Kinh Thánh là kho tàng chứa đầy sự khôn ngoan. Đức khôn ngoan rất cần thiết.
Nếu như vậy, bạn có thể quen thuộc với những câu Kinh Thánh ít được đề cập, nhưng lại tạo cảm giác tốt lành. Những câu này có vẻ như trống rỗng, sáo ngữ, không phù hợp, hoặc không đúng. Thậm chí bạn có thể cho rằng Kinh Thánh không có gì để nói về thế giới đương thời. Nghĩ thế thì bạn sai rồi!
Kinh Thánh rất thường bị lấy ra khỏi ngữ cảnh nên khiến nó mất sự ảnh hưởng đối với nhiều người đọc và người nghe. Chúng ta biết rằng “Thiên Chúa không khuyến dụ chúng ta vượt ngoài những gì chúng ta có thể chịu đựng”, hoặc bạn có thể “làm mọi thứ”, nếu bạn tin, Thiên Chúa sẽ ban cho bạn tiền bạc nếu bạn sống tốt lành. Cách hiểu như vậy làm sai lệch ý nghĩa nguyên thủy của Kinh Thánh, và hậu quả của những cách nói sáo mòn đó có vẻ hứa hẹn một cuộc sống hoàn hảo đối với các tín hữu.
Nhưng khi kinh nghiệm sống của chúng ta trái ngược với Kinh Thánh, chúng ta vỡ mộng. Chúng ta không còn tin có chiều sâu của sự khôn ngoan ẩn sâu trong những câu Kinh Thánh, và cũng chẳng còn tin Kinh Thánh có thể thay đổi cuộc đời của chúng ta.
Tuy nhiên, Kinh Thánh không là loại Kinh Thánh theo ý muốn của nhiều người tạo ra. Đầy dẫy các giáo huấn dạy chúng ta biết cách sống tốt nhất, cách đối xử với tha nhân, và những mong ước ngoài cuộc đời này. Chúng ta hãy xem xét vài câu thách đó bạn, động viên bạn, và thay đổi thế giới của bạn.
+ GIACÔBÊ 1:2-4
Cây này chứa đựng một chân lý làm thay đổi cuộc đời, đó là chúng ta phải chấp nhận thực tế đau khổ, nhưng chúng ta có thể trở nên mạnh mẽ hơn trong nỗi đau khổ đó: “Anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều. Vì như anh em biết: đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn. Chớ gì anh em chứng tỏ lòng kiên nhẫn đó ra bằng những việc hoàn hảo, để anh em nên hoàn hảo, không có chi đáng trách, không thiếu sót điều gì”.
Thánh Giacôbê nói rằng đau khổ không vô ích. Nếu chúng ta quyết định đúng khi đối mặt với đau khổ, chúng ta sẽ có lợi từ đau khổ đó. Nhiều người cảm thấy rằng đau khổ mà họ chịu đựng là vô ích, nhưng đó là sự trải nghiệm làm thay đổi cuộc đời, để chúng ta không chỉ có thể chấp nhận đau khổ là một phần tất yếu của cuộc sống, mà còn nhận biết rằng đau khổ có thể hữu ích cho chúng ta.
Kinh Thánh không bao giờ cho chúng ta biết rằng chúng ta sẽ tránh được đau khổ — thậm chí cũng chẳng sốt sắng nhất, nhưng Kinh Thánh thực sự cho chúng ta các khí cụ để đối mặt với thực tế.
+ GIÊRÊMIA 22:3
Bạn có nghĩ rằng Kinh Thánh là khí cụ tối hậu của sự bất công xã hội? Hãy suy nghĩ lại! Và đây là mệnh lệnh: “Đức Chúa phán như sau: Hãy thực thi lẽ công minh và điều chính trực; hãy giải thoát người bị bóc lột khỏi tay kẻ áp bức; đừng ngược đãi ngoại kiều, trẻ mồ côi và người goá bụa; đừng cưỡng bức và đổ máu người vô tội ở nơi đây”.
Giêrêmia, ngôn sứ của Thiên Chúa, cho chúng ta biết rằng Kinh Thánh thực sự dạy chúng ta về sự áp bức, đàn áp. Đây không chỉ là một câu Kinh Thánh, mà còn là một bài học về cách sống.
Theo ngôn sứ Giêrêmia, khi chúng ta làm điều công chính, khi chúng ta cứu vớt người sa ngã, chúng ta làm cho thế giới trở thành nơi đáng sống đối với tất cả chúng ta. Khi chúng ta tiếp nhận sự khôn ngoan này — một trong các chủ đề xuyên suốt toàn bộ Kinh Thánh, chúng ta không chỉ thay đổi thế giới, mà còn thay đổi môi trường sống xung quanh chúng ta. Điều này không là chuyện nhỏ đâu!
+ GIOAN 8:2-11
Đoạn Tin Mừng này bao gồm bài học của Chúa Giêsu, khi Ngài gặp nhóm người thông luật dẫn độ một phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình.
Vừa tảng sáng, Đức Giêsu trở lại Đền Thờ. Toàn dân đến với Người. Người ngồi xuống giảng dạy họ. Lúc đó, các kinh sư và người Pharisêu dẫn đến trước mặt Đức Giê-su một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, rồi nói với Người: “Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?”. Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giêsu cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”. Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giêsu, và người phụ nữ thì đứng ở giữa. Người ngẩng lên và nói: “Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?”. Người đàn bà đáp: “Thưa ông, không có ai cả”. Đức Giêsu nói: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”.
Tại sao đây là cách thay đổi cuộc sống? Bởi vì nó cho chúng ta biết điều quan trọng: Thiên Chúa không là tôn giáo. Đức Kitô phá lệ thường về tôn giáo và xã hội thời đó khi Ngài cứu thoát nữ tội nhân hôm đó. Ngược với mong đợi của mọi người, Kinh Thánh khuyên chớ nên xét đoán người khác.
Chính Chúa Giêsu đã không xét xử nữ tội nhân này, thế thì chúng ta có quyền gì mà xét đoán người khác?
Về cốt lõi vấn đề, câu Kinh Thánh này dạy chúng ta đừng sợ phá lệ thường về tôn giáo và xã hội khi chúng ta làm điều tốt. Đó là bài học mà tất cả chúng ta có thể áp dụng — bài học này sản sinh các anh hùng. Hãy hành động như Chúa Giêsu và cho người ta thấy sai lầm của họ.
+ MATTHÊU 23:11-12
Khi đặt những người Pharisêu vào đúng vị trí của họ, Chúa Giêsu đã cho họ một chút khôn ngoan quan trọng: “Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên”.
Tính kiêu ngạo là sự sa sút của rất nhiều người trong dòng lịch sử — và bạn nghĩ rằng, vào lúc này, mình đã học được bài học hoặc rút kinh nghiệm từ người khác. Nhưng không, chúng ta chưa học được đâu!
Hãy ghi nhớ câu Kinh Thánh này, và nó sẽ cho bạn biết thế giới tác dụng như thế nào. Khi chúng ta kiêu ngạo nhận mình hơn người khác, chúng ta thường nghĩ mình đang giành được sự tôn trọng. Không hề, đừng ảo tưởng nhứ thế!
Chúng ta đang tự chuốc lấy sự oán giận. Khi đã đủ mức, sự oán giận đó có thể đổ lên đầu bạn bằng sự trả thù. Sự thật đơn giản là thế giới tác dụng tốt hơn khi mọi người cùng nhau hợp tác, chứ không tranh giành nhau về quyền lực.
Sự khôn ngoan đích thực luôn luôn phù hợp với hai chủ đề bao quát của Kinh Thánh: tôn kính Thiên Chúa và tôn trọng mọi người. Các phẩm chất này cho nhân loại biết cách để thành công.
Kinh Thánh biết điều này không dễ. Thật vậy, Kinh Thánh cho chúng ta biết không thể như thế nào. Nhưng khi chúng ta chăm chú đọc Kinh Thánh, dành thời gian tìm hiểu từ ngữ và ngữ cảnh, chúng ta sẽ được mặc khải về con đường dẫn tới thế giới tốt đẹp hơn, và thấy cuộc đời thay đổi.
Đây là một phần mục đích của Kinh Thánh. Trong đó, Kinh Thánh dành cho những người biết dùng thời gian để lắng nghe.
WESLEY BAINES
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Beliefnet.com)