hái dâng tặng cho Mẹ. Vì thế, khi đọc kinh mân côi, chúng ta có dịp cùng sống với Chúa Giêsu qua các biến cố Vui – Thương – Mừng – Sáng ; đồng thời, cầu xin những ơn cần thiết cho mình và cho gia đình. Hãy đọc kinh Mân Côi mỗi ngày và cũng có thể đọc ở bất cứ nơi nào, bất cứ khi nào, khi đi đường, khi buôn bán, khi làm việc. Khi có nhiều giờ, chúng ta đọc 50 kinh, khi có ít giờ, chúng ta có thể đọc 10 kinh hay ba kinh, hoặc một Kinh Kinh Mừng. Vì lời Kinh này sẽ đưa Hoàng Tử Bình An đến với tâm hồn và sẽ giúp chúng ta hòa giải với Thiên Chúa và giúp chúng ta làm hòa với anh chị em.

Chúng ta có thể thấy những phép lạ đã xảy ra trong Giáo Hội nhờ lời Kinh Kính Mừng : Thời trung cổ, các bè rối nổi lên chống phá Giáo Hội, gây hoang mang, chia rẽ trong Giáo Hội. Thánh Đaminh đã kêu gọi mọi người dùng lời kinh Mân côi mà dẹp tan được các bè rối ấy. Cũng vậy, trước sự lan tràn của người Hồi Giáo làm cho cả Châu Âu phải khiếp sợ, thì nhờ cả Giáo Hội cùng đọc Kinh Mân Côi, mà Châu Âu đã chặn đứng được đà tiến quân của người Hồi Giáo tại vịnh  Le Panto. Gần chúng ta hơn, trong lần hiện ra tại Fatima, Đức Mẹ đã mời gọi mọi người canh tân đời sống, tôn sùng trái tim Mẹ và siêng năng lần hạt mân côi, thì mẹ sẽ ban hòa bình cho nhân loại. Đúng như lời đã hứa, Mẹ đã làm dập tắt ngọn lửa chiến tranh mà cộng sản Nga đã khơi lên và gây lo sợ cho nhân loại. Vào dịp tháng 5 vừa qua, cả thế giới lại hồi hộp vì nguy cơ một cuộc chiến tranh lớn xảy ra tại Syria, Đức Thánh Cha Phanxicô lại xin cả thế giới cùng cầu nguyện, lần hạt mân côi, cầu xin Chúa ban hòa bình cho đất nước này, và phép lạ đã xảy ra, lời kinh Mân côi đã giúp các bên tháo gỡ được nguy cơ chiến tranh.

Cho đến nay Kinh Mân Côi vẫn là lời kinh của thứ tha, của sự hòa giải. Mỗi người, mỗi gia đình được mời gọi tin tưởng chạy đến với Đức Mẹ qua tràng chuỗi Mân Côi. Hãy lần chuỗi Mân Côi trong đời sống của cá nhân và của gia đình, Đức Mẹ sẽ hàn gắn những bất đồng rạn nứt trong gia đình, đem lại sự bình an và yên vui cho các gia đình. Hãy đưa kinh Mân Côi vào các giờ kinh tối, để Đức Mẹ nối kết và giúp các thành viên, cha mẹ, vợ chồng, con cái có thể làm hòa với nhau, tha thứ cho nhau những sai lầm thiếu sót, và đón nhận nhau trong tình yêu thương. Mỗi khi có chuyện nóng nảy giận giữ, thay vì chửi bới to tiếng, nặng lời với nhau, hãy đọc Kinh mân côi, Đức Mẹ sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, không còn nóng giận và không còn cãi vã nữa, Mẹ còn giúp ta biết cách để làm hòa với nhau.

Kinh Mân Côi không chỉ dành cho người lớn tuổi hoặc trẻ em, mà là kinh dành cho mọi người, nhất là cho các bạn trẻ. Vì các bạn có thể đọc kinh này ở mọi nơi, mọi lúc. Hãy đọc kinh Mân côi lúc đi học, lúc đi làm, khi làm việc, lúc học bài. Đức Mẹ sẽ hiện diện bên chúng ta để gìn giữ, bảo vệ chúng ta. Không nhất thiết phải đọc đủ mười hay năm mươi kinh, các bạn có thể đọc một kinh hoặc hai ba kinh tùy theo hoàn cảnh. Chúng ta tin rằng, Đức Mẹ sẽ giúp chúng ta giải gỡ những khó khăn, bế tắc của cuộc sống và nhất là Đức Mẹ không thể bỏ rơi chúng ta trước mặt Thiên Chúa khi chúng ta ra trình diện người.

Xin cho chúng ta luôn biết siêng năng đến với Chúa, với Đức Mẹ qua lời Kinh Mân Côi mỗi ngày để lời kinh này giúp chúng ta hoán cải, làm hòa với Thiên Chúa, với anh em và sống thân thiện hòa giải với vũ trụ chung quanh. Amen.

 Về mục lục

.

CHUỖI NGỌC

Mai Côi, Chuỗi Ngọc Vàng Kinh

Thắm đượm thiên tình Mẫu Tử thiêng liêng

Kính mừng Vô Nhiễm Tội Nguyên

Xin thương nâng đỡ phận hèn chúng nhân

Về ngữ nghĩa, Mai Côi còn được đọc là Mân côi, Văn côi, Mai Khôi, Môi Khôi (*). Lễ Đức Mẹ Mai Côi có nguồn gốc là lễ Đức Maria Chiến Thắng, do Đức Piô V (1566-1572) thiết lập để kỷ niệm cuộc thắng trận của đội hải thuyền Công giáo đối với quân Thổ Nhĩ Kỳ tại vịnh Lépante ngày 7-10-1571. Năm 1573, Đức Grêgôriô XIII (1572-1585) nâng lên hàng lễ buộc cho giáo phận Rôma và các Hiệp hội Mai Côi. Đức Clêmentê IX (1667-1669) đưa lễ này vào Lịch Phụng Vụ và cử hành vào Chúa Nhật đầu tháng Mười theo đề nghị của Dòng Đaminh.

Năm 1716, sau chiến thắng quân Thổ Nhĩ Kỳ tại Temeswar và Corfu ở ven biển Hy Lạp, các giáo hữu gọi Đức Mẹ là Mẹ Chiến Thắng, và rồi Đức Clêmentê XI (1700-1721) truyền cho khắp Giáo hội đặc biệt mừng lễ Mẹ Mân Côi hàng năm. Ngày 11-9-1887, Đức Lêô XIII (1810-1903) nâng lễ Đức Mẹ Mai côi lên bậc nhì với Thánh Lễ và Kinh Phụng Vụ theo phụng vụ Dòng Đaminh. Ðức Lêô XIII (1878-1903) phổ cập việc đạo đức này khắp thế giới qua Thông điệp “Supremi Apostolatus Officio” (Sứ vụ Tông đồ Cao cả) đề cao việc lần chuỗi Mai Côi trong tháng Mười, và tháng Mười đã trở thành tháng Mai Côi kính Đức Mẹ. Và sau đó, Đức Piô X (1903-1914) lại ấn định mừng lễ Đức Mẹ Mai Côi vào ngày 7-10 như trước.

Ngày 16-10-1978, khi xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng trên cương vị Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolô II (1978-2005) đã phó thác sứ vụ của ngài cho Đức Mẹ và gọi Kinh Mân Côi là “lời kinh kỳ diệu”. Ngài lần chuỗi Mai Côi hàng ngày, và ngài đã đề cao giá trị của Kinh Mai Côi qua Tông thư “Rosarium Virginis Mariae”.

Đặc biệt hơn cả là chính Ðức Trinh Nữ Maria đã tự xưng là “Đức Mẹ Mai Côi” tại Fatima vào ngày 13-10-1917 khi Đức Mẹ nhắn nhủ: “Hãy ln Chui Mai Côi hàng ngày. Hãy cu nguyn nhiu và dâng các hy sinh đ cu nguyn cho các ti nhân. Ta là M Mai Côi. Ch có Ta mi có th cu các con. Cui cùng, Trái Tim Vô Nhim ca M s chiến thng”.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng Đức Mẹ muốn con cái tôn kính Người trong tháng Mười, tháng biệt kính Kinh Mai Côi. Theo truyền thống Công giáo, trước đây Kinh Mai Côi gồm 3 Mầu nhiệm (gọi là “mùa” hoặc “năm sự”): Vui, Thương và Mừng. Từ năm 2002, Đức Gioan Phaolô II thêm Mầu nhiệm Sáng. Ngài nói: “Kinh Mai Côi là mu nhim ca các mu nhim. Ln chui Mai Côi là giao phó nhng gánh nng cho Thánh Tâm Thương Xót ca Chúa Kitô và Đc M.

Trình thuật Cv 1:12-14 cho biết: “Các Tông đ t núi Ô-liu tr v Giêrusalem. Núi này gn Giêrusalem, cách đon đường được phép đi trong ngày sa-bát. Tr v nhà, các ông lên lu trên, là nơi các ông trú ng. Đó là các ông: Phêrô, Gioan, Giacôbê, Anrê, Philípphê, Tôma, Batôlômêô, Mátthêu, Giacôbê – con ông Anphê, Simôn – thuc nhóm Quá Khích, và Giuđa – con ông Giacôbê. Tt c các ông đđng tâm nht trí, chuyên cn cu nguyn cùng vi my người ph n, vi bà Maria – thân mu Đc Giêsu, và vi anh em ca Đc Giêsu”.

Thời đó chưa có Kinh Mân Côi, vì thế không có gì liên quan. Nhưng sách Công vụ Tông đồ cho thấy sự “đồng tâm nhất trí” và “sự cầu nguyện chuyên cần” của các Tông đồ cùng với một số phụ nữ nhiệt thành lo việc đạo đức, trong đó có Đức Mẹ và thân nhân của Chúa Giêsu. Thời gian đó, Chúa Giêsu mới chịu chết và phục sinh, ai cũng sợ người ta bách hại – nhất là những người có liên hệ với Chúa Giêsu. Tuy nhiên, sự cùng nhau cầu nguyện đã giúp mọi người an tâm và tin tưởng vào Thiên Chúa.

Khi đọc Kinh Mai Côi chung với nhau – chí ít cũng là hai người, rất cần sự đồng tâm cầu nguyện. Đọc Kinh Mai Côi không chỉ là suy niệm các mầu nhiệm, tôn vinh Thiên Chúa và chúc tụng Đức Mẹ, mà còn liên quan “thực tế” về sự liên hệ với nhau. Khi đó, người này phải biết lắng nghe và chờ đợi người kia. Hai động thái đơn giản nhưng cần thiết, điều đó nhắc nhở chúng ta cũng phải biết lắng nghe và chờ đợi nhau trong cuộc sống thường nhật. Đó chính là động thái của tình yêu thương. Không yêu thương thì không thể đồng tâm nhất trí. Quả thật, Kinh Mai Côi kéo chúng ta đến gần với nhau hơn – cả tinh thần lẫn thể lý.

Thánh Phaolô cho biết: “Khi thi gian ti hi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình ti, sinh làm con mt người đàn bà, và sng dưới L Lut, đ chuc nhng ai sng dưới L Lut, hu chúng ta nhn được ơn làm nghĩa t” (Gl 4:4-5). Người phụ nữ được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ Thiên Chúa đó chính là Đức Trinh Nữ Maria, một “Nữ tỳ Vĩ đại”. Và nhờ đó, chúng ta được trở thành con cái của Thiên Chúa và của Đức Mẹ.

Thật vậy, Thánh Phaolô giải thích: “Đ chng thc anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thn Khí ca Con mình đến ng trong lòng anh em mà kêu lên: ‘Áp-ba, Cha ơi!. Vy anh em không còn phi là nô l na, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người tha kế, nh Thiên Chúa” (Gl 4:6-7). Trên cả tuyệt vời, chúng ta chẳng biết diễn tả niềm hạnh phúc đó như thế nào, vì niềm hạnh phúc đó quá lớn lao, vượt ngoài trí tuệ của những người thông minh nhất thế gian này!

Tin Mừng hôm nay là trình thuật Lc 1:26-38, nói về cuộc Truyền Tin. Đây là Đại Hỉ Tín của nhân loại.

Sứ thần Gáprien vào nhà chào Trinh Nữ Maria bằng một câu chúc: “Mng vui lên, hi Người đy ân sng, Đc Chúa cùng Cô”. Nghe lời ấy, Thôn Nữ Maria “hết hồn”. Cô bối rối vì chả hiểu ất giáp gì:“Sao kỳ vy ta?”. Sứ thần biết Cô Maria “ngại” lắm nên trấn an ngay: “Cô Maria ơi, xin đng s, vì bà Cô đp lòng Thiên Chúa. Và này đây Cô s th thai, sinh h mt con trai, và đt tên là Giêsu. Người s nên cao c, và s được gi là Con Đng Ti Cao. Đc Chúa là Thiên Chúa s ban cho Người ngai vàng vua Đavít, t tiên Người. Người s tr vì nhà Giacóp đến muôn đi, và triu đi ca Người s vô cùng vô tn”.

Lại càng kỳ dữ nghen! Cô Maria nghiêm túc thưa với sứ thần: “Vic y s xy ra cách nào, vì tôi không biết đến vic v chng!”. Sứ thần vừa cười hiền vừa trầm giọng: “Này, c an tâm. Thánh Thn s ng xung trên Cô, và quyn năng Đng Ti Cao s rp bóng trên Cô, vì thế, Đng Thánh sp sinh ra s được gi là Con Thiên Chúa”. Rồi Sứ thần dẫn chứng cụ thể: “Cô biết không, Ch Êlisabét, người h hàng vi Cô đó, tuy ln tui ri mà cũng đang cưu mang mt người con trai đy. Ch y vn b mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đi vi Thiên Chúa, không có gì là không th làm được.

Nghe vậy, Cô Maria thở “phào”, nhẹ cả người, và rồi nhỏ nhẹ nói ngay: “Vâng, tôi đây là n tỳ ca Chúa, xin Chúa c làm cho tôi như li s thn nói”. Lời “xin vâng” khiêm nhường và mau mắn của Đức Mẹ vô cùng quý báu. Để rồi “chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người, và ở cùng chúng ta” (Kinh Truyền Tin).

Lễ Đức Mẹ Mai Côi là dịp để chúng ta tự xét mình với ba mệnh lệnh Fatima: (1) Sám hối, cải thiện đời sống; (2) Tôn sùng Trái Tim Mẹ; (3) Năng lần chuỗi Mai Côi. Gần 100 năm qua, nhân loại đã thay đổi được gì? Mỗi chúng ta có cố gắng thay đổi hàng ngày?

Thánh Phêrô nhắc nhở: “Hãy sng thánh thin vì Thiên Chúa là Đng Thánh” (1 Pr 1:16). Trước đó, khi còn tại thế, chính Chúa Giêsu đã giáo huấn: “Hãy hoàn thin như Cha trên tri là Đng hoàn thin” (Mt 5:48). Có nhiều con đường dẫn đến với Chúa Giêsu, nhưng Con Đường ngắn nhất và chắc chắn nhất chính là Đức Maria.

Lạy Thiên Chúa Cha toàn năng, hằng hữu và hằng sinh, xin cảm tạ Ngài luôn quan phòng và tiền định mọi điều, đặc biệt là ban cho chúng con Thánh Mẫu Maria, vì chính Con Yêu Dấu Ngài đã xác định: “Đây là Mẹ của con” (Ga 19:27). Lạy Mẹ Maria, xin dẫn chúng con tới Chúa Giêsu, Con Yêu Dấu của Mẹ. Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa Cứu Độ của chúng con. Amen.

(*) Ngun: http://tinmung.net/trang%20cua%20me%20maria/Thang-Kinh-Me/ThangManCoi/TimHieu/Man-coi-mai-coi-moi-coi-van-coi.htm

Dictionarium Anamitico Latinum ca ĐGM AJ. L. Taberd (năm 1838) không có t Mân Côi, Văn Côi, Mai Khôi. Đi Nam Quc Âm T V ca Huỳnh Tnh Paulus Ca, n bn 1895-1896 có t Môi Khôi, được đnh nghiã là (1) hoa hng; (2) loài ngc qúy. Ông ghi chú thêm phi đc là Mai, không nên đc là Môi. Thut Ng Thn Hc Anh Vit ca Hc Vin Đa-minh (năm 2002) đnh nghĩa Rosary là Chui Mân Côi do tiếng Latin Rosarium: Tràng Hoa Hng. T Đin Văn Hc Vit Nam ca Lm Trn Văn Kim (năm 2007) đnh nghiã các t Môi Khôi, Mân Côi, Môi Côi, Mai Khôi: Hoa Hng.

Hán Vit đc là Mai hay Mân, nhưng Mai là t đúng nht. T đin ca Đào Duy Anh, ca Ban Tu Thư Nghiã Thc, ca Huỳnh Tnh Paulus Ca đu ch ghi t Mai. Còn Mân hay Môi ch là cách phát âm khác ca Mai. T đin ca LM Trn Văn Kim đu viết Mai hay Mân là . Bô Khang Hy T Đin ghi Mai và Môi đng âm. Ngoài ra theo Hán Vit T Đin Trích Dn thì thì Mân Côi hay Văn Côi được viết như nhau . Có nghiã là hoa hng và đá ngc. T đin này cũng viết dùng Văn Côi đ ch si vân ca ngc.

Tóm li, theo các t đin, t Mai Côi là đúng nht. Các t Mân, Môi hoc Văn ch là âm khác ca t Mai.

Về mục lục