Sự khác biệt giữa một thiên thần và tổng lãnh thiên thần là gì?

224

Có “sức mạnh” khác nhau. “Bởi vì khi hiệu lệnh ban ra, khi tiếng tổng lãnh thiên thần và tiếng kèn của Thiên Chúa vang lên, thì chính Chúa sẽ từ trời ngự xuống, và những người đã chết trong Đức Ki-tô sẽ sống lại trước tiên”.

Tổng lãnh Thiên thần là từ có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp: nó được hình thành do những từ Àrchein: chỉ huy và Anghelos: Thiên thần (theo nghĩa đen là sứ giả).

Nói cách khác, Tổng lãnh Thiên thần là thủ lĩnh của các Thiên thần. Đặc ngữ thiên thần xuất phát từ động từ trong tiếng Hy lạp là anghèllo, nghĩa là tôi loan báo, một từ được dịch từ tiếng Do thái là mal’akh. Điều này khiến chúng ta nghĩ đến Thiên thần như một phát ngôn viên, đại sứ, gần như là người  phát ngôn ý muốn của Thiên Chúa, giống giống như Hermes của người Hy lạp và thần Mercurio của người Rôma, tất cả đều có đặc trưng bởi đôi cánh phủ dài đến bàn chân và một phần ở ngực hay trên mũ của họ.

Trường hợp “độc nhất” của Michael

Tổng lãnh Thiên thần Michael

Trong Tân Ước, từ Tổng lãnh Thiên thần xuất hiện hai lần rõ ràng: trong thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Thexalonica : “Vì khi hiệu lệnh ban ra, khi tiếng tổng lãnh thiên thần và tiếng kèn của Thiên Chúa vang lên, thì chính Chúa sẽ từ trời ngự xuống, và những người đã chết trong Đức Ki-tô sẽ sống lại trước tiên” (1Tx 4,16), và một đoạn trong thư Giuđa: “Khi bàn cãi và tranh luận với quỷ về thi hài ông Mô-sê, ngay cả tổng lãnh thiên thần Mi-ca-en cũng không dám đưa ra một phán quyết nào phạm đến nó, mà chỉ nói: Xin Chúa trừng phạt ngươi!” (Gđ 9).

Tuy nhiên, điều đáng nói là Thánh Kinh thực sự gán danh hiệu “Tổng lãnh Thiên thần” cho riêng Michael: là những tín hữu, chúng ta cũng liên kết với phẩm trật các thiên thần Raphael và Gabriel.

Lucife có phải là tổng lãnh thiên thần không?

Chúng ta tự hỏi Lucife có phải là một tổng lãnh thiên thần? Không. Hắn chỉ là một Cherub mà thôi. Chúng ta biết được điều đó từ hai đoạn Kinh thánh. Trước hết từ Isaia : “Hỡi tinh tú rạng ngời, con của bình minh, chẳng lẽ ngươi đã từ trời sa xuống rồi sao? Này, kẻ chế ngự các dân tộc, ngươi đã bị hạ xuống đất rồi ư?” (Is 14,12), đoạn khác của Êdêkiel khi nói về Vua thành Tirô và đề cập đến sự sụp đổ của hoàng tử của các thiên thần nổi loạn, “Ta đặt ngươi làm Cherub chở che; ngươi ở trên núi thánh của Thiên Chúa, đi đi lại lại giữa than hồng rực lửa. Đường lối của ngươi chẳng có gì đáng trách từ ngày ngươi được sáng tạo cho tới khi tìm thấy sự bất công ở nơi ngươi” (Ed 28,14-15).

Rõ ràng nhất là những đoạn được nối kết với sách Khải huyền: “Bấy giờ, có giao chiến trên trời: thiên thần Mi-ca-en và các thiên thần của người giao chiến với Con Mãng Xà. Con Mãng Xà cùng các thiên thần của nó cũng giao chiến. Nhưng nó không đủ sức thắng được, và cả bọn không còn chỗ trên trời nữa. Con Mãng Xà bị tống ra, đó là Con Rắn xưa, mà người ta gọi là ma quỷ hay Xa-tan, tên chuyên mê hoặc toàn thể thiên hạ; nó bị tống xuống đất, và các thiên thần của nó cũng bị tống xuống với nó” (Kh 12,7-9).

Giống như Đavít và Gôliát

Nói tóm lại, thiên thần sa ngã, Lucifer / Satan, là một Cherub, không phải là Tổng lãnh thiên thần. Ở đây chúng ta có thể so sánh về mặt thiêng liêng: sự chiến thắng của Tổng lãnh Thiên thần Michael, vị Tổng lãnh giản dị đã đánh bại Cherub Lucife mạnh mẽ như Gôliát khổng lồ, và giống như Đavít khiêm nhường, đã chiến thắng nhờ sức mạnh của niềm tin và phó thác cho Thiên Chúa.

Lm G. Võ Tá Hoàng chuyển ngữ