Nhận biết Ơn Thiên Triệu

63

(Theo Thánh Thomas Aquinô, Thánh Inhaxiô, và Thánh Gioan Phaolô II)

JOSEPH BOLIN

Đối với người Công giáo, có 2 cách chọn đường đi trong cuộc sống. Người ta có thể bắt đầu bằng suy nghĩ về mục đích sống, và suy nghĩ về điều gì sẽ hữu ích nhất trong việc đạt mục đích đó, hoặc người ta có thể tự vấn về điều Thiên Chúa muốn mình làm trong cuộc sống. Các phương pháp này khác nhau và bổ túc lẫn nhau, nhưng chỉ khi nào sách về ơn gọi áp dụng 2 phương pháp khác nhau cơ bản này. Cuốn sách này nhằm kiểm tra 2 phương pháp cơ bản này đối với vấn đề ơn gọi, những thuận lợi và những nguy hiểm tiềm ẩn của mỗi phương pháp, và đề nghị cách nhìn đơn giản về những ơn gọi tìm cách duy trì những lợi ích của mỗi phương pháp.

Không như đa số những sách khác về ơn gọi, sách này không là một luận thuyết thần học hướng dẫn những người trí thức, cũng không là sách hướng dẫn ơn gọi, mà gồm những lời khuyên chi tiết về cách chọn ơn gọi. Hơn nữa, sách này tìm cách đưa ra viễn cảnh sâu xa mà đơn giản và khả dĩ tiếp cận về ơn gọi, cho cả những người tìm kiếm ơn gọi và các vị linh hướng về ơn gọi để có nền tảng vững chắc, có thể hình thành phán đoán tốt về những tình huống đặc biệt mà họ đang xử lý.
Bất kỳ phương pháp nào chúng ta áp dụng cho ơn gọi thì sự tập trung chú ý vẫn phải là tình yêu. Mỗi ơn gọi phải được tập trung xoay quanh tình yêu, vì chính nhờ tình yêu mà chúng ta được kết hiệp với Thiên Chúa, Đấng là Tình yêu, và mọi người tìm thấy sự viên mãn nơi Ngài. Do đó, đời sống chúng ta sẽ hoàn thiện hơn, tới mức mà tình yêu của chúng ta vĩ đại hơn. Yêu cầu cơ bản để sống trong tình yêu là chúng ta tuân giữ các giới răn. Thánh Gioan nói: “Yêu mến Thiên Chúa là tuân giữ các điều răn của Ngài” (1 Ga 5:3). Thêm vào các giới răn, chúng ta được trao những lời khuyên hữu ích để phát triển trong tình yêu. Nhưng chính tình yêu phải luôn luôn duy trì tiêu chuẩn mà cách chọn lựa của chúng ta được đo lường. Yếu tố quyết định trong ơn gọi là sự hiến dâng để theo đuổi sự phát triển không ngừng trong tình yêu. Cường độ của tính kiên định của sự quyết tâm theo đuổi sự thánh thiện bằng cách dùng phương tiện chúng ta sử dụng, đó là điều rất quan trọng hơn cả phương tiện chúng ta chọn. Chẳng hạn, nên tìm kiếm sự thánh thiện trong hôn nhân toàn tâm toàn ý hơn là tìm kiếm sự thánh thiện trong đời sống tu trì toàn tâm toàn ý. Nhưng khi hiến dâng, chúng ta sẽ phát triển trong tình yêu chắc chắn hơn và mau chóng hơn nếu chúng ta sống theo cách thích hợp với việc phát triển trong tình yêu, chẳng hạn bằng cách sống theo lời khuyên Phúc âm (evangelical counsels).
Khi chọn con đường riêng để sống sẽ dẫn đến tình yêu, phương pháp của Thánh Thomas là suy nghĩ về sự tốt lành khách thể và tính khả dĩ của cách sống. Chẳng hạn, ngài nói rằng không cần phải suy nghĩ lâu dài trước khi quyết định đi tù, vì “như thế chắc chắn tốt hơn” và “vì những người đi tu không dựa vào sức mạnh riêng mình”1 nhưng tin cậy Thiên Chúa ban sức mạnh cần thiết để mình sống ơn gọi đó. Nhưng người ta phải tìm kiếm ý muốn đi tu từ Thiên Chúa, Thánh Thomas nói rằng nếu ước muốn đó chân thật, vì ý hướng tốt, đó là từ Thiên Chúa. Không thành vấn đề nếu Thiên Chúa có là nguồn trực tiếp của động thái đó hoặc tìm cách lôi kéo ai đó đi tu hay không. Thậm chí nếu chính ma quỷ là nguồn trực tiếp của ý muốn này thì chính ý muốn đó vẫn tốt, và cuối cùng vẫn từ Thiên Chúa.
Thánh Teresa Avila đã sống và hành động theo các quy luật này của Thánh Thomas. Bà thấy điều gì tốt thì nhất quyết làm. “Mặc dù tôi không tiếp tiếp tục có ý muốn làm nữ tu, tôi vẫn thấy đó là cách tốt nhất và an toàn nhất, và cứ dần dần, tôi quyết định bắt mình ấp ủ điều đó” (1). Bà tiếp tục nói về cách mà Thiên Chúa thưởng cho “sự mãnh liệt” như vậy (x. Mt 11:12) với chính điều đó (2). “Khi tôi đã quen, Thiên Chúa liền cho tôi hiểu và cách Ngài ủng hộ những người ép buộc chính mình trong việc phụng sự Ngài” (3).
Tương phản với Thánh Thomas, Thánh Inhaxiô Loyola mới đầu coi đó là “tìm kiếm Ý Chúa”. Thánh Inhaxiô đưa ra “3 cách” để người ta có thể chọn cách sống hợp với Ý Chúa: (a) Khi người ta có kinh nghiệm trực tiếp về điều chắc chắn là Ý Chúa, và điều đó hướng dẫn người ta về cách sống; (b) Khi mà nhờ nhiều kinh nghiệm và sự tìm kiếm sự tác động của Chúa Thánh Thần, người ta hiểu rằng Chúa Thánh Thần đang mời gọi hoặc lôi kéo người ta vào cách sống nào đó, hoặc ý muốn đó phát xuất từ Chúa Thánh Thần; (c) Khi bắt đầu bằng một thái độ tách biệt đối với các tạo vật, và nếu có thể, bằng sự yêu thích những gì phù hợp hơn với Ý Chúa, người ta cẩn trọng chọn cách sống đó là cách pụng sự Chúa và cứu rỗi các linh hồn.
Mỗi phương pháp này đều có thuận lợi riêng và nguy cơ riêng. Phương pháp của Thánh Thomas có thuận lợi về khách quan hơn, do đó ít có khả năng lừa dối, nhưng cũng có nguy cơ là quá trừu tượng, và do đó quá xa rời thực tế và sống kết hiệp với Thiên Chúa. Phương pháp của Thánh Inhaxiô có thuận lợi là riêng tư hơn, nhưng cũng có nguy cơ là ơn gọi sẽ được coi là gánh nặng bắt buộc (obligatory burden) bị Thiên Chúa áp đặt, không là lời mời gọi tự do sống tình yêu lớn lao hơn. Thánh Anphong Ligouri và Von Balthasar có vẻ có sự sai lầm này, vì quá nhấn mạnh vào đặc tính riêng của ơn gọi.
Nhưng dù 2 phương pháp này có những điểm khác biệt cơ bản, cuối cùng chúng vẫn tương thích. Một mặt nó khách quan tốt hơn để theo Ý Chúa hơn theo ý mình. Một mặt cho thấy khi chúng ta tìm kiếm Ý Chúa, chúng ta sẽ nhận thấy có những cái để xác định Ý Chúa không chỉ đặc biệt mà còn tổng quát và khách quan. Như vậy Thánh Anphong, theo phương pháp tổng quát của Thánh Inhaxiô, không cói các dấu hiệu của Ý Chúa là điều phải có để người ta nuôi dưỡng ý hướng tu trì; người ta chỉ cần 2 dấu hiệu như Thánh Thomas yêu cầu: Ý hướng vừa tốt lành vừa kiên định, và không trở ngại.
Nếu chúng ta áp dụng trường hợp người ta không trở ngại, và định hướng tích cực – phải thích hợp cách sống – rồi chúng ta có những điều kiện chính mà Giáo hội đòi hỏi về ơn gọi. Về yếu tố đầu tiên, ý muốn kiên định và muốn có cách sống đặc biệt (giả sử cách chọn đó hợp pháp và tốt lành), là cần thiết cho ơn gọi, mà Thánh Phanxicô Salê nói rằng ước muốn kiên định như thế chính là ơn gọi. Tuy nhiên, đối với sự kiên định của ơn gọi, chúng ta vẫn cần điều kiện thứ ba, nghĩa là sự chấp thuận của Giáo hội. Thiên Chúa không kêu gọi chúng ta tới sự thánh thiện đơn giản là những cá nhân, mà là các thành viên của Giáo hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô. Vì thế, nhiệm vụ của Giáo hội là trắc nghiệm và phê chuẩn ơn gọi, nhất là ơn gọi tu trì và linh mục.
Các phương pháp của Thánh Thomas và của thánh Inhaxiô không chỉ tương thích về lý thuyết, mà còn liên kết tới một mức nào đó theo phác thảo về ơn gọi của Thánh Gioan Phaolô II. Theo mô tả của ngài, ơn gọi luôn bắt đầu với Chúa Kitô, Đấng đến với mỗi cá nhân trong tình yêu, hướng dẫn người đó tìm ra cách sống thích hợp với tình yêu đó. Khi cầu nguyện đối thoại với Chúa Kitô, ngài đã kiểm tra những trường hợp riêng của ngài để tìm ra con đường sống mà ngài có thể biến nó thành tặng phẩm của mình trong tình yêu.
Phương pháp kết hợp này có thể là cách tốt nhất để suy nghĩ về ơn gọi. Mục đích cuối cùng của sự suy nghĩ cân nhắc nên đáp lại tình yêu vĩnh hằng của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Vì thế, ưu tiên việc “tìm kiếm” ơn gọi, hoặc “quyết định” cách sống, chúng ta phải cố gắng ưu tiên thanh luyện tâm hồn mình, để yêu thật và tìm kiếm Chúa trên hết mọi sự, và đưa tình yêu vào việc chọn cách sống. Chỉ khi đó chúng ta mới sử dụng tặng phẩm Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta – khối óc và con tim – để quyết định về cách sống.
Khi tìm kiếm ơn gọi, yếu tố này hay yếu tố khác – khối óc hoặc con tim – có thể giữ vai trò chủ đạo. Mới đầu chúng ta có thể quyết định bằng ý chí: sau khi suy nghĩ và cân nhắc các yếu tố thích hợp, chúng ta có thể biết cái gì là phương tiện tốt nhất để thực hiện tình yêu và phát triển trong tình yêu, và hãy chọn phương tiện đó. Hoặc mới đầu chúng ta có thể quyết định bằng con tim: trong vài cách có thể cái nào cũng tốt để thực hiện tình yêu và phát triển nó trong tình yêu, chúng ta có thể chọn cách mà chúng ta có khuynh hướng nhiều – không theo xu hướng thoáng qua, nhưng là khuynh hướng bền vững, nghĩa là theo tình yêu đích thực.
Khi suy nghĩ và chọn cách sống, chúng ta nên luôn nghĩ rằng con đường chúng ta chọn không là ý muốn riêng mình, mà là thiết kế của Thiên Chúa. Mỗi người trong chúng ta ở một vị trí riêng trong thế giới, cho nên chúng ta có thể chọn con đường riêng để đến với Chúa. Và như vậy, sau khi đã chọn con đường để sống, chúng ta nên tạ ơn Chúa về tình yêu của Ngài, cơ hội và lời mời gọi yêu thương mà Ngài dành cho chúng ta.
Ý muốn kiên định nên theo cách chọn lựa của chúng ta. Ý muốn kiên định này sẽ làm cho chúng ta có thể tận hiến để thực hiện việc yêu mến Chúa và tha nhân theo cách chúng ta đã chọn, và kiên trì trong mọi khó khăn. Ý muốn kiên định này là muốn phụng sự Thiên Chúa theo cách sống mà thường tạo ra sự bình an tâm hồn. Sự bình an tâm hồn liên quan cách chọn riêng là dấu hiệu kiên định của ơn gọi, và có thể được gọi là dấu hiệu của ơn gọi.
Phương pháp trực tiếp này là cách tiếp cận ơn gọi. Giữa cách của Thánh Thomas và của Thánh Inhaxiô, thực sự có nhiều cách khác mà chúng ta có thể dùng để chọn cách sống. Vấn đề là thanh tẩy tâm hồn chúng ta, chân thành sống vì tình yêu lớn lao hơn, luôn tuân phục các giáo huấn của Giáo hội và tuân theo sự cẩn trọng Kitô giáo, đồng thời cởi mở theo sự tác động của Chúa Thánh Thần, dù Ngài đưa dẫn chúng ta đi đâu. Việc tìm kiếm và theo đuổi ơn gọi không nên là máy móc hoặc xử lý lo âu, mà là sống và vui mừng với Thiên Chúa, vì “Thiên Chúa còn cao cả hơn lòng chúng ta, và Người biết hết mọi sự” (1 Ga 3:20).

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ PathsOfLove.com)

(1) St. Thomas Aquinas, Summa Theologiae II-II 189:10
(2) St. Teresa of Avila, Autobiography, Ch. 3
(3) Ibid., Ch. 4