Shakespeare và Y học
Một bác sĩ hưu trí và một học giả tin rằng việc đọc văn chương của văn hào William Shakespeare ccó thể giúp các thầy thuốc một tầm nhìn mới về mối liên hệ giữa cảm xúc và bệnh tật.
BS Kenneth Heaton nói rằng nhiều bác sĩ không liên kết các vấn đề tâm lý với các bệnh lý – và cho rằng “kịch bản” có thể giúp họ làm được điều đó.
Ông liệt kê hàng chục ví dụ mà văn hào Shakespeare đã mô tả các triệu chúng này trong các tác phẩm của ông. Ông nói: “Người ta có thể trở thành các bác sĩ giỏi hơn bằng cách nghiên cứu Shakespeare”.
Trong khi các trường y dược truyền thống không đào tạo quá xa với khoa học chẩn đoán và điều trị, vẫn có sự quan tâm nhiều trong những năm qua đối với các khóa học về nghệ thuật liên quan sức khỏe, lịch sử hoặc văn chương là một phần trong chương trình giảng dạy.
BS chuyên khoa dạ dày và ruột Heaton, ở Bắc Somerset, đã nghiên cứu Shakespeare sau khi ông nghỉ hưu, ông tin rằng viễn cảnh rộng lớn có thể làm cho dễ hiểu hơn về quan điểm và nhu cầu của bệnh nhân, nhất là về đa khoa.
Nghiên cứu mới nhất của ông, được công bố trên tạp chí y khoa Medical Humanities, tập trung vào các triệu chứng thật như choáng váng, mệt mỏi, ngất xỉu, và khó nghe, sinh ra bởi trầm cảm tiềm ẩn, đôi khi có thể khiến bác sĩ lầm lẫn là họ không có triệu chứng thể lý rõ ràng.
BS Heaton nói thêm: “Bệnh tâm lý thường xuyên ở văn hào Shakespeare nên coi là dấu hiệu không chỉ về phương pháp nhận biết thể lý (body-conscious approach), mà còn là quan trọng đối với bác sĩ”.
Các ví dụ đáng kể gồm sự mệt mỏi của Hamlet, buồn khổ vì người cha bị giết, luôn than phiền về tình trạng “mệt mỏi, chán nản, uể oải và vô vị”, và những cơn nhức đầu của Othello vì bị vợ cắm sừng.
Trong tác phẩm King Lear, khi Gloucester muốn tự tử, con trai ông là Edgar chú ý rằng “các cảm giác của ông phát triển không hoàn toàn” vì sự mỏi mệt cả tinh thần lẫn thể xác.
Trong tác phẩm Romeo và Juliet, cảm giác lạnh nhạt và nhu nhược được dùng để chuyển tải những cú sốc. Tóm lại, BS Heaton đã phát hiện ít nhất 43 cách ám chỉ các vấn đề thể lý do bị căng thẳng tâm lý trong các tác phẩm của Shakespeare – rất nhiều hơn so với các tác giả khác cùng thời.
Ông nói rằng sự miễn cưỡng của các bác sĩ ngày nay đổ lỗi của các triệu chứng thể lý cho sự rối loạn cảm xúc có thể do chẩn đoán muộn, và không cần xét nghiệm và chữa trị.
BS Heaton nói: “Shakespeare có một tầm nhìn khác thường về tâm lý con người, mở rộng tới các hệ quả cảm xúc đối với cơ thể. Một số trường y dược có nhiều cách dạy, nhưng nhiều bác sĩ vẫn có thể học điều gì đó từ văn hào Shakespeare”.
BS Paul Lazarus, nhà giáo dục về bệnh lý tại ĐH Leicester, là một trong những người khuyên nên mở rộng chương trình giảng dạy ở các trường y dược, có thể bao gồm các môn như lịch sử y học, cách miêu tả của nó trong văn chương và nghệ thuật, và thậm chí là khoa kiến trúc bệnh viện.
Ông nói: “Dù không dành cho hết mọi người, nó vẫn khả dĩ giúp các sinh viên có thể thấy các vấn đề từ viễn cảnh rộng lớn hơn”.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ BBC.co.uk)
———————————————————————————————————————————————————-
Mr NGUYỄN VĂN ĐÔNG : 118/62 Bạch đằng, P. 24, Q. Bình thạnh, TPHCM
Tel:(+84) 908.277511 – TramThienThu@Gmail.com, TramThienThu@Musician.org