1. Đó là Tin Mừng giải thoát.
Đêm 25 tháng 12 hằng năm, nhiều hài nhí được sinh ra. Đó là tin mừng bình thường cho mọi gia đình. Trong số hộ tịch của bệnh viện Từ Dũ, người ta Còn giữ lại tên những em bé sinh ra đêm nay như Trần Văn Nô, Đỗ Thị En hay Nguyễn Thị Nôen như cây bút có truyện ngắn đăng trên báo Tuổi Trẻ. Không có gì lạ. Nhưng chuyện một em bé chào đời được loan báo một cách trọng thể bởi tiếng hát thiên thần như trong Phúc Âm thì không còn là tin mừng hình thường nữa, mà đã trở thành tin mừng đặc biệt: đó là Tin Mừng giải thoát. Ngay trong lời hát của thiên thần người ta đã thấy chủ ý nêu lên chi tiết này: “Ta báo cho anh em một tin mừng trọng đại: Hôm nay đấng cứu thế đã giáng sinh cho anh em” (Lc 2, 10). Trẻ thơ giáng sinh không phải là người thường mà là Đấng Cứu Thế, hay như ngôn ngữ của Isaia trong bài đọc thứ nhất, Trẻ thơ ấy là “Cố Vấn kỳ diệu, Thiên Chúa huy hoàng, Người Cha vạn thuở, Ông Vua thái bình” nghĩa là Đấng đến đem ơn giải thoát đến cho trần đời.
Thật vậy, Hài Nhi được sinh ra ấy chính là Đấng Cứu Thế đến để giải thoát nhân sinh khỏi cảnh nô lệ mọi mặt. Người giải thoát lịch sử Dân Chúa khỏi cảnh trông đợi mỏi mòn hẻo hắt kể từ khi con người đầu tiên sa ngã. Người thoát gia đình Giacaria và Êlisabet khỏi cảnh tủi buồn son sẻ không con. Người giải thoát các mục đồng khỏi cảnh màn trời chiếu đất, mặt thấp lưng cao, để trở thành những người đầu tiên được Vinh dự lãnh nhận Tin Mừng Giáng Sinh. Hài Nhi Giêsu chính là Đấng Cứu Thế, nên việc Người giáng sinh chính là Tin Mừng giải thoát.
Qua tin tức quốc tế, người ta được biết đêm nay tại Bêlem không có cây thông Noel với đèn sao lấp lánh, cũng không có lễ Giáng Sinh với tổ chức linh đình. Quân đội Israel đã rút lui ‘nhưng vẫn còn canh chừng xa xa Đền Thánh Giáng Sính. Người Công giáo tại Bêlem buồn lắm, đêm nay hơn bao giờ họ trông đợi lễ Chúa Giáng Sinh như một Tin Mừng giải thoát.
2. Đó cũng là Tin Mừng phổ quát.
Nhưng Noel không chỉ là Tin Mừng cho người Bêlem hôm qua hoặc hôm nay, mà còn là Tin Mừng phổ quát cho hết mọi người, cho cả loài người từ xưa đến nay, dù biết hay không biết, dù đã tin hay chưa tin, dù đã đón nhận trong thực tế hay mới chỉ là những tín hiệu đồng hành của đèn xanh mang nhiều hy vọng. Không phải đợi đến Kinh Tin Kính thời các Tông đồ mới lắng đọng niềm tin để tuyên xưng “Vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, Người đã từ trời xuông thế”, mà ngay trong sứ điệp niềm vui do các thiên thần đem đến, đã cho thấy cường độ Tin Mừng có ảnh hưởng tới mọi người hiện diện được ghi là “anh em”, và trường độ Tin Mừng ấy cÒn đụng chạm đến mọi thế hệ quá khứ hiện tại và tương lai được viết trong Phúc Âm là “toàn dân”. Đó là Tin Mừng phổ quát.
Cũng trong sứ điệp đêm nay, các thiên thần đã để lại điệp khúc Vô cùng quan trọng xác định biến cố Giáng Sinh như chìa khóa khẳng định Tin Mừng phổ quát, không chỉ can dự vào chương trình của Thiên Chúa, mà còn liên quan đến vận mạng loài người; không chỉ làm vinh danh Thiên Chúa trên trời mà còn gieo an bình vào giữa lòng nhân thế. Tắt một lởi, Giáng Sinh chính là biến cố cứu độ: Thiên Chúa để lại vinh quang trên trời để bước xuống làm người, không như phi hành gia vũ trụ du hành, cũng chẳng giống ông vua Khang Hy vi hành, mà là đồng hành với mọi người trong kiếp phận con người, để giải thoát loài người khỏi vòng tội lỗi chết chóc mà đưa về bến bờ sự sống bình an.
Thiết nghĩ, chính vì thế mà Giáng Sinh trở thành Tin Mừng cho người dương thế, và lễ Noel cũng vì thế mà trở nên lễ phổ cập nhất, quốc tế nhất, được mừng rộng rãi nhất, cho người già cũng như trẻ, cho kế lương cũng như giáo, cho người thu nhập cao cũng như nghèo khổ, cho người thành phố cũng như ở thôn quê. Giáng Sinh chính là Tin Mừng phổ quát.
3. Và đó còn là Tin Mừng mang tính hiện thực.
Sở dĩ biến cố Giáng Sinh có được tính phổ quát trong niềm vui đón nhận như thể là bởi Vì Noel không phải là Tin Mừng trừu tượng, nghĩa là vừa xa lạ trong lý tưởng vừa xa rời trong thực tế; Noel cũng chẳng phải là Tin Mừng duy ý chỉ như kiểu “trên không chằng dưới không rễ”, mà đúng ra là một Tin Mừng rất hiện thực. Hiện thưc lịch Sử đã được thành Luca ghi lại là “vào thời hoàng để Augustô ra chiếu chỉ truyền kiểm tra dân số”, hiện thực địa lý là “thành Bêlem, miền Giuđa”, hiện thực nhân Sinh là “Maria, Giuse và Hài Nhi mới sinh đặt nằm trong máng cỏ”.
Và hiện thực hơn cả xét theo nghĩa hiệu quả và thực tế chính là chữ “hôm nay” trong sử điệp của các thiên thần: “Hôm nay Đấng Cứu Thế đã giáng sinh cho anh em”. Chữ “hôm nay” lần đầu tiên xuất hiện trong Phúc Âm thánh Luca đi liền với biến cố Giáng Sinh, để nối kết với Chữ “hôm nay” cuối cũng trên Thánh giá nói với ông trộm lành: “Hôm nay ngươi sẽ được ở vớỉ Ta trên Thiên đàng” (Lc 23, 43), làm thành Cái “hôm nay” của hiện thực đời sống Kitô hữu, đời của những người gắn bó với ơn cứu độ do Đức Kitô đêm nay đem đến.
Nếu “hôm nay” Đấng Cứu Thế giáng Sinh cho chúng ta trong máng cỏ đơn nghèo, thì “hôm nay” mỗi người cũng được mới gọi để sinh ra trong cuộc sống mới của Đấng Cứu Thế, như nhãn giới bài đọc thứ hai là giã từ bóng tối tội lỗi để bước đi trong ánh sáng ân sủng, quyết tâm đoạn tuyệt điều gian ác để nhiệt tâm chăm lo làm việc thiện cho mình và cho người. Sẽ là một Noel không vui trọn vẹn nếu ta chỉ bằng lòng với những tổ chức bên ngoài, cho đầu đó là những công tác cần thiết, nhưng sẽ là một Noel đúng nghĩa của Tin Mừng hiện thực nếu mỗi người biết đón nhận Chúa sinh vào đời mình trong ơn giải thoát, và cũng biết sinh Chúa ra cho những anh chị em chung quanh bằng cách sống công bình bác ái, trở thành Tin Mừng cho những người ta gặp gỡ trong gia đình, nơi làm việc, chỗ học hành, hay ngay cả tại những địa chỉ vui chơi lành mạnh.
Tóm lại, Noel là Tin Mừng giải thoát, phổ quát và hiện thực mới gọi mọi người đêm nay hãy nhận lấy và sống lấy. Vì thế người ta vẫn chúc nhau Noel vui tươi. Trong mạch ý ấy, xin cầu chúc cho anh chị em một mùa Giáng Sinh tâm hồn an bình, gia đình an hòa, tình người an vui và cuộc sống luôn an khang hạnh phúc.
Trích từ “Hạt nắng vô tư”