TT Bush tuởng thưởng Sr Phạm Thị Hằng ngày 12/5/2006 tại Tòa Bạch Ốc |
Có ai trong chúng ta – với thân xác trưởng thành như bây giờ – mà đã chưa từng được kinh qua sự giáo dục và huấn thụ của các Cha, các Thầy, và các Sơ – ngoài sự dưỡng nuôi, giáo dục và bảo bọc của Mẹ-Cha chưa?
Chúng ta có được một nền tảng Đức Tin Công Giáo kiên vững là nhờ ai, nếu như không qua các Cha, các Thầy, và các Sơ tại các xứ đạo thưở xa xưa khi còn ở quê nhà?
Vào ngày Hiền Mẫu, khi mà tất cả mọi người trên thế giới đang chuyển sự chú ý của họ đến cho các bà mẹ “thể xác” – những người phụ nữ anh thư, oai hùng, những người có công trạng rất lớn trong việc đào tạo ra biết bao thế hệ con người – thì tôi lại hướng suy dòng suy tưởng của chính mình về lại cho các vị Nữ Tu – những bà mẹ “thiêng liêng” vốn vẫn thường hay được dòng đời bỏ qua, và xem nhẹ…. viết lời tri ân để gởi đến các vị Nữ Tu cũng chính là gởi lại những tâm tình thảo hiếu nhỏ mọn của chính mình để dành cho người mẹ thể xác của riêng tôi…
Tôi nhớ lúc đó mình hãy còn rất nhỏ – khi Sàigòn sụp đổ, mới 2, 3 tuổi gì đó, hãy còn bập bẹ và nhỏ lắm – Mẹ tôi đã tức tốc gởi tôi đến học các lớp Anh và Pháp Ngữ sơ khởi với các vị Nữ Tu Regina Mundi như Soeur Lộc, Soeur Thành,…., và Giáo Lý với các Sơ Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô ở tại Nhà Thờ Tân Hòa xưa kia…mãi cho đến khi tôi tới tuổi trung học,.. … nhớ lại sự dạy dổ ân cần, ánh mắt trìu mến, và nụ cười tươi vui, rạng rỡ trên khuôn mặt của các vị Nữ Tu hiền hậu lúc đó, rồi những lúc tinh nghịch của tuổi ấu thơ để khiến cho các Soeurs phải trừng phạt, và đến khi lớn lên thành tài trong chữ nghĩa, tôi đã vội quên bẵng đi những công ơn dạy dỗ cao cả đó của các Soeurs, để rồi cao chạy xa bay, hòng cố bám víu theo những giá trị và chân lý hời hợt và vô bổ của dòng đời…
Giờ đây, khi tuổi đã gần bóng xế, tôi lại hối hận, và đành phải đặt bút để ghi lại lời tạ tội của mình với các Soeurs – những người thầy đã dạy con nên người, nên hình, nên dạng,…. như ngày nay…
Đền Thánh Thể ở Hanceville, Alabama |
“Là một người phụ nữ có nghĩa là để yêu thương và để gánh chịu sự đau khổ. Là một người Nữ Tu có nghĩa là để yêu thương nhiều hơn và để gánh chịu sự khổ đau nhiều hơn. Là một người Nữ Tu có nghĩa là để mở rộng hẳn ra khả năng của chính mình qua việc là một người phụ nữ.”
(To be a woman means to love and to suffer. To be a nun means to love and suffer more. To be a nun means to enlarge one’s capacity for being a woman).
Lời nhận xét đó quả thực rất đúng vì nó đề cập đến một khía cạnh nền tảng hết sức quan trọng của Đời Sống Thánh Hiến và Tu Trì, hay nói ngắn gọn hơn chính là ơn gọi để trở thành người mẹ thiêng liêng.
Khái niệm này không chỉ thuần túy là một ý tưởng đạo đức hay một cố gắng để nhằm đền đáp lại những gì mà các vị Nữ Tu Dòng phải hy sinh qua lời khấn trinh tiết vẹn toàn. Mà đúng hơn, chức năng của người mẹ thiêng liêng được cấu thành nên từ một yếu tố nền tảng như vậy qua ơn gọi của Đời Sống Thánh Hiến và Tu Trì nếu như vị đó không sống đúng như vậy thì có nghĩa là vị Nữ Tu đó đã không chu toàn được sứ mệnh của chính mình trong Trái Tim của Đức Trinh Nữ Maria, là Mẹ của Giáo Hội.
Trong đời sống làm mẹ theo nghĩa đời hay theo cách sống trần tục tự nhiên, thì một người phụ nữ sẽ được cho là mang lại hoa trái hay trọn vẹn khi người phụ nữ đó sinh ra con cái, rồi dưỡng nuôi chúng, và giáo dục chúng về phần hồn cũng như phần xác. Thì đó chính là một ơn gọi cao vời, là một trong những món quà tươi đẹp và anh thư nhất mà một người phụ nữ có thể tự làm cho chính bản thân của riêng mình xét về mặt tự nhiên.
Thế còn chức năng làm mẹ thiêng liêng hay chức năng của những người Nữ Tu thì sao?
Chức năng làm mẹ theo nghĩa siêu nhiên thì hoàn toàn vượt hẳn chức năng làm mẹ theo lẽ tự nhiên hay theo quy luật tự nhiên mà cuộc sống đã định tiền cho một người phụ nữ, và vì các Nữ Tu chính là những nàng dâu được thánh hiến của Chúa Giêsu, cho nên các vị được gọi mời để mang lại hoa trái cho dòng đời bằng cách biết cho đi và dưỡng nuôi đời sống tâm linh cho tất cả các linh hồn. Nếu vị Nữ Tu nào hoàn toàn biết, hiểu và sống đúng như vậy ở mức độ cao nhất, thì ơn gọi của vị Nữ Tu đó trong tư cách là một người mẹ thiêng liêng không chỉ bao gồm lối sống ẩn sĩ, giữ lời khấn hứa, và luôn tìm cách đeo đuổi sự nên thánh bên trong phạm vi của tu viện không thôi, mà nó còn mở rộng ra để bao bọc trọn lấy cả thế giới.
Theo lẽ thường, đối với các cô gái khi đang tìm hiểu về Đời Sống Thánh Hiến và Tu Trì, thường hay gặp phải một sự trở ngại, bởi câu nói: “Thế nhưng, mình cũng có thể là một người vợ tốt và một người mẹ ngoan hiền cơ mà?” Đó là lý do tại sao mà các vị đặc trách về ơn gọi hay các Mẹ Bề Trên vẫn thường hay giáo huấn và khuyên lơn các đệ tử của mình rằng, “Nếu các con không thể là một người vợ tốt, và là một người mẹ ngoan hiền, đảm đương, thì các con không thể nào có thể trở nên một vị Nữ Tu xứng đáng và thánh thiện được.”
Tại sao vậy?
Thiên Chúa thiết kế ra người phụ nữ là để mang nặng đẻ đau, nhưng điều đó không chỉ dừng lại ở mặt thể lý không mà thôi. Xét về mặt thể lý, tâm linh, và tình cảm thì người phụ nữ được nhào nặn để đơm bông, kết trái và để dưỡng nuôi cuộc sống. Mọi phần khía cạnh của tự nhiên đều dẫn đến một kết cục như vậy. Khi một người phụ nữ bước vào đời sống Thánh Hiến và Tu Trì, thì người đó vẫn là một người phụ nữ. Đúng vậy, và chính con tim của người phụ nữ đó, giờ đây đã được thánh hiến để sống hoàn toàn cho Chúa Giêsu, và cho chính tình yêu của Chúa Giêsu một cách chung thủy và vẹn toàn, và người phụ nữ đó được tự do để từ bỏ đi – một cách rộng lượng và nhưng không – đặc quyền về mặt thể lý để sinh con.
Dẫu là như vậy, thế nhưng, xét về mặt tự nhiên, thì không có gì là thay đổi cả nơi chính người Nữ Tu đó. Một khi đã hòa dần vào đời sống Thánh Hiến và Tu Trì một cách trọn vẹn, thì vị Nữ Tu đó giờ đây phải biết hướng tất cả mọi nguồn sinh lực tự nhiên của mình đến một kết thúc siêu nhiên và vời cao hơn, hay nói cách khác, hướng tới một chức năng làm Mẹ ở mức độ cao hơn rất nhiều.
Như lời kể của một Mẹ Bề Trên Dòng Camêlô người Hoa Kỳ mà tôi đã từng có dịp quen biết trong chuyến hành hương đến Đền Thờ Thánh Thể ở Hanceville, Alabama nhiều năm về trước.
Mẹ kể rằng:
Trong khoảng 2 hay 3 năm gì đó, có một người phụ nữ trẻ đến nói chuyện và viếng thăm Dòng của Mẹ rất nhiều lần để cố khám phá ra đó có phải là nơi mà Thiên Chúa kêu gọi người phụ nữ đó không. Ngày đó cuối cùng cũng đã đến khi người phụ nữ trẻ đó quyết định thực hiện một bước tiến tới gần hơn nữa để nghiêm túc đeo đuổi ơn gọi qua đời sống Thánh Hiến và Tu Trì, và rồi người đó hết sức hồ hởi nên đã nhắn tin cho Mẹ biết là Cô ta đã quyết định gia nhập vào ơn gọi của Dòng. Trước khi người phụ nữ đó chuẩn bị mở miệng ra để nói, thì Mẹ Bề Trên mới nói với người phụ nữ trẻ đó rằng:
“Mẹ nghĩ là con có điều gì đó rất quan trọng để nói với Mẹ. Nào chúng ta hãy gặp nhau tại bãi đậu xe gần trung tâm tĩnh tâm của Dòng nhé!”
Ngay khi chúng tôi vừa tới đó, người phụ nữ trẻ đã hổn hển thông báo tin vui của mình cho tôi nghe. Khi người phụ nữ đó tạm ngừng để xem phản ứng của tôi như thế nào, thì người phụ nữ đó mới nhận ra rằng tôi đang vui cười, thế nhưng bỗng dưng những dòng lệ cứ tuôn trào ra từ đôi mắt của tôi. Tôi thật sự xúc động và cố giải thích với người phụ nữ trẻ đó rằng:
“Tuần này, con sẽ về nhà để mừng Ngày Hiền Mẫu cùng với người mẹ của con; thế nhưng Mẹ sẽ ở đây để mừng Ngày Hiền Mẫu theo một cách hết sức là đặc biệt. Như con thấy đó, khi chúng ta lần đầu tiên thảo luận với nhau về ơn gọi của con vài năm trước đây, Mẹ có thể nhận ra ngay sự dè dặt và sợ hãi của con. Mẹ đã cầu nguyện rất nhiều cho con và đã cùng bước đi với con theo cuộc hành trình này. Con chính là một trong những đứa con gái thiêng liêng của Mẹ, và chính con đã cho phép Mẹ sống đúng với ơn gọi của một người Mẹ thiêng liêng, để có thể nhìn thấy hoa trái tươi vui của nó!”
Sự kiện này minh chứng cho chức năng làm Mẹ thiêng liêng (spiritual motherhood) của đời sống Thánh Hiến và Tu Trì, và nói khơi dậy ra một câu hỏi rằng: “Thế chức năng làm Mẹ theo nghĩa thiêng liêng này bao gồm những gì?”
Rõ ràng là, đối với chức năng làm mẹ theo lẽ tự nhiên, thì nó sẽ bao gồm việc sinh ra con cái về mặt thể lý, trong khi đó ơn gọi của một người Nữ Tu thì không có chuyện đó. Thế nhưng, điều cốt lõi vẫn tồn tại đối với hai chức năng làm mẹ (i.e. theo lẽ tự nhiên và theo lẽ siêu nhiên), ở từng cấp độ khác nhau, chính là sự đầu hàng hay sự từ bỏ chính bản thân mình, và việc sẳng sàng để đơm bông, kết trái.
Trong văn kiện của Giáo Hội có tên là Verbi Sponsa có đoạn viết rằng:
“Những vị Nữ Tu sống trong tu viện hoàn thành sứ vụ đó bằng cách lưu trú vào giữa trái tim truyền giáo của Giáo Hội, bằng lời cầu nguyện liên lũy, bằng việc tự hiến lấy bản thân mình, và bằng chính việc hy sinh để ngợi ca Thiên Chúa. Cuộc sống của họ, do đó, trở nên một nguồn mầu nhiệm của sự đơm hoa kết trái tông đồ và ơn phúc lành cho cả cộng đoàn Kitô Giáo lẫn cho toàn thể thế giới.”
(Cloistered nuns fulfill that mission by dwelling at the missionary heart of the Church, by means of constant prayer, the oblation of self and the offering of the sacrifice of praise. Their life thus becoms a mysterious source of apostolic fruitfulness and blessing for the Christian community and for the whole world).
Do thế, sự đơm bông kết trái của Đời Sống Thánh Hiến và Tu Trì của các vị Nữ Tu, nói theo một cách đặc biệt, của các Nữ Tu sống đời sống chiêm niệm và cầu nguyện, chính là xuất phát từ một trái tim tràn đầy niềm yêu thương và một tâm tình dâng hiến thiêng liêng, vốn chỉ có thể diễn đạt theo nghĩa đời thường rằng:
“Tôi đến nơi tu viện này không chỉ đơn giản để tìm ơn cứu rỗi cho chính riêng bản thân của tôi thôi, mà tôi đến đây là để hướng tất cả mọi sự đến cho sự vẽ vang và vinh hiển của Chúa Kitô, Vị Hiền Phu của tôi, và vì sự cứu rỗi cho tất cả mọi linh hồn trên khắp cả thế giới này – sứ vụ mà chính Thiên Chúa đã trao phó cho sự chăm sóc và quan phòng của riêng tôi.”
Ôi quả thật là cao vời, là tinh túy, là cao thượng hơn tất cả!
Ở cấp độ mỗi ngày, một vị Nữ Tu có thể tự dò xét và suy nghiệm lại chức năng làm Mẹ thiêng liêng của riêng mình thông qua sự gợi hứng của các bà mẹ theo nghĩa tự nhiên trần tục.
Trong khi những người mẹ trên thế giới phải bỏ ra hàng đêm thức trắng bên những đứa con bị bệnh của họ, thì liệu tôi – một người Nữ Tu Công Giáo – có rộng lượng bỏ ra ngần ấy đêm dài của riêng tôi để thức chầu kính Thánh Thể, để thức chầu kính Thiên Chúa hòng gởi trao lời nguyện cầu thay cho tất cả mọi người bệnh tật và ốm đau trên cả thế giới này – những thứ bệnh tật không những về thể lý mà còn về tâm linh nữa không?
Những người mẹ trần tục tự nhiên – họ chính là những người làm mẹ suốt cả cuộc đời của họ, và họ hứng khởi dõi theo sự trưởng thành và lớn lên của đàn con. Họ luôn có mặt ở đó để hổ trợ cho các con của họ trong những lúc khó khăn, hay những lúc con cái của họ vấp ngã vì những chai sạn và dòng lưới tội lỗi bủa vây của dòng đời suôi ngược.
Thế tôi có biết đảm nhận lấy tất cả mọi gánh nặng để cầu nguyện cho mọi ý chỉ cầu nguyện của nhân loại, để vác lấy chúng và mang chúng vào chính trong con tim bé nhỏ của tôi không?
Những người mẹ trần tục đã phải hy sinh biết bao nhiêu để cung cấp tất cả mọi thứ cho gia đình? Thế còn tôi, tôi có sẳn sàng và hăm hở để thực hiện lấy những hành động nhỏ nhoi của việc khổ xác để cứu lấy các linh hồn không?
Sau cùng, một người mẹ gương mẫu, trước tiên hết vẫn là một người vợ dịu hiền và đạo đức bởi vì đó chính là tình yêu của “hai trở thành một” để từ đó sinh hoa kết trái. Cũng tương tự như vậy, tất cả mọi tình yêu của tôi dành cho cả thế giới này phải được xuất phát và tuôn chảy từ chính tình yêu của tôi dành cho Thiên Chúa.
Các Nữ Tu cùng với Mẹ Bề Trên Angelica |
“Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa.” (Luca 11:28).
Đúng vậy, chức năng làm Mẹ của Đức Trinh Nữ Maria đã đạt được đỉnh cao hay chiều sâu trong sự “chấp nhận” (fiat) Thiên Chúa ngay trong chính tâm hồn của Mẹ, khi Mẹ quyết định dâng hiến trọn cả cuộc đời của Mẹ cho Ý Chỉ của Thiên Chúa. Rồi sau đó, Chúa Kitô đã khiến Mẹ trở nên một Người Mẹ Thiêng Liêng cho tất cả mọi linh hồn khi Ngài dâng hiến Mẹ cho Thánh Gioan nơi Cây Thập Giá trên đồi Calvary.
Đức Trinh Nữ Maria – Mẹ của Thiên Chúa và cũng là Mẹ của tất cả chúng ta – đã sống và chu toàn đầy đủ chức năng làm Mẹ thiêng liêng như là trái tim của Giáo Hội trong chính tu viện riêng của Mẹ ở Ephesus.
Nguyện xin Đức Maria luôn là nguồn hứng khởi cho các vị Nữ Tu đã bước vào đời sống Thánh Hiến và Tu Trì để giúp các vị Nữ Tu đó chu toàn mọi khả năng của họ trong cả đời sống là một người phụ nữ lẫn là người Mẹ thiêng liêng cho tất cả mọi linh hồn lưu lạc trên cõi trần gian này!
Để kết thúc dòng nghĩ suy nhân Ngày Hiền Mẫu – khi viết vội vài tâm tình gửi kính lại các Vị Nữ Tu thân yêu – xin mời tất cả các Vị Nữ Tu và mọi người chúng ta – hãy cùng nghiệm lại câu nói của Thánh Nữ Têrêsa Benedicta như sau:
“Woman naturally seeks to embrace that which is living, personal and whole. To cherish, guard and protect, nourish and advance growth is her natural, maternal yearning… that is why total surrender which is the principle of the religious life is simultaneously the only adequate fulfillment possible for woman’s yeaning.”
Have a Happy and Blessed Spiritual Motherhood Day!