Luyện ngục không có bất kỳ đặc điểm “vật lý” nào, nhưng Giáo hội giải thích những gì chúng ta sẽ trải nghiệm ở đó.
Liên quan đến đối với bất kỳ câu hỏi nào về thế giới bên kia, vấn đề là chỉ có những ai đã trải qua mới có thể giải thích được các thuộc tính của nó. Hầu hết chúng ta chưa một ai có kinh nghiệm cận tử nào để có thể thoáng nhìn những gì đang đợi chờ chúng ta, vì vậy chúng ta chỉ dựa vào những gì Chúa đã nói với chúng ta qua Thánh kinh và giáo huấn chính thức của Giáo hội.
Hay đúng hơn, luyện ngục là một trải nghiệm thiêng liêng, là khúc dạo đầu trước Thiên đàng. Về cơ bản, sau khi chúng ta lìa đời và trước khi thân xác của chúng sống lại, nhiều người trong chúng ta sẽ cảm nghiệm được luyện ngục.
Thật khó để hiểu làm sao chúng ta có thể trải nghiệm được điều gì đó nằm bên ngoài thân thể của mình, nhưng đó là một mầu nhiệm mà chúng ta sẽ chỉ hiểu được sau cái chết.
Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo giải thích về luyện ngục như sau:
“Tất cả những ai chết trong ơn nghĩa Chúa, nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn, mặc dù chắc chắn được cứu độ đời đời, họ còn phải thanh luyện sau khi chết để đạt được sự thánh thiện cần thiết để vào hưởng phúc thiên đàng” (GLCG 1030).
“Hội Thánh gọi việc thanh luyện cuối cùng của những người được chọn là luyện ngục” (GLCG 1031).
Trước hết, luyện ngục là nơi thanh tẩy. Các thánh có những diễn tả khác nhau về nó, một trong số đó được xem như phần nào của sự đau khổ. Đó là một kiểu đau đớn tạm thời, chỉ kéo dài một thời gian ngắn cho tới khi chúng ta có thể tiến về Thiên đàng. C.S Lewis, dù không phải là người công giáo, ông đã mô tả cách sâu sắc và khôi hài, về luyện ngục, giúp chúng ta hiểu tại sao chúng ta cần đến nó. Ông viết trong cuốn The Great Divorce :
“Linh hồn của chúng ta đòi luyện ngục, đúng không? Sẽ không làm cho con tim ta tan vỡ nếu Thiên Chúa nói với chúng ta : ‘Đúng là con trai của ta, hơi thở của con bốc mùi và quần áo của con chảy bùn và nhớt nhậy, nhưng chúng ta ở đây là những người nhân ái sẽ không ai trách móc con về những điều này, và cũng không ai quay lưng lại với con. Con nhập cuộc vui chứ?”. Chúng ta không trả lời, “với sự phục tùng, vâng thưa Ngài, và nếu không có ai phản đối, con muốn được tẩy rửa trước”. “Con biết đấy, có thể đau đớn đấy” – không sao, thưa Ngài.
Luyện ngục có thể được mô tả như một căn “phòng tắm rửa” trước khi đến dự Tiệc cưới Con Chiên.
Tuy nhiên, tất cả những loại suy hoặc minh họa sẽ không bao giờ sánh ví được với luyện ngục là gì và nó sẽ trông như thế nào dưới cặp mắt của linh hồn chúng ta.
Tin tốt lành cho chúng ta đó là một khi chúng ta đến luyện ngục, hướng duy nhất chúng ta có thể đi tiếp là đi lên!
Philip Kosloski /Aleteia