Phép Tính Cuộc Đời

78

tínhTrong phép tính toán học, tích phân và vi phân là hai khái niệm thú vị nhất. Cả hai khái niệm đó đều đề cập sự biến đổi của mọi vật qua thời gian.

Nói đơn giản, vi phân được dùng để tìm mức độ biến đổi của vật và tích phân được dùng để thêm mức độ thay đổi theo những khoảng thời gian nhất định. Nhưng bao nhiêu người trong chúng ta đã từng thầm hỏi về mức độ của các khái niệm này trong cuộc sống mỗi người?

Áp dụng vào cuộc sống, tích phân có thể hiểu là điều gì đó đem mọi người gần lại với nhau. Mỗi vật có một trạng thái biến đổi liên tiếp, tích phân là đem các thực thể biến đổi này gần lại với nhau. Các câu tục ngữ phổ biến như “Đoàn Kết Là Sức Mạnh” (unity is strength) hoặc “Đoàn Kết Thì Sống, Chia Rẽ Thì Chết” (united we stand, divided we fall), đó là mẫu mực về quá trình và lực tích phân.

Khi chúng ta cùng “đi tìm sự khác biệt”, chúng ta có ý nói chúng ta cần thêm mức độ thay đổi – nghĩa là chúng ta “tích hợp”. Tích phân cũng được hiểu là điều gì đó giúp chúng ta vươn tới một cuộc sống cao hơn. Có thể gọi đó là sự ý thức cao thượng hơn hoặc niềm khao khát đạt tới một “phương trình cuộc sống” cao hơn. Đó là tín hiệu của việc phục hồi tinh thần, nhận thức đúng đắn. Đối xử bình đẳng với mọi người là đặc tính tâm linh quý giá.

Mặt khác, vi phân là một khái niệm chưa được đánh giá đúng. Thường thì chúng ta kết hợp sự phân biệt với sự suy xét, do đó mà có khuynh hướng coi thường. Kiểu nói “chia để trị” (divide and rule) là hạ cấp. Nhưng, như trong toán học, vi phân xảy ra trước tích phân. Việc hiểu vi phân là chủ yếu để nắm bắt khái niệm tích phân. Nghĩa là, bạn chỉ khả dĩ hợp nhất sau khi đã trải nghiệm sự khác biệt. Nói đơn giản, nhu cầu về vi phân tăng chỉ vì mọi vật không tích phân – mọi vật thể không giống nhau.

Khi khảo sát, rõ ràng là hai vật thể (khách thể) lại hoàn toàn tương tự. Có điều gì đó khác với vật khác. Chúng ta thường dùng các từ như “tuýp”, kiểu, dạng hoặc bản chất để diễn tả các điểm khác biệt này. Lý do chính chúng ta không thích phân biệt là vì nó tạo “ranh giới” (sự ngăn cách). Chẳng hạn, khi hai hoặc vài người gặp nhau, chúng ta có thể phân biệt họ dựa trên các đặc điểm thể lý, tôn giáo, ngôn ngữ, giai cấp, học vấn và sự giàu có vật chất. Khi chúng ta có “biên độ” hoặc sự khác biệt, nó ngược với đặc tính tâm linh về việc đối xử bình đẳng. Đó là nguyên nhân gây xung khắc mà chúng ta thường gặp. Hơn nữa, nguyên nhân đích thực còn do chúng ta lạm dụng sự khác biệt. Đó là lý do mà thuật ngữ vi phân có một nghĩa rộng tiêu cực.

Vậy có phải chúng ta không có ranh giới nào? Chúng ta có đối xử bình đẳng? Chúng ta có duy trì “tích phân”? Theo khái niệm vi phân, điều đó nghĩa là nếu một vật thể không thể được lấy vi phân thì vật thể đó là một hằng số và bất biến theo thời gian. Thật vậy, vi phân của một hằng số sẽ chỉ là “số không”.

Tóm lại, người ta cần đánh giá vẻ đẹp thực sự của thiên nhiên không chỉ ở hệ thống rất thống nhất (toán học gọi là tích phân) mà còn ở sự khác biệt (toán học gọi là vi phân). Chỉ khi nào vật gì đó được phân biệt thì nó biểu hiện vật đó chịu sự thay đổi và sống thực sự. Tích hợp các sự thay đổi như vậy khiến chúng ta làm nổi bật vẻ đẹp đích thực.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ TOI)