Ngày Quốc tế Thiếu nhi
Ngày Quốc tế Thiếu nhi (ICD – The International Children’s Day) được cử hành tại nhiều quốc gia trên thế giới, thường là ngày 1-6 hằng năm.
Ngày Trẻ Em (Children’s Day) là một sự kiện được tổ chức vào những ngày khác nhau ở các nước, chủ yếu là để tôn trọng trẻ em. Ngày Trẻ Em tổ chức theo khối cộng sản cũ (former Communist bloc), và Ngày Trẻ em Hoàn vũ (Universal Children’s Day) được tổ chức vào ngày 20-11, theo đề nghị của Liên Hiệp Quốc (LHQ).
Ý tưởng về Ngày Trẻ em Hoàn vũ được ông V.K. Krishna Menon nêu lên và được tổ chức theo LHQ năm 1954. Đến năm 1959 được tổ chức toàn cầu vào tháng 10.
Nhưng sau năm 1959, ngày 20-11 được chọn là Ngày Thiếu Nhi, vì ngày này đánh dấu một ngày trong năm 1959, khi Bản tuyên ngôn Quyền Trẻ em (Declaration of the Rights of the Child) được làm theo LHQ. Năm 1989, Hiệp ước Quyền Trẻ em (Convention on the Rights of the Child) được ký vào cùng ngày đó. Mục đích chính của ngày này là thúc đẩy phúc lợi của trẻ em và trao đổi chung giữa các trẻ em trên khắp thế giới.
Sau cái chết của Jawaharlal Nehru năm 1963, sinh nhật của ông được tổ chức là Ngày Thiếu Nhi ở Ấn Độ. Đây là ngày tưởng niệm nhà lãnh đạo vĩ đại Jawaharlal Nehru, thiên tài uyên bác và làm Ấn Độ thành một sức mạnh thế giới.
Ngày Quốc tế Thiếu nhi được coi là xó nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ từ 23-4-1920, sau đó ở Geneva và Thụy Sĩ từ năm 1925. Ngày này là sự trùng hợp với 2 sự kiện quan trọng xảy ra vào 1-6-1925. Sự kiện thứ nhất là Hội nghị Thế giới về Trẻ em (World Conference for the Well-being of Children) ở Geneva. Cùng thời điểm đó, sự kiện thứ hai là Tổng lãnh sự Trung quốc (TQ) ở San Francisco quy tụ nhiều trẻ mồ côi TQ để tổ chức Lễ hội Thuyền Rồng (Dragon Boat Festival). Cả 2 sự kiện này đều chung mục đích vì quyền lợi trẻ em. Từ đó, 1-6 bắt đầu được tổ chức là Ngày Quốc tế Thiếu nhi, nhưng bị hạn chế nhiều ở các nước cộng sản. Ngày Quốc tế Thiếu nhi được biết nhiều ở các nước Tây phương và Trung Á.
Đa số các nước Tây phương, Trung Đông, Phi châu và Nam bán cầu đều có Ngày Trẻ Em, tổ chức vào các thời điểm khác nhau trong năm. Ngày Trẻ Em ở Úc là ngày thứ Tư tuần bốn của tháng 10, ở Brazil là 12-10, còn là ngày Đức Mẹ Aparecida, ngày nghỉ toàn quốc tại Brazil. Ngày Trẻ Em ở Ấn Độ là 14-11, mừng sinh nhật nhà lãnh đạo Jawaharlal Nehru (thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ).
Tuy nhiên, tại Âu châu, Ngày Trẻ Em là ngày đặc biệt của LHQ, đặc biệt là UNICEF (United Nations International Children’s Emergency Fund). Năm 2011, hội nghị thượng đỉnh các nước G8 tổ chức tại Heiligendamm (Đức) từ 6-6 đến 8-6 quan tâm vấn đề nghèo khổ ở Phi châu và ngăn ngừa HIV ở trẻ em.
Ở Nhật, Ngày Quốc tế Thiếu nhi là ngày nghỉ toàn quốc, gọi là “Kodomo no Hi”, và được tổ chức vào ngày 5-5. Kodomo no Hi nghĩa là Ngày Trẻ Em, một ngày trong lễ hội Tuần lễ Vàng của Nhật (Japanese Golden Week festival), được tổ chức để tôn vinh trẻ em và mừng chúng hạnh phúc. Năm 1948, chính phủ Nhật tuyên bố Ngày Trẻ Em là ngày nghỉ toàn quốc. Ngày Thiếu Nhi có nguồn gốc là “Tango no Sekku”, được biết đến là Ngày Con Trai (Boys’ Day) để tôn vinh con trai, còn Ngày Con Gái (Girls’ Day) được tổ chức vào 3-3, gọi là Hinamatsuri. Năm 1948, chính phủ ra lệnh lấy ngày này làm ngày nghỉ toàn quốc để mừng hạnh phúc của trẻ em và bày tỏ lòng biết ơn các bậc cha mẹ. Sau được đổi tên là Kodomo no Hi.
Ngày Thiếu Nhi ở Nhật là lễ hội mừng cuộc sống của trẻ em. Người ta cho rằng ngày nghỉ này được xuất phát từ Trung quốc, người ta treo thảo dược để chữa bệnh cho trẻ em. Ở Nhật, ngày này thường được tổ chức bằng cách cho trẻ em những cánh diều.
Ngày 1-6-1942, Phát-xít Đức bao vây làng Liđixơ (Tiệp Khắc), bắt 173 đàn ông, 196 phụ nữ và trẻ em. Chúng tàn sát dã man 66 người và đưa 104 thiếu nhi vào trại tập trung, có 88 em chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị bắt làm tay sai. Làng Liđixơ không còn một bóng người. Tháng 12-1049, Hội Liên hiệp Phụ nữ Á Phi họp tại Bắc Kinh (TQ) đã đề nghị và được Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Thế giới đồng ý chọn 1-6 hằng năm làm Ngày Quốc tế Thiếu nhi nhằm nhắc nhở tội ác của Phát-xít Đức và việc chăm sóc trẻ em.