Một Thiên Chúa không thể mô tả

71

Ronald Rolheiser, 2013-01-13

Thiên Chúa là vô hạn, và như thế, có thể xác định là không thể hình tượng và khái niệm hóa được Ngài. Và cũng như thế đối với sự hiện hữu của Thiên Chúa. Không thể hình dung được sự hiện hữu của Ngài. Tuy nhiên, việc chúng ta không thể hình tượng Thiên Chúa rất khác với việc nói rằng chúng ta không thể biết Thiên Chúa. Vẫn có thể biết Chúa, dù thậm chí không thể hình tượng được Ngài. Vậy bằng cách

Nicholas Lash, trong một  bài tiểu luận sáng suốt đầy sâu sắc về vấn đề Thiên Chúa và vô tín ngưỡng, đã đề xuất rằng Thiên Chúa mà người vô thần bác bỏ thường là một biểu tượng sai lầm xuất phát từ chính trí tưởng tượng của họ: “Điều chúng ta cần làm không gì hơn là lưu ý, hầu hết những người đương thời với chúng ta vẫn thấy rõ ràng chủ nghĩa vô thần không chỉ có khả năng xuất hiện nhưng còn lan rộng và nó có nhiều điểm để bình luận cả về mặt trí thức lẫn đạo đức. Điều này có vẻ hợp lý nếu, tự cho là vô thần, thì họ sẽ không quan tâm, có tồn tại ‘một dạng không có thân xác’, ‘bất tử, tự do, có khả năng làm được mọi thứ, biết mọi điều’ và là ‘đối tượng đúng đắn đáng để cho con người thờ phượng và vâng lời, đấng tạo dựng và duy trì vũ trụ này.’ Tuy nhiên, nếu chúng ta dùng từ ‘Thiên Chúa’ để ngụ ý về mầu nhiệm, được hiện thân trong Đức Kitô, truyền cho mọi thứ từ hư vô thành an bình, thì tất cả mọi thứ phải gắn kết với Thiên Chúa trong mọi bước đi, mọi phần hiện hữu của mình, cho dù chúng có lưu ý và tin tưởng như thế hay không. Chủ nghĩa vô thần, nếu nó chủ trương chẳng có gì dính dáng đến Thiên Chúa, thì như thế, nó tự mâu thuẫn và nếu nó tiến triển hợp lẽ, thì rồi nó sẽ tự hủy hoại chính nó mà thôi.”

Tôi tin là cái nhìn sâu sắc của Lash rất quan trọng, đây không chỉ là quan điểm đầu tiên và tốt nhất để chúng ta đối thoại với người vô thần, mà còn cho chúng ta hiểu về chính đức tin của mình. Định nghĩa đầu tiên của giáo lý Kitô về Thiên Chúa, Ngài là Đấng không thể tả được, có nghĩa không thể có một ý niệm về Thiên Chúa và rằng tất cả mọi ngôn ngữ của chúng ta đều không đủ khả năng tả cho đúng về Ngài.  Đây không phải là một giáo lý trừu tượng khó hiểu. Có lẽ hơn bất kỳ điều gì khác, việc không thể hiểu được điều này chính là nguyên do tại sao chúng ta xung đột với đức tin và chống lại để tránh né những đòi hỏi của đức tin. Vậy, vấn đề ở đây là gì?

Một cách tự nhiên, tất cả chúng ta cố gắng để tạo ra một hình ảnh nào đó về Thiên Chúa và cố gắng hình tượng sự hiện hữu của Ngài. Vấn đề là, khi cố làm như thế, chúng ta giới hạn mình trong hai mục đích đó mà thôi, và cả hai đều không tốt.

Một mặt, chúng ta thường đi đến kết luận với hình tượng Thiên Chúa như một siêu nhân, một con người như chúng ta, ngoại trừ sự siêu việt vô cùng về mọi mặt. Chúng ta hình tượng Thiên Chúa như một siêu anh hùng, thần thánh, toàn tri và toàn năng, nhưng cuối cùng vẫn giống chúng ta, nghĩa là một ai đó mà chúng ta có thể hình tượng và phác họa, có thể định nghĩa, gán cho một gương mặt và có thể đo đếm được. Dù nó tự nhiên và không thể tránh khỏi, nhưng lại làm cho chúng ta, dù thật tâm đến đâu, vẫn luôn luôn có một thần tượng, một quan điểm sai lầm, một Thiên Chúa được tạo nên từ chính trí tưởng tượng chúng ta và giống chúng ta, mà vì thế, đó là Thiên Chúa dễ dàng bị những người vô thần bác bỏ cách thích đáng.

Mặt khác, đôi khi chúng ta cố để dựng nên một hình ảnh Thiên Chúa và hình tượng cho giống sự hiện hữu của Ngài, như thế lại tạo ra một vấn đề khác: Chúng ta trở nên khô khan và trống rỗng, cũng như bất lực chẳng thể hình dung Thiên Chúa hay hình tượng sự hiện hữu của Ngài. Rồi cuối cùng chúng ta hoặc trở nên một kiểu vô thần hoặc e sợ không dám xem xét đức tin của mình, bởi một cách vô thức, chúng ta đã tiếp thu niềm tin của chủ nghĩa vô thần rằng đức tin là ngây thơ, không thể đứng vững trước những chất vấn nghiêm khắc.

Khi điều này xảy đến với chúng ta, khi chúng ta cố gắng để hình tượng sự hiện hữu của Thiên Chúa rồi kết quả là con số không, thì thất bại đó không phải là thất bại về đức tin mà là thất bại về trí hình tượng của chúng ta. Thực sự chúng ta không dấn sâu trong chủ nghĩa vô thần, nhưng đúng hơn, chúng ta ở trong sự không thể diễn tả nổi của Thiên Chúa, một ‘đám mây vô thức’, một ‘đêm tối của tâm hồn’. Chúng ta không phải là những người vô thần. Chúng ta chỉ cảm nhận đúng những gì của chúng ta. Vấn đề không phải là Thiên Chúa không hiện hữu hay đã biến mất. Mà đúng hơn là chính sự không thể tả được cả Thiên Chúa đã đặt Ngài nằm ngoài tầm với của năng lực tưởng tượng của chúng ta. Tâm trí của chúng ta bị khuất phục. Thiên Chúa vẫn thực, vẫn ở đó, nhưng những hình tượng hạn chế của chúng ta thực sự trở thành con số không khi cố để họa lại một sự vô hạn, điều này cũng tương tự như khi chúng ta cố gắng hình dung ra con số cao nhất có thể đếm được, cuối cùng chỉ là bất lực. Sự vô hạn không thể bị hạn chế bởi hình tượng. Nó không có nền mà cũng không có trần, không khởi đầu và không kết thúc. Trí tưởng của con người không thể xử lý sự vô hạn được.

Thiên Chúa là vô hạn, và như thế, có thể xác định là không thể hình tượng và khái niệm hóa được Ngài. Và cũng như thế đối với sự hiện hữu của Thiên Chúa. Không thể hình dung được sự hiện hữu của Ngài. Tuy nhiên, việc chúng ta không thể hình tượng Thiên Chúa rất khác với việc nói rằng chúng ta không thể biết Thiên Chúa. Vẫn có thể biết Chúa, dù thậm chí không thể hình tượng được Ngài. Vậy bằng cách

Tất cả chúng ta đều biết có rất nhiều điều chúng ta không thể hình tượng, khái niệm hay trình bày rõ ràng. Bên trong chúng ta có vài điều mà các nhà thần nghiệm gọi là ‘tri thức mờ tối,’ cụ thể là một ý thức bên trong mang tính trực giác còn phôi thai mà chúng ta biết và hiểu ở một mức độ nằm ngoài những gì chúng ta có thể hình dung và diễn tả. Và đây không phải là một kiểu tài năng kỳ lạ huyền bí mà các thầy đồng bóng thường tự nhận vơ cho mình. Ngược lại, đây chính là tảng đá nền của chúng ta, một nền tảng chắc chắn mà chúng ta chạm đến trong những lúc chân thành nhất và sâu sắc nhất của mình, một nơi bên trong chúng ta mà chúng ta, lúc tốt đẹp nhất, đặt nền tảng đời sống của mình lên đó.

Thiên Chúa là sự không thể diễn tả được, không thể hình dung được, và vượt ngoài khái niệm hay ngôn ngữ. Đức tin của chúng ta cho chúng ta rút ngắn lại điều này trong một lúc và từ đó hình tượng Thiên Chúa như một siêu anh hùng được thần tượng hóa. Nhưng đến cuối cùng, cái giếng này cũng cạn khô và rồi tâm trí hạn chế của chúng ta nhận biết sự vô hạn chỉ trong bóng tối, không một hình tượng nào, và rồi tâm hồn hạn chế của chúng ta cảm nhận được tình yêu vô hạn chỉ trong sự thật mờ tối mà thôi.

J.B. Thái Hòa dịch