GÓC TÂM TÌNH 1. Thanh Tuyển viện Phần thưởng xứng đáng

Phần thưởng xứng đáng

Tại một làng nọ, có một cô bé tên Thư. Năm nay, Thư được mười hai tuổi. Gia đình Thư rất nghèo, ba mẹ mất sớm, Thư sống với bà ngoại từ nhỏ. Nhà nghèo nên bữa cơm có khi no khi đói. Hai bà cháu sống qua ngày với những đồng tiền ít ỏi bán được từ những tờ vé số hay những hộp que diêm. Thư là một cô bé có tấm lòng biết chia sẻ, quan tâm giúp đỡ mọi người. Trong làng, ai ai cũng quý mến.

Một ngày nọ, sau khi đã mệt nhoài bán vé số, Thư cùng với hai bạn Lâm và Thảo chọn chỗ nghỉ ngơi thích hợp để ăn bữa trưa. Bỗng nhiên từ đâu đến, một ông cụ ăn mặc rách rưới, đôi dép thì rách tả tơi, thân hình thì gầy gòm, lại run lên vì giá lạnh. Ông cụ đang lom khom tìm lấy một chỗ ngồi. Thư chạy thật nhanh về phía ông cụ và tìm giúp ông cụ một chỗ ngồi. Mặc cho các bạn cản, Thư cho ông cụ chiếc bánh nhỏ xíu mà Thư đang cầm trên tay. Nhìn ông cụ ăn, Thư thấy đôi bàn tay ông run rẩy vì lạnh. Thư cởi ngay chiếc bao tay cũ kĩ của mình đeo vào tay ông cụ. Mặc dù, nó nhỏ không vừa tay ông cụ nhưng cũng đủ để ấm đầu của các ngón tay. Ông cụ đưa mắt nhìn Thư thật âu yếm như thay lời cám ơn. Đến giờ về, các bạn ríu rít gọi Thư. Nghe các bạn gọi, Thư nắm tay cụ và hỏi : “Nhà ông ở đâu ? Ông về đi kẻo người nhà ông lo đấy !”. Ông cụ nhăn mặt, gật gù rồi lại lắc lắc. Thấy ông cụ như thế, Thư không yên tâm. Thư quay sang Lâm và Thảo bảo : “Hai bạn về trước đi, mình về sau”. Sau khi cả hai người bạn quay về, Thư quay lại nhìn ông cụ thì thấy ông cụ đã ngã nhào ra nền tuyết trắng. Thư đỡ ông cụ lên và ôm chầm lấy ông cụ thật chặt như để giữ hơi ấm. Thấy ông cụ ho dữ dội, Thư chạy vội ngay đến tiệm thuốc gần đó. Nhưng vừa tới nơi, Thư chợt nghĩ trong đầu : “Từ sáng hôm qua cho đến hôm nay chỉ kiếm được một ít, chủ ý là để dành mua áo đẹp cho mình và cho bà trong dịp giáng sinh này”. Vừa nghĩ thế, Thư chợt nhớ đến hình ảnh ông cụ tội nghiệp. Thư quyết định chạy nhanh vào tiệm thuốc và mua ngay thuốc cho ông cụ. Sau khi uống xong, ông cụ đã bớt ho hẳn. Thấy ông cụ không vui, Thư hỏi chuyện. Ông cụ bảo : “Ra khỏi công viên, Ông có để quên một cái giỏ màu đen ở đó, nhưng vì trời quá lạnh chân ông không thể đi nổi. Ông không biết làm sao để tìm lại cái giỏ ấy”. Thư dìu ông cụ vào một túp lều gần đó và dặn ông không được đi đâu. Mất hơn nửa giờ đồng hồ Thư mới tới nơi. Nhìn thoáng một vòng trong công viên, bất ngờ, trên chiếc ghế đá phía sau tượng đài, Thư thấy một cái giỏ màu đen trông rất cũ kĩ. Nhìn xung quanh không có ai, Thư tới xem thì có một giọng nói trẻ lạ mặt nói : “Đây là cái giỏ của một ông cụ đã bỏ quên !”. Thư vui mừng và nói : “Cháu cám ơn chú, cháu tới đây để lấy dùm cho ông cụ”. Ôm cái giỏ trong tay, Thư chạy thật nhanh về túp lều nhỏ. Thư không thấy ông cụ đâu nữa, tìm khắp nơi cũng không thấy. Trời đã tối, Thư về lại túp lều và chờ ở đó. Chờ mãi không thấy, Thư về nhà. Sáng hôm sau cầm theo cái giỏ, Thư quay trở lại cùng với Lâm và Thảo. Trong khi chờ đợi, Lâm rủ Thư mở cái giỏ ra xem có cái trong đó có gì. Thư nhất quyết không chịu. Lâm và Thảo chán quá định đứng lên bỏ đi. Từ xa, họ thấy một ông cụ chống gậy, mặc một bộ vét thật đẹp. Đôi giày thì bóng loáng. Thân hình ấy gầy gòm trông giống như ông cụ mà Thư và các bạn đã gặp hôm qua. Ông cụ tiến lại gần và nói : “Ông chào các bạn nhỏ, các bạn không nhận ra ông sao ? Ông chính là ông cụ ăn xin rách rưới hôm qua”. Thư vui mừng vì gặp được ông. Nhưng, Thư lại nhìn thấy xa lạ hơn vì trông dáng vẻ ông ăn mặc khác so với trước, cùng với một người lạ mặt rất trẻ nhưng lại thấy quen quen. Ông cụ hiểu ý nên nói : “Ông là giám đốc công ty thời trang, ông tên An. Còn người bên cạnh ông là trợ tá trong công ty. Một lần, ông nhìn thấy cháu giúp một bà cụ qua đường và cháu đã trao cho bà cụ đôi dép mà cháu mang ở chân. Ông rất cảm động vì cháu có một tấm lòng nhân ái, thương người. Cho nên, ông đến đây để thử lòng cháu thôi !”. Thư chợt hiểu ra ngay là người bên cạnh ông cụ cũng chính là người đã trao cho Thư cái giỏ ở công viên. Ông cụ nhìn Thư rồi tiếp lời : “Đây là phần thưởng xứng đáng dành cho cô bé nhỏ có một tấm lòng tốt, trong cái giỏ mà cháu đang cầm ở tay, có một tờ ngân phiếu. Ông trích ra một phần tiền trong công ty có giá trị 100 triệu euro. Và cộng thêm vì sự nhiệt tình của cháu đã giúp ông, ông mời cháu về chỗ ông ở. Nhà ông rộng chỉ có một mình. Có cháu, ông sẽ rất vui”. Quay sang nhìn các bạn tỏ vẻ khuôn mặt buồn, Thư nói với ông cụ : “Cháu cám ơn ông, nơi đây là nhà cháu, ở đây cháu còn bà và các bạn, cám ơn ông đã giúp đỡ cháu. Còn về phần số tiền cháu xin ông một chuyện, cháu muốn dùng số tiền đó để giúp các bạn nghèo được không ông ? Còn về chuyện ở nhà ông thì cháu từ chối nhưng cháu hứu sẽ thường xuyên về nhà  thăm ông”. Ông cụ mỉm cười và bảo : “Được thôi, ông cho cháu tự do chọn lựa”. Các bạn Lâm và Thảo đều đồng ý với ý kiến của Thư. Mọi người đang cùng vui vẻ xôn xao với quyết định ấy, thì Thư cảm nghiệm rằng : “Chiếc áo đẹp mà Thư đã ước mơ có, nay sẽ không còn. Nhưng đổi lại, ước mơ chiếc áo đẹp ấy để dành cho nhiều bạn nghèo không có áo mặc hơn mình”.

Giáng sinh năm ấy, Thư có rất nhiều niềm vui. Món quà mà Thư nhận được trong dịp Giáng Sinh này là, nụ cười của các bạn nghèo. Phần thưởng xứng đáng cho Thư, một cô bé nhà nghèo, có tấm lòng cao thượng, biết giúp đỡ mọi người ấy chính là niềm vui và hạnh phúc.

                                                                                                                  Maria Thu Thương

Thanh tuyển viện MTG.TĐ

Exit mobile version