Người Việt gánh nợ nhiều, uống bia khỏe
Dự kiến trong đợt tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 này, theo tổng hợp số liệu từ các nhà sản xuất, thị trường Việt Nam sẽ tiêu thụ hơn 500 triệu lít bia các loại.Tết uống 500 triệu lít bia
Ngoài thị trường bia nội, còn có cả trăm loại thuộc 40 nhãn bia nhập từ Bỉ, Đức, Pháp… theo dự đoán của giới kinh doanh từ giờ tới Tết sức tiêu thục có tăng mạnh vào giờ chót cũng khó xảy ra hiện tượng thiếu bia.
Theo khảo sát, bia ngoại năm nay xuất hiện nhiều hơn hẳn các năm trước, đa dạng về mẫu mã chủng loại như thùng 5 lít, lon 500 – 1.000ml, thùng bia bom, bia chai sứ, thùng bốn chai bốn màu… Giá bia nhập từ 450.000 đồng – trên 2 triệu đồng/thùng.
Tính trong mười năm qua, tốc độ tiêu thụ bia của người Việt Nam đã tăng hơn 200%, cụ thể năm 2003, sản lượng bia trong nước đạt 1,29 tỉ lít, chỉ 5 năm sau (2008) đã vượt mốc 2 tỷ lít, và hiện nay đã lên mức gần 3 tỉ lít.
Việt Nam nằm trong nhóm 25 quốc gia uống bia nhiều nhất thế giới với sản lượng tiêu thụ tăng 15% mỗi năm.
Số liệu thống kê sơ bộ của các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường sản xuất bia Việt Nam cho thấy, trong năm 2012 thị trường Việt Nam tiêu thụ gần 3 tỷ lít bia, tức bình quân 28 – 30 lít/người/năm, và Việt Nam vẫn giữ vị trí nước thứ ba có sản lượng tiêu thụ bia cao nhất châu Á, sau Nhật và Trung Quốc.
Theo bộ Kế hoạch và đầu tư, cả nước có khoảng 350 cơ sở sản xuất bia có trụ sở ở hầu khắp các tỉnh/thành và tiếp tục tăng về số lượng. Trong số này, có hơn 20 nhà máy đạt công suất trên 20 triệu lít/năm, 15 nhà máy có công suất lớn hơn 15 triệu lít/năm, và có tới 268 cơ sở có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm.
Mỗi người dân đang gánh số nợ công 787,9USD
Ngày 17/1/2013, đồng hồ nợ công toàn cầu báo số nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 70,576 tỷ USD; chỉ số trung bình mỗi người dân Việt Nam đang gánh số nợ công 787,9 USD.
Nợ công chiếm 49,5% GDP, tăng 13% so với năm 2011. Nợ công toàn cầu đang ở mức trên 49.767 tỷ USD.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong dự báo tính đến 31/12/2012, nợ công sẽ là 58,4% GDP (trong khi cuối năm 2011 là 54,6% GDP). Và dự báo năm 2015 mức nợ sẽ lên tới 65% GDP, trong đó nợ nước ngoài và Chính phủ dưới 50%. Dịch vụ nợ nước ngoài năm 2011 là 12,5% và 2012 là 13,5% tổng thu ngân sách Nhà nước.
Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường tiềm năng của nhiều nhãn hàng hiệu nổi tiếng thế giới.
Ngoài những thương hiệu đồng hồ nổi tiếng của Thụy Sĩ, nhãn hiệu túi xách Hermes, các thương hiệu cao cấp hàng đầu ở Việt Nam được coi là xa xỉ với mức giá thấp nhất từ 480 UDSD trở lên.
“Có đến 52% đàn ông mua sắm hàng tiêu dùng xa xỉ; trong số đó Hà Nội chiếm tới 36% và TP.HCM chỉ chiếm 10%”.
Rolls-Royce đặt mục tiêu tăng số lượng đại lý từ 105 lên 120 trong vòng 5 năm tới, nhằm tiếp cận giới triệu phú ở các thị trường như Chilê, Thái Lan và Việt Nam.
Cũng giống Rolls-Royce, Hermes đã mở cửa hàng thứ hai tại Việt Nam nhằm cung cấp mặt hàng của thương hiệu này.
Nguồn : vplsnguoingheo.com