Lòng Chúa Thương Xót và Thánh Gioan-Phaolô II

94

 

LCTX - TuyenThanh Gioan 23 - GioanPhaolo 2Thuở sinh thời, Thánh GH Gioan-Phaolô II đã đặt Chúa nhật II sau lễ Phục sinh là Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót Thiên Chúa. Dĩ nhiên, Lòng Thương Xót là tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa theo quan điểm của tội nhân, là sự trung tín của Lòng Thương Xót Chúa. Đó là Tin Mừng vĩ đại.
Trước hết, có sự nhập thể mà chúng ta cử hành ngày lễ Giáng sinh. Dù Ngài là Thiên Chúa, Ngài đã từ khước chính mình, trở nên hoàn toàn giống chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Ngài vâng lời đến chết trên Thập giá như chúng ta thấy trong Tuần Thánh. Thánh Gioan nói: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu” (Ga 15:13). Thánh Phaolô nói tình yêu vĩ đại là tình yêu dám bỏ mạng sống mình không chỉ cho bạn hữu mà còn cho cả kẻ thù. Ngài nhắc nhớ chúng ta rằng chúng ta là vẫn những tội nhân khi Chúa Giêsu chết cho chúng ta. Có một tình yêu lớn hơn thế và đó là sau khi chết cho kẻ thù rồi ngài còn trao ban sự sống mình trong Bí tích Thánh Thể để rồi lại tiếp tục bị từ chối và lại bị đóng đinh.
Chúa Giêsu nói Ngài đến không chỉ để tìm kiếm người công chính mà để tìm kiếm tội nhân. Ngài ăn uống cùng người tội lỗi. Ngài tha tội và trao quyền cho các môn đệ. Ngài dạy dụ ngôn đồng tiền bị mất, người chăn chiên lành, và đứa con hoang đàng, các dụ ngôn này cho chúng ta biết rằng Lòng Thương Xót Chúa không chỉ là “sự tha thứ của quan tòa, mà còn là sự ôm ấp của người yêu”.
Các Kitô hữu ban đầu biết và cảm nghiệm sự trung tín của Tình Yêu Thiên Chúa, Tình Yêu vô điều kiện ấy là Lòng Thương Xót Chúa. Cuộc sống của họ đầy an bình, yêu thương và hy vọng. Họ vui mừng tìm thấy xứng đáng chịu đau khổ nhân danh Chúa Giêsu. Nhưng bản chất con người là những gì mà qua nhiều thế kỷ, các Kitô hữu lại bắt đầu lãng quên Tình Yêu ấy. Đó là một tà thuyết khủng khiếp, đó là tà thuyết Jansenism (*), hoành hành giáo hội. Sự bình an, lòng yêu thương và niềm vui mừng biến thành sợ hãi, lo âu và dè dặt.
Chúa Giêsu muốn nhắc nhớ chúng ta về Tình Yêu vô điều kiện của Ngài đã được mạc khải cho Margaret Maria những bí mật của Thánh Tâm. Một lần nữa, đời sống của các Kitô hữu tràn đầy yêu thương, hòa bình và vui mừng. Vào mỗi thứ sáu đầu tháng, các nhà thờ đầy người đến tôn sùng Thánh Tâm. Câu kinh “Lạy Thánh Tâm, con tín thác vào Ngài” ở trong tâm hồn và ở miệng của hàng triệu người.
Theo thời gian, con người lại bắt đầu quên lãng Tình Yêu Chúa, Lòng Thương Xót Chúa. Chúa Giêsu đã măc khải cho nữ tu Faustina các bí mật của Lòng Thương Xót, và mong muốn lễ Phục sinh được cử hành là Lễ Lòng Thương Xót Chúa. Nữ tu Faustina nói với Chúa Giêsu: “Con ngạc nhiên là Ngài yêu cầu con nói về Lễ Lòng Thương Xót, vì có lễ như vậy rồi, vậy sao con nên nói về lễ đó?”. Chúa Giêsu nói với chị: “Ai biết gì về lễ này? Không ai biết! Ngay cả những người nên tuyên xưng và dạy người ta biết Lòng Thương Xót Chúa cũng thường không biết”.
Chúng ta cần bao nhiêu mạc khải nữa mới tin? Chúng ta nên xem lại Phúc âm. Chúng ta chưa đọc kỹ! Sự trung tín của Tình Yêu Vô Điều Kiện của Thiên Chúa, Lòng Thương Xót Chúa rất rõ ràng, đã được diễn tả rõ ràng trong Phúc âm.
Thiên Chúa là Tình Yêu. Tình Yêu Thiên Chúa vô điều kiện, là Lòng Thương Xót Chúa, là một Tặng Phẩm. Tình yêu ấy luôn sẵn sàng. Người phạm tội không thể tha thứ cứ nghĩ rằng tội lỗi của mình quá nặng đối với Lòng Thương Xót Chúa. Như chúng ta thấy trong Tuần Thánh, đó là tội của Giuđa: không chỉ bán đứng Chúa Giêsu để lấy 30 đồng bạc mà còn khước từ Lòng Thương Xót Chúa. Giuđa nghĩ tội mình quá nặng không thể được tha thứ. Chính Giuđa có thể cũng đã được tha thứ như Phêrô đã được tha thứ.
Thánh Phêrô là người nói dối, Thánh Dismas là kẻ trộm cướp, Thánh Maria Mađalêna là gái làng chơi, Thánh Tôma rất cứng lòng tin. Nhưng nay họ đã lên trời, đã nên thánh, và đang mỉm cười nhìn xuống chúng ta. Mỗi người đều có hào quang trên vầng trán suy tư. Thế nên tội lỗi của các tội nhân không bị nguyền rủa vì bản chất của con người không là vấn đề nếu biết thành tâm sám hối.

KHA ĐÔNG ANH (Chuyển ngữ từ The Liturgical Year)

(*) Thuyết Tiền Định, khoảng năm 1650-1660, theo hệ thống tư tưởng Cornelis Jansen từ chối ý tự do và cho rằng bản chất con người hư hỏng, Chúa Giêsu chỉ chết cho những người được tuyển chọn chứ không chết cho hết mọi người (chú thích của người dịch).