VĂN HÓA VÀ ĐỨC TIN TÔN GIÁO Nguyên nhân ly giáo

Nguyên nhân ly giáo

Nguyên nhân ly giáo

Chúng ta thường nghĩ ly giáo (schism) là do dị giáo (heresy), nhưng có trường hợp dị giáo chỉ viện cớ (propped up as an excuse) để ly giáo, khi động lực thạt nằm ở chỗ khác.

Trong tiểu luận “Phân cực Văn hóa và Ly giáo” (Cultural Polarity and Religious Schism”, sử gia nổi tiếng Christopher Dawson đã viết: “Phía sau mỗi dị giáo đều có vấn đề xung đột xã hội nào đó, và chỉ có cách giải quyết xung đột đó mới khả dĩ duy trì hiệp nhất”.

Ông dẫn chứng vụ ly giáo ở Armenia schism vào thời Công đồng Đại kết Chalcedon (Ecumenical Council of Chalcedon).

Nhưng ngay từ đầu đã rõ là cơn giận dữ đầy ắp Alexandria với sự náo động và cuộc đổ máu, rồi khiến các giám mục đấu tranh như thú hoang (wild animals) mà không cảm hứng bởi ước muốn thuần túy về chân lý thần học hoặc bởi các động lực tôn giáo thuần túy nào đó.

Dawson tiếp tục phân tích các nguyên nhân xã hội sau các vụ lý giáo, kể cả Tin Lành (Protestantism) ở Âu châu thời Cải Cách (Reformation), nhưng ông muốn tập trung đặc biệt hơn vào Chính Thống giáo (Orthodox).

Có vẻ rõ ràng là Chính Thống giáo ly khai khỏi Giáo hội Công giáo do các động lực khác chứ không liên quan thần học. Thật vậy, đọc lịch sử về vụ ly giáo này, sự rạn nứt (rift) giữa Tây phương Latin và Hy Lạp Đông phương, kết hợp với việc ngạo mạn thái quá (overweening pride) của các vị lãnh đạo của cả đôi bên, rõ ràng là các điểm dị biệt nư vậy về văn hóa, chính trị và địa lý đều “góp phần” vào việc ly giáo hơn là các điểm dị biệt tương đối nhỏ về thần học.

Cho nên khi các vấn đề thần học cần được tác dụng mạnh mẽ – đó là những gì mà nhiệm vụ chung giữa Công giáo và Chính Thống giáo đang làm hiện nay – cách thực tế chữa lành ly giáo sẽ chỉ xảy ra bằng sự khiêm nhường sâu xa của cả hai phía… và sẵn sàng mở rộng lợi ích khác của sự nghi ngờ.

Theo quan điểm của tôi, chính Giáo hội Công giáo và các vị lãnh đạo phải “quỳ gối xin lỗi trước” (must bend the knee in apology first). Người lớn hơn phải là người nhỏ hơn (the bigger man must lower himself). Tôi chứng minh rằng CP Giáo hoàng Gioan-Phaolô II và ĐGH Bênêđictô XVI đã làm điều này nhiều lần:

1. Chân phước Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã trả lại lòng kính trọng đối với Giáo hội Chính Thống Nga.

2. Sau khi trở thành người kế vị Thánh Phêrô, ĐGH Bênêđictô XVI lập tức bỏ danh hiệu “các Giáo phụ Tây phương” (Patriarch of the West).

Thật thú vị, cả hai động thái này đều gặp nhau bằng sự chế nhạo (derision) ở vài khu Chính Thống (Orthodox quarters), và đưa ra cách ngôn (aphorism): “Let no good deed go unpunished” (Đừng để hành vi tốt bị trừng phạt). Nhưng điều đó không thành vấn đề. Vấn đề quan yếu là Giáo hội Công giáo tiếp tục thể hiện đức khiêm nhường, điều mà nhờ Ơn Chúa sẽ xoa dịu những trái tim Chính Thống và để Chúa Kitô chữa lành “bệnh trầm kha” ly giáo.

Dawson kết thúc bài tiểu luận với lời đầy hy vọng:

“Tôi tin rằng thời ly giáo đang qua đi và thời đại đang đến khi quy luật Thiên Chúa về đời sống Giáo hội sẽ đòi hỏi sức thu hút (attractive power), lôi kéo các nhân tố sống động của đời sống Kitô giáo và nghĩ về sự hiệp nhất có hệ thống (organic unity)”.

Vì Chúa Kitô là Đầu của Giáo hội và Chúa Thánh Thần là sức sống của Giáo hội, ở đâu có đức tin vào Đức Kitô và Chúa Thánh Thần thì sẽ có tinh thần hiệp nhất và cách thức đoàn tụ (quy về một mối).

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ Devinrose.HeroicVirtueCreations.com)

Exit mobile version