Ơn gọi

80
Lm JOHN A. HARDON, Dòng Tên (SJ)
 .

2Không có gì lạ đối với bất cứ ai đã quen với quang cảnh ở các quốc gia như Hoa Kỳ, có hai khái niệm rất khác nhau về đời sống tôn giáo được thể hiện rộng rãi.

Một nhãn quan coi đời sống tu trì có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử, tính từ những người sáng lập các cộng đoàn hiện có, qua các nhân vật quan trọng của Công giáo như các Thánh Inhaxiô, Đa-minh, Phanxicô, Bênêđictô, Vinh-sơn Phaolô, Frances de Chantal và Angela Merici. Vẫn có sự nối tiếp về truyền thống nguyên vẹn của Kitô giáo Công giáo, ngay từ các Tông đồ đầu tiên theo tiếng gọi của Đức Kitô để sống đức nghèo khó, khiết tịnh và vâng lời.
Theo quan điểm này, rõ ràng đời sống tu trì có một quá khứ lâu dài, thích nghi với mọi thời đại. Sự hiện hữu hiện nay có một tương lai chắc chắn vì nó được xây dựng trên nền tảng suốt hơn 20 thế kỷ của Kitô giáo. Do đó, đời sống tu trì được nâng đỡ bởi cùng một tinh thần của Đức Kitô vẫn duy trì Giáo hội của Ngài, dù ngày nay có canh tân nhưng vẫn là một, bất kể thời gian và mọi thứ tàn phá.
Một nhãn quan khác về đời sống tu trì không chỉ khác mà còn tương phản. Nó sẵn sàng chấp nhận quá khứ, và gọi là “quá khứ vinh quang”. Nhưng ngày nay, thời hoàng kim đó không còn, mà chỉ còn là điều mong ước.
Theo đó, đời sống tu trì thực sự không có quá khứ theo dạng kiểu mẫu của hiện tại, nhưng là tương lai tạm thời và không chắc. Đó là một phần của sự mặc khải liên tiếp mà Thần Khí Thiên Chúa mà ngày nay chỉ thấy mờ nhạt, và có thể sẽ dần dần “mở ra” khi thế giới ngày nay đi xuyên qua lớp sương mù của các ý thức hệ xung khắc đang bao phủ Tây phương như đám mây đen.
Theo tiền đề đó, không cần phải nói rằng khái niệm này vẫn có thể dùng thuật ngữ “đời sống tu trì”, và giữ lại nhiều từ ngữ mà ngày xưa đã dùng – nhưng ngữ nghĩa đã thay đổi.
Do đó, ý nghĩa của ơn gọi tu trì cũng thay đổi nhiều. Nếu mỗi ơn gọi (ơn thiên triệu, sự hướng nghiệp) là lời đáp lại tiếng gọi từ nội tâm, sự đáp lại đó được xác định bằng ý niệm của người đó về những gì được nâng đỡ. Chẳng hạn, sự đáp lại của tôi là muốn trở thành bác sĩ, hiểu theo cách nào đó là “nghề thuốc”. Theo cách này, đó là vấn đề tiêu chuẩn được các trường y dược đòi hỏi ở những người thỉnh cầu. Điều cuối cùng họ muốn là một con người chưa rõ về nghề nghiệp mà người đó mong muốn.
Có lợi khi biết các quan điểm đối lập về đời sống tu trì và ơn gọi. Sự phân tích sẽ cho thấy điều gì đó. Phía sau mỗi quan điểm đều có khái niệm khác về Giáo hội. Điều đó cũng cho thấy những gì mà nhiều người vẫn không tin là thật, rằng chúng ta đối diện với những gì còn hơn là ngữ nghĩa học (semantics), thậm chí còn hơn là quen thuộc, và hiện nay, các tính từ có nghĩa xấu như “bảo thủ” và “phóng khoáng”, hoặc “tĩnh” và “động”, vẫn có điều gợi ý.
Mục đích của tôi đặc biệt hơn. Đó là nói thẳng ra rằng chỉ có một khái niệm xác thực về đời sống tu trì, nghĩa là khái niệm thứ nhất, có nguồn gốc là thiêng liêng, vì Đức Kitô đã thực hiện cách sống này, và ngày nay, Ngài vẫn mời gọi cả nam và nữ đi theo Ngài và sống như Ngài đã sống: Sống theo lời khuyên Phúc Âm (evangelical counsels).
Chúng ta trở lại vấn đề tảo luận: “Ơn gọi tu trì”. Kế hoạch của tôi là phản ánh các phương diện của vấn đề này: Điều này có ý nghĩa gì? Ngụ ý thần học là gì? Và điều gì là hệ quả thực tế, thậm chí là phê phán, khi thúc đẩy ơn gọi tu trì?
.

Ý NGHĨA.

Khi chúng ta xác định ơn gọi tu trì phát xuất từ Thiên Chúa, về cơ bản, chúng ta nói rằng đời sống tu trì là sản phẩm của con người – các ơn gọi đáp lại.

Một số người bảo chúng ta tin rằng đời sống tu trì có trong Giáo hội trễ hơn sự phát triển của văn minh Kitô giáo. Chúng ta được biết nhiều điều. Cuối thế kỷ II và III, một số Kitô hữu muốn thoát khỏi sự bách hại và sự vô luân của các thành phố ở Rôma, Alexandria và Antioch, nên họ đã trốn vào hoang địa và lập thành các cộng đoàn để họ sống an toàn, khỏi bị sự cám dỗ và sự đe dọa của chủ nghĩa ngoại giáo suy đồi. Chúng ta chắc rằng Thánh Bênêđictô đã làm điều tương tự khi trốn khỏi cuộc xâm lược man rợ trong thời của ngài. Cũng vậy, Thánh Phanxicô là một nhà thần bí (mystic) chống lại sự xa hoa phản Kitô giáo trong thời của ngài. Thế kỷ XVI, Giáo hội cần người lãnh đạo quân đội để bảo vệ giáo hoàng và chống lại sự xâm nhập của Tin Lành. Ngay sau đó, cuộc Cải Cách Đối Lập (Counter Reformation) kêu gọi thành lập các trường học Công giáo. Với sư hòa giải của Bắc Mỹ và Nam Mỹ, và mới đây là thuộc địa Á châu và Phi châu – người lao động nghèo ở các trại và các nhà cho người già, các nơi học tập và chăm sóc người khuyết tật.
Trong mỗi trường hợp, người lãnh đạo uy tín đã thành lập một tổ chức để thỏa mãn nhu cầu của thời đại. Chắc chắn được gợi hứng bởi đức ái Kitô giáo, các thành viên được tuyển mộ để đáp ứng nhu cầu hiển nhiên, và rồi một cộng đoàn khác được thành lập rất nhanh.
Chỉ có vậy thôi sao? Đúng, chỉ có vậy chứ không có gì hơn. Tôi không chối rằng trong nhiều trường hợp, đối với những gì ngày nay chúng ta đang trả giá mắc, các ngành nghề được tuyển chọn khi chính phủ tuyển mộ người cho quân đội để thỏa mãn chỉ tiêu nào đó về giáo viên, y tá, nhân viên từ thiện, người quản lý các tổ chức,…
Nhưng sự lạm dụng không là tiêu chuẩn để hiểu ý nghĩa. Khi Giáo luật được biên soạn năm 1917, và Bộ luật này đã chuẩn bị chi tiết về đời sống tu trì – để ngăn ngừa hoặc làm giảm các sai lỗi tương tự – không vạch ra tiêu chuẩn chính về ơn gọi tu trì. Tiêu chuẩn đã có trong Phúc Âm, và do đó phải theo nguồn gốc, như Hiến pháp Giáo hội đối với “giáo huấn và mẫu gương của Chúa”.
Chúa Giêsu Kitô là Tu sĩ đầu tiên. Đời sống và giáo huấn của Ngài đã gợi hứng nhiều người từ khi Giáo hội sơ khai, họ bán tất cả những gì họ có và cho người nghèo, rồi đi theo Chúa, họ khước từ quyền kết hôn và quyền thừa kế, vui vẻ vâng phục những người hướng dẫn họ nhận ra tiếng Chúa gọi.
Khoảng năm 100, không ai nói rằng có những dòng tu phát triển mạnh hơn so với ngày nay. Nhưng với cùng dấu hiệu, ngày nay không được diễn tả đầy đủ hoặc được hiểu rõ ràng. Cũng có điều tương tự khi phát triển giáo lý. Thánh Thể, quyền tối cao của Giáo hoàng, đời sống ân sủng sâu sắc và mức độ thích hợp không chỉ có hồi năm 100, năm 700, hoặc thậm chí là năm 1900.
Tuy nhiên, nói vậy không là vấn đề, điều đó xác nhận rằng bản chất và các yếu tố cần thiết của các mầu nhiệm chính trong Kitô giáo và chắc chắn được Đức Kitô mặc khải, do đó đã hiện hữu trong lòng Giáo hội từ thời các Tông đồ.
.

NGỤ Ý THẦN HỌC.

Khi chúng ta chân nhận rằng tinh hoa của đời sống tu trì là một phần trong sự mặc khải Kitô giáo, với vô số ngụ ý thần học theo sau, ở đây tôi chỉ chọn ba điều: Các ngụ ý về Kitô học, Giáo hội học, và Thần học Khổ hạnh (Christology, Ecclesiology, Ascetical Theology). Trong các vấn đề cơ bản mà các nhà Kitô học đặt ra là vấn đề đã được tóm lược trong tác phẩm nổi tiếng của Thánh Anselmô, tác phẩm “Cur Deus Homo!” (Tại sao Thiên Chúa làm người).

Xin trả lời ngay lập tức rằng Thiên Chúa làm người để cứu độ nhân loại, giải thoát họ khỏi tội lỗi và kéo họ ra khỏi bóng tối. Nhưng nếu người ta chưa thỏa mãn, họ nói: “Thế thôi ư?”. Chúng ta phải nói rằng Thiên Chúa làm người không chỉ cứu độ thế giới bằng cách thánh hóa, không chỉ giải thoát các tội nhân chúng ta khỏi tội lỗi, mà còn dẫn chúng ta tới nguồn thánh thiện nhờ kết hợp với Ngài.
Tương tự, chúng ta phải nói rằng Đức Kitô đã thiết lập Giáo hội không chỉ là phương cách cứu độ, mà còn là phương cách thánh hóa. Nói cách khác, Ngài muốn các tín hữu của Ngài không chỉ được giải thoát khỏi cái ác mà còn được nâng tới sự hoàn hảo. Qua Giáo hội, Ngài cung cấp cho các tín hữu cách nên thánh trong đời sống riêng, để người khác thấy gương của họ mà theo, và người khác được giúp đỡ để đạt tới sự thánh thiện bằng cách thực hành các nhân đức.
Thánh Phaolô có lời khuyên mạnh mẽ: “Hãy bắt chước tôi như tôi bắt chước Đức Kitô” (1 Cr 11:1). Một mệnh lệnh ngắn gọn nhưng tóm lược đời sống tu trì, do đó động lực chính phải thu hút ơn gọi tu trì. Hơn nữa, ơn gọi không đưa tới sự thánh thiện bình thường, mà tới sự từ bỏ mình hoàn toàn, thề hứa suốt đời – gọi là khấn trọng hoặc vĩnh thệ. Đó là sự hy sinh hoàn toàn qua ba lời khấn (vâng lời, khó nghèo, khiết tịnh), phục vụ hoàn toàn vì người khác để thánh hóa thế giới.
Nếu chúng ta lầm lẫn ơn gọi nên thánh này với ơn gọi mọi Kitô hữu nên giống Đức Kitô, chúng ta quên bài học về ơn gọi tuyển chọn của Thiên Chúa, từ thời Tổ phụ Áp-ra-ham, đối với một số người được chọn làm khí cụ của ân sủng đối với những người khác. Từ chối sự tuyển chọn này là trở thành nạn nhân của chủ nghĩa quân bình cách mạng (revolutionary egalitarianism), tìm cách làm giảm các điều kỳ diệu và sự phụ thuộc lẫn nhau về xã hội (social interdependence) của những người trong thế giới của Thiên Chúa đối với sự không tưởng về xã hội không giai cấp của huyền thoại chủ nghĩa Mác-xít (classless Utopia of a Marxist mythology).
.

QUAN ĐIỂM GIÁO HỘI.

Mọi thứ khác là phụ, như hiện nay chúng ta được biết, tệ hơn là không dùng khi thiếu quan tâm. Một tu sĩ có thể có các công việc khác và tham gia nhiều hoạt động tông đồ. Ơn gọi của người đó là NÊN THÁNH. Từ quan điểm Giáo hội, nguồn gốc đời sống tu trì ngụ ý rằng sự duy trì và cách hiểu, sự phê chuẩn và quy tắc của đời sống này thuộc về Giáo hội và Tòa Thánh.

Đây không là sự quan sát bình thường. Một công nghị mới đây nói: “Lời khuyên là tặng phẩm từ trời mà Giáo hội đón nhận từ Thiên Chúa, luôn an toàn với sự giúp đỡ của ân sủng”. Sự bảo đảm của ân sủng này khi nuôi dưỡng và duy trì ơn gọi tu trì phải được chấp nhận về vấn đề này theo hướng dẫn của Giáo hội. Chưa bao giờ có sự vâng lời đối với các chỉ thị của Giáo hội lại rõ ràng và quan trọng hơn.
Các bề trên của các dòng tu được mời gọi có thể so sánh với trách nhiệm nặng nề như các giám mục trong Giáo hội Công giáo. Các bề trên cũng đang được thử thách, nhất là việc trung thành với Giáo hội – nghĩa là phù hợp – đối với các nguyên tắc của Giáo hội được Công đồng Vatican II đưa ra, và sự ủy thác mà Đức giáo hoàng dùng để hướng dẫn Giáo hội. Điều đó không mới lạ hoặc bất thường, nghĩa là để làm chứng nhân trên thế gian về Thiên Chúa Ba Ngôi.
.

NHU CẦU HƯỚNG DẪN.

Vì sự đa dạng hiệu quả này rất quý giá, cần có những người thề hứa để duy trì Giáo hội. Cũng vậy, trong các cộng đoàn không có hai người giống nhau, và chính sự xác định của mỗi người là riêng biệt. Chúng ta cũng không phải chờ các tâm lý gia cho biết về điều đó.

Nhưng vì tính cá nhân rất quý giá, cần có những người thề hứa để tránh vị kỷ thái quá. Một điều mỉa mai ngày nay là Rôma có hơn một người người bảo vệ tính đa dạng trong các gia đình và các cộng đoàn, đó là người bảo vệ tính cá nhân.
Điều gì là nguồn gốc của đời sống tu trì ngụ ý trong lĩnh vực thần học khổ hạnh? Ngụ ý quan trọng nhất là ơn gọi trong tình trạng của đời sống. Thiên Chúa kêu gọi thì Ngài cũng ban ân sủng để duy trì ơn gọi. Nhiều người khởi hành từ tu viện và đời sống tu trì. Không có điều như vậy xảy ra, ít là từ thế kỷ XVI, và có thể không bao giờ có trong Kitô giáo trước đó.
Hình ảnh đó đã không còn trong đầu của hàng triệu người. Thay vì ổn định thì lại không ổn định. Thay vì vĩnh viễn, ấn tượng còn lại nơi các tín hữu là các lời khấn của các tu sĩ. Vấn đề quá phức tạp khi xem xét các chi tiết. Sự không vững bền này là khái niệm sai lầm cho rằng đời sống tu trì là sự lầm lẫn.
Thế giới ngày nay được mô tả bằng sự thay đổi nhanh đến chóng mặt. Ngay cả cách nói về “lối sống” cũng là triệu chứng của khuynh hướng chung. Lối sống thay đổi có lý do. Vì vậy, đời sống của con người cũng bất ổn, ai dám sống khác thì bị coi là “cấp tiến” hoặc “phản động”. Sự thật được Thiên Chúa mặc khải thì bất biến. Thực sự có những người được kêu gọi theo Thầy chí thánh Giêsu để sống theo các lời khuyên Phúc Âm.

Có một hệ lụy thực tế, hệ lụy tất yếu đối với đời sống tu trì có nguồn gốc linh thiêng, do đó ơn gọi tu trì đến từ Thiên Chúa, Đấng làm người để sống lời khuyên Phúc Âm và muốn những người khác cũng sống như vậy. Họ được tuyển chọn, được đào tạo để phục vụ chứ không để được phục vụ (Mt 20:28; Mc 10:45).

TUYỂN CHỌN.
Chúa Giêsu xác định: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi” (Ga 15:16). Đó là cách diễn tả bất ngờ về mầu nhiệm ơn gọi. Trong thực tế, điều đó có nghĩa là chúng ta phải hiểu rõ hơn rằng chúng ta hành động theo lời mời gọi của Thiên Chúa, chính Ngài tuyển chọn những người sống theo cách này.
Dấu hiệu ơn gọi là có Đức Tin mạnh mẽ và đúng đắn – như Áp-ra-ham được Thiên Chúa kêu gọi. Đức Tin đó đơn giản và rõ ràng, được tôi luyện trong đau khổ, hoàn toàn tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa, và chỉ hành động theo Thánh Ý Ngài. Thay vì tìm kiếm những người có mức cao về Chỉ Số Thông Minh (I.Q. – Intelligence Quotient) cao, hãy tìm những người có mức cao về Chỉ Số Đức Tin (F.Q. – Faith Quotient).
Chỉ Số Đức Tin là tặng phẩm quý giá, sẵn sàng trung tín và hy sinh. Khi Thiên Chúa chọn, Ngài cũng ban ân sủng để có thể vác thập giá theo Đức Kitô.
.
ĐÀO TẠO.
Chúa Giêsu đã quan tâm: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Mt 9:37). Tương quan với việc tìm kiếm điều đúng để nhận biết ơn gọi đích thực, cần có sự đào tạo về siêu nhiên để người được gọi sống đúng đời sống tu trì. Trong đó, đào tạo cầu nguyện là điều cơ bản nhất. Nhờ đó, chúng ta có thể hy vọng một tương lai tốt đẹp về ơn gọi.
Tuy nhiên, họ có môi trường cầu nguyện? Họ có thấy những tấm gương cầu nguyện? Họ có được hướng dẫn đúng cách cầu nguyện?
Cầu nguyện là nghệ thuật giao tiếp với Thiên Chúa, nói đơn giản là cách nói chuyện với Thiên Chúa. Không khí cầu nguyện là môi trường tĩnh lặng đủ để có thể tập trung, không bị chia trí. Nói theo văn hoa, đó là sự hiểu biết về đức ái. “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”. Gương sáng luôn rất quan trọng.
Có nhiều cách cầu nguyện, nhưng hướng dẫn phải đúng cách để giúp người ta biết cách tâm sự với Thiên Chúa một cách thân mật và hiệu quả. Cầu nguyện là một nhân đức. Cầu nguyện làm chúng ta nên thánh, phù hợp với Ý Chúa, vì Ngài muốn mọi người nên thánh (x. Mt 5:48).
.
CẤU TRÚC.
Thoạt đầu, chúng ta thấy có vẻ không phù hợp để nói về “cấu trúc” trong việc liên kết ơn gọi tu trì, thậm chí còn có vẻ đối lập.
Quan điểm thứ nhất lưỡng lự cho rằng đời sống tu trì có nền tảng trong Phúc Âm, trong mọi thời của Giáo hội, và là phần quan trọng trong truyền thống Kitô giáo. Quan điểm thứ hai xác định những gì quan điểm thứ nhất bác bỏ. Cả hai quan điểm đều cho rằng ơn gọi tu trì xuất phát từ Thiên Chúa. Đó có phải là một cộng đoàn có cấu trúc, có bề trên và tu luật?

Đời sống tu trì là một dạng vườn nho của Chúa, hữu hình, có tổ chức và có trận tự. Trong số các phụ nữ liễu yếu đào tơ vẫn có người hướng dẫn. Đó là các phụ nữ như Thánh Teresa Avila, Julie Billiart, Sophie Barat và Francesca Cabrini. Họ là những người sáng lập các viện cứu tế cho những người cần được quan tâm (thể lý và tâm linh). Chính họ đã tạo nên những kỳ công cho Giáo hội Công giáo.

PHỤC VỤ.
Chúng ta có còn một phương diện nữa về hệ quả thực tế trong việc hiểu biết ơn gọi tu trì có nguồn gốc từ Phúc Âm. Đó là “sự phục vụ” và chính đặc tính của việc tông đồ của các cộng đoàn tu.
Mỗi người đều được Chúa Thánh Thần tác động hoặc linh hứng, được chuẩn bị bằng bản chất và ân sủng để tìm kiếm việc tông đồ và việc riêng, mọi việc đều vì lợi ích cho to dân Chúa.
Có thể kiểm nghiệm lý thuyết này trên nền tảng lý thuyết. Nhưng để thuyết phục hơn, có thể xem đặc tính của việc tông đồ từ thời các Thánh Tông Đồ, từ thời khai sinh Kitô giáo. Năm 1000, có 100 giáo phận đã được thành lập dọc duyên hải Địa Trung Hải. Khi vua Henry VIII áp bức các tu viện ở Anh quốc, hơn 2.000 trường học Công giáo dành cho trẻ em cũng bị cấm hoạt động. Khi cộng sản chiếm Hungary và Tiệp Khắc (nay là Cộng hòa Séc và Slovakia), mục đích đầu tiên của họ là phá hủy các cơ sở Công giáo được các tu sĩ nam nữ điều hành.
.

KHÔNG AI “SAI” CHÍNH MÌNH.

Sự thật cho biết rằng các giáo phận của Giáo hội Công giáo và các tổ chức trong thế giới Công giáo không hiện hữu hoặ phát triển mạnh – hoặc là đối tượng đối lập với chủ nghĩa duy vật Mác-xít. Công giáo Rôma có ý tưởng rất rõ ràng về bản chất ơn gọi là phục vụ Giáo hội, dĩ nhiên được Đức Kitô ủy thác, nhưng sự ủy thác này bao gồm yếu tố “được sai đi”. Đó là nhận một sứ vụ từ những người có quyền nhân danh Đức Kitô, trừ phi chúng ta xuyên tạc ý nghĩa của từ ngữ, vì “không ai có thể tự sai mình”.

Do đó, mỗi ơn gọi tu trì đều bao gồm ân sủng của sự khiêm nhường vâng lời đối với những người đại diện Giáo hội. Họ không phân công ngẫu nhiên hoặc bừa bãi, hoặc không quan tâm khả năng và sự ưu tiên của những người họ “giao nhiệm vụ”. Nhưng họ sai phái như mọi chứng cớ của Phúc Âm bảo đảm với chúng ta rằng Đức Kitô đã sai những người mà Ngài đã kêu gọi. Cũng như ơn gọi, sứ vụ có nguồn gốc Thiên Chúa.
.

VĨ NGÔN.

Xin được khép lại bài viết ngắn này. Những năm sắp tới sẽ rõ ràng hơn bây giờ, tùy mức độ tin tưởng rằng ơn gọi tu trì do từ Thiên Chúa. Từ Thiên Chúa, Đấng làm người để trở nên linh mục và tu sĩ. Thiên Chúa làm người tiếp tục gợi hứng rất nhiều người theo con đường nên thánh của Ngài và phục vụ nhân loại. Từ Thiên Chúa làm người, ân sủng nâng đỡ những người nói sự thật khi rằng ơn gọi là “hạt giống từ trời”. Kinh nghiệm đã chứng tỏ rằng hạt giống này khả dĩ sinh hoa kết trái khi được tiếp nhận trong niềm tin và được hỗ trợ bằng tình yêu thương.

KHA ĐÔNG ANH (Lược dịch từ TheRealPresence.org)