Những điều ít biết về các loại tiền Việt Nam

117

Trong hơn 20 năm qua, tiền Việt Nam đã được phát hành dưới 3 chất liệu, là cotton, kim loại, polymer, và thời gian tồn tại của các loại tiền này rất khác biệt.

Trong số các đồng tiền còn được chấp nhận lưu thông hiện nay, tiền cotton mệnh giá 200 đồng ra đời sớm nhất, vào năm 1987.
Trong số các đồng tiền còn được chấp nhận lưu thông hiện nay, tiền cotton mệnh giá 200 đồng ra đời sớm nhất, vào năm 1987.
Năm 1991, đồng tiền cotton mệnh giá nhỏ nhất mới ra đời, là tờ tiền 100 đồng. Tuy không có chủ trương ngừng lưu thông, nhưng loại giấy bạc này đã hầu như không còn được sử dụng trong giao dịch hàng ngày nữa.
Năm 1991, đồng tiền cotton mệnh giá nhỏ nhất mới ra đời, là tờ tiền 100 đồng. Tuy không có chủ trương ngừng lưu thông, nhưng loại giấy bạc này đã hầu như không còn được sử dụng trong giao dịch hàng ngày nữa.
Một năm sau, tiền giấy mệnh giá 1.000 đồng và 2.000 đồng mới xuất hiện. Đây là những loại tiền lẻ được sử dụng phổ biến nhất trong lưu thông hiện nay.
Một năm sau, tiền giấy mệnh giá 1.000 đồng và 2.000 đồng mới xuất hiện. Đây là những loại tiền lẻ được sử dụng phổ biến nhất trong lưu thông hiện nay.
Tết 2014, trước tình trạng tiền lẻ hầu như chỉ được dùng cho nhu cầu mừng tuổi, đi chùa, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định không phát hành các loại tiền lẻ mới, trong đó có tiền 1.000 đồng và 2.000 đồng.
Tết 2014, trước tình trạng tiền lẻ hầu như chỉ được dùng cho nhu cầu mừng tuổi, đi chùa, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định không phát hành các loại tiền lẻ mới, trong đó có tiền 1.000 đồng và 2.000 đồng.
Cùng năm 1991, tiền cotton mệnh giá 5.000 đồng ra đời. Đây cũng là đồng tiền cotton mệnh giá cao nhất còn được sử dụng đến ngày nay.
Cùng năm 1991, tiền cotton mệnh giá 5.000 đồng ra đời. Đây cũng là đồng tiền cotton mệnh giá cao nhất còn được sử dụng đến ngày nay.
Tờ tiền cotton được ưa thích nhất cho đến ngày nay ra đời vào năm 1993. Năm 1991 cũng là năm đánh dấu thời điểm ra đời nhiều đồng tiền mệnh giá khác nhau ra đời nhất trong một năm. Ngoài tờ 100 đồng, 5.000 đồng, Ngân hàng Nhà nước khi đó cũng phát hành tờ tiền mệnh giá 20.000 đồng.
Tờ tiền cotton được ưa thích nhất cho đến ngày nay ra đời vào năm 1993. Năm 1991 cũng là năm đánh dấu thời điểm ra đời nhiều đồng tiền mệnh giá khác nhau ra đời nhất trong một năm. Ngoài tờ 100 đồng, 5.000 đồng, Ngân hàng Nhà nước khi đó cũng phát hành tờ tiền mệnh giá 20.000 đồng.
Đến ngày 1/1/2013, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức có văn bản thông báo ngừng lưu thông hai loại tiền cotton mệnh giá 10.000 đồng và 20.000 đồng. Người dân, doanh nghiệp và các tổ chức có thể đổi ngang giá trị sang những đồng tiền khác tại hệ thống ngân hàng thương mại, kho bạc và quỹ tín dụng.
Đến ngày 1/1/2013, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức có văn bản thông báo ngừng lưu thông hai loại tiền cotton mệnh giá 10.000 đồng và 20.000 đồng. Người dân, doanh nghiệp và các tổ chức có thể đổi ngang giá trị sang những đồng tiền khác tại hệ thống ngân hàng thương mại, kho bạc và quỹ tín dụng.
Một năm sau khi ra đời tiền cotton 10.000 đồng, tiền giấy 50.000 đồng và 100.000 đồng cũng được phát hành.
Một năm sau khi ra đời tiền cotton 10.000 đồng, tiền giấy 50.000 đồng và 100.000 đồng cũng được phát hành.
Trong suốt 9 năm sau đó, tiền cotton 100.000 đồng là đồng tiền Việt Nam có mệnh giá cao nhất. Ngày 1/9/2007, tiền cotton 50.000 đồng và 100.000 đồng không còn giá trị sử dụng, và được thay hoàn toàn bằng tiền polymer.
Trong suốt 9 năm sau đó, tiền cotton 100.000 đồng là đồng tiền Việt Nam có mệnh giá cao nhất. Ngày 1/9/2007, tiền cotton 50.000 đồng và 100.000 đồng không còn giá trị sử dụng, và được thay hoàn toàn bằng tiền polymer.
Với khả năng bảo an tốt hơn hẳn so với tiền cotton, kể từ năm 2003, tiền polymer đã được đưa vào lưu hành, từng bước thay thế tiền cotton và dần trở thành loại tiền duy nhất được sử dụng cho một số loại mệnh giá. 2 loại mệnh giá ra đời sớm nhất là 50.000 đồng và 500.000 đồng.
Với khả năng bảo an tốt hơn hẳn so với tiền cotton, kể từ năm 2003, tiền polymer đã được đưa vào lưu hành, từng bước thay thế tiền cotton và dần trở thành loại tiền duy nhất được sử dụng cho một số loại mệnh giá. 2 loại mệnh giá ra đời sớm nhất là 50.000 đồng và 500.000 đồng.
Đến nay, tiền polymer 500.000 đồng là đồng tiền Việt có mệnh giá cao nhất. Theo một khảo sát mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, 500.000 đồng là loại tiền được sử dụng chủ yếu làm phương tiện cất trữ tại khu vực nông thôn và miền núi.
Đến nay, tiền polymer 500.000 đồng là đồng tiền Việt có mệnh giá cao nhất. Theo một khảo sát mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, 500.000 đồng là loại tiền được sử dụng chủ yếu làm phương tiện cất trữ tại khu vực nông thôn và miền núi.
Từ tháng 5 đến tháng 8/2006, Ngân hàng Nhà nước liên tục phát hành 3 loại mệnh giá mới cho loại tiền polymer, là các đồng 20.000 đồng, 10.000 đồng và 200.000 đồng.
Từ tháng 5 đến tháng 8/2006, Ngân hàng Nhà nước liên tục phát hành 3 loại mệnh giá mới cho loại tiền polymer, là các đồng 20.000 đồng, 10.000 đồng và 200.000 đồng.
Ra đời sớm nhất trong năm 2006 là tiền polymer mệnh giá 20.000 đồng vào ngày 17/5/2006, chỉ 15 ngày sau khi có thông báo đưa đồng tiền này vào lưu thông.
Ra đời sớm nhất trong năm 2006 là tiền polymer mệnh giá 20.000 đồng vào ngày 17/5/2006, chỉ 15 ngày sau khi có thông báo đưa đồng tiền này vào lưu thông.
Ngày 30/8/2006, 200.000 đồng polymer chính thức phát hành. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam có đồng tiền mệnh giá 200.000 đồng. Theo khảo sát của Ngân hàng Nhà nước, đồng tiền này cũng được ưa dùng nhất trong lưu thông ở Việt Nam.
Ngày 30/8/2006, 200.000 đồng polymer chính thức phát hành. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam có đồng tiền mệnh giá 200.000 đồng. Theo khảo sát của Ngân hàng Nhà nước, đồng tiền này cũng được ưa dùng nhất trong lưu thông ở Việt Nam.
Năm 2003, tiền kim loại mệnh giá từ 200 đồng, 500, 1.000, 2.000 và 5.000 đồng được đưa vào lưu thông, nhằm thay thế dần tiền lẻ cotton. Thế nhưng, bất tiện trong lưu trữ và sự xuống cấp nhanh chóng đã khiến loại tiền này bị
Năm 2003, tiền kim loại mệnh giá từ 200 đồng, 500, 1.000, 2.000 và 5.000 đồng được đưa vào lưu thông, nhằm thay thế dần tiền lẻ cotton. Thế nhưng, bất tiện trong lưu trữ và sự xuống cấp nhanh chóng đã khiến loại tiền này bị “tẩy chay” trên thị trường. Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý ngừng đúc và đưa vào lưu thông các loại tiền kim loại này.

Theo Zing