GÓC SUY TƯ GIA ĐÌNH Làm thế nào để thể hiện sự mong đợi và nhận được...

Làm thế nào để thể hiện sự mong đợi và nhận được sự tôn trọng (2)

1. Tôn trọng con bạn. Hãy cho con bạn bày tỏ ý kiến ​​riêng, thị hiếu và các giá trị của chúng – nếu việc chúng làm đáng được trân trọng.

2. Mong đợi sự tôn trọng. Sự tôn trọng nên là một biểu hiện được kỳ vọng trong gia đình bạn bởi vì nếu không có nó, những thứ khác khó mà tốt được. Dùng các cụm từ như “sự tôn trọng”, “thiếu tôn trọng”, “lịch sự” và “thô lỗ” để phát triển một ngôn ngữ chung về sự tôn trọng.

3. Giải thích nguyên tắc của bạn về sự tôn trọng với con bạn. Nếu trước đây trẻ không được nhắc nhở khi biểu hiện sự thiếu tôn trọng, chúng sẽ không nhận ra được chúng đang hành xử vô lễ. Gặp gỡ con bạn tại một thời điểm yên tĩnh để giải thích nguyên tắc mới của bạn.

4. Chú ý đến cách âm giọng thể hiện sự tôn trọng hay không. Đôi khi cha mẹ không nhận ra sự thiếu tôn trọng của con em mình trong cách chúng nói vì họ có thể tập trung quá nhiều vào nội dung vấn đề (sự gián đoạn, các cáo buộc, việc gọi tên) và không lắng nghe âm giọng của đứa trẻ. Lên giọng trong câu nói không hẳn là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng, nhưng có thể là tấn công, xâm phạm, mỉa mai, và những lời bình…

5. Loại bỏ hành vi thiếu tôn trọng từ trong trứng nước. Đáp lại ngay lập tức bằng cách nhấn mạnh: “Con thật vô lễ!”

6. Dùng âm giọng khác để trả lời khi trẻ vô lễ để giao tiếp với con bạn, “Con sẽ gặp rắc rối nếu tiếp tục nói với mẹ bằng cái giọng đó. Hãy cư xư lễ độ lại nào.”

7. Tạm ngưng cuộc trò chuyện khi đứa trẻ thiếu hợp tác và vô lễ. Sau khi chỉ rõ những hành vi thiếu tôn trọng, nếu con bạn vẫn tiếp tục, hãy đưa ra cảnh báo rằng nếu trẻ không dừng lại, bạn sẽ không nói chuyện một thời gian để trẻ suy nghĩ việc chúng làm. Nếu trẻ vẫn tiếp tục, hãy thực thi lời cảnh báo. Đừng tiếp tục cuộc nói chuyện khi trẻ vô lễ. Với trẻ đang tuổi dậy thì, có thể bạn muốn rời khỏi cuộc trò chuyện hơn là bắt trẻ phải im lặng. Điều quan trọng là nói cho trẻ biết các hành vi vô lễ của chúng và kết thúc cuộc trò chuyện hơn là làm nó thêm căng thẳng.

8. Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống. Các bậc cha mẹ tự tin trong việc nuôi dạy con cái gần như luôn luôn bình tĩnh, rõ ràng, tập trung và quyết đoán trong thời gian xung đột.

9. Kết hợp việc không khoan nhượng với một tầm nhìn dài hạn. Đừng khoan nhượng với bất kỳ hành vi vô lễ nào – bởi vì đó là cách duy nhất giúp con bạn hiểu được sự mong đợi của bạn và ý nghĩa của hành vi mà bạn muốn loại bỏ. Đừng mong đợi trẻ chấm dứt ngay lập tức hành vi thiếu lễ độ, nhưng chúng sẽ giảm dần theo thời gian.

10. Nếu sự vô lễ trở thành căn bệnh mãn tính và mọi phương pháp nêu trên không hiệu quả, nên cân nhắc đến việc trị liệu gia đình để tập trung vào các kỹ năng làm cha mẹ của bạn. Nếu bạn và người bạn đời không thống nhất trong phương pháp dạy con, hãy nghĩ đến việc nhận trợ giúp chuyên nghiệp.

(còn tiếp)

Nguồn: WILLIAM J. DOHERTY, Catholic Education Resource Center

Hồng Ân

Exit mobile version