Jason, 4 tuổi, đã bắt đầu thể hiện sự khó chịu trong việc ăn uống của nó. Vào buổi tối, nó thét lên, “Rót sữa cho con!” hoặc “Con muốn ăn thêm khoai tây chiên!”
Điều đó không là gì nếu Jason bị rối loạn kiểm soát nóng giận. Nó là một mẫu hình về hành vi phù hợp trong độ tuổi trước khi đến trường, nơi mà những tiêu chuẩn về sự lễ phép được duy trì rõ ràng.
Vậy cha mẹ của Jason đã làm gì trước hành vi đòi hỏi của cậu bé? Thông thường, họ sẽ tìm cách để nó không gào thét nữa bằng cách đáp ứng yêu cầu của nó. Những lần khác họ thể hiện sự tức giận với nó và bảo nó phải nói năng lễ phép – nhưng sau đó họ vẫn đáp ứng những gì nó yêu cầu mà không đòi hỏi nó phải lễ phép. Các nhà tâm lý học nói rằng điều này đồng nghĩa với việc củng cố thêm hành vi thiếu lễ phép của trẻ em.
Các bậc cha mẹ có con cái cư xử vô lễ thường cuối cùng cảm thấy e ngại và bực bội với con cái. Những phụ huynh này khó kìm chế được cảm xúc và có xu hướng trừng phạt trẻ. Họ sẽ bùng nổ cơn nóng giận mà họ sẽ phải hối hận ngay sau đó. Hoặc sẽ trở nên mỉa mai và thụ động hơn.
Cha mẹ của Jason thay đổi hành vi của cậu bé trong bữa ăn ra sao? Họ kiên quyết khi cậu đòi hỏi điều gì một cách vô lễ và đợi cho đến khi đứa trẻ hỏi xin cách lịch sự trước khi đáp ứng điều nó muốn. Nếu nó không lễ phép, họ sẽ không cho món nó muốn và tiếp tục ăn. Cuối cùng, Jason đã học được ý nghĩa của “sự lễ phép”, và sự cố về việc đòi hỏi tại bàn ăn đã không còn tiếp diễn.
Không thể hiện thái độ giận dữ không hẳn là cách
Đối với nhiều bậc phụ huynh, giận dữ là một cách nhanh chóng để trấn áp con trẻ bằng lời nói và việc làm. Tuy nhiên sự giận dữ thể hiện một cảm xúc bình thường của con người rằng “cần phải thay đổi một cái gì đó – ngay bây giờ.” Nếu không có cơn giận, phu huuynh rất khó có thể đối phó với con cái. Nỗi sợ phải thể hiện cơn giận trước mặt con của mình là trung tâm của vấn đề bất lực giữa nhiều phụ huynh hiện đại.
Gần đây, tôi thực hiện một cuộc quan sát theo kịch bản sau đây: Một cậu bé (khoảng 4 tuổi) và mẹ của cậu ta đang rảo bước trên bờ biển. Cậu bé chạy phía trước. Cậu ta chui qua hàng rào và bước vào vườn hoa gần 2 mét và cách đường ray phía bên dưới khoảng 9 mét.
Bà mẹ lại gần cậu bé, tôi nghe bà đã nói với con trai mình bằng giọng nhỏ nhẹ: “Con yêu, mẹ không nghĩ đó là một điều tốt khi con đi đến gần như thế.”
Cậu bé đứng lại và đợi mẹ mình đến. Vượt qua hàng rào và chìa ray ra, bà nói:
Jeffrey đến đây. Đi ra khỏi chỗ đó nào. Con đang giẫm lên các bông hoa và con đang đứng quá gần đường ray đấy.
Đứng bất động và có vẻ thách thức, cậu nhóc nhìn mẹ mình. Bà mẹ tiếp tục nài nỉ : “Lại đây, nắm lấy tay mẹ”. Vẫn không có gì xảy ra. Và rõ ràng rằng cậu bé đang thích thú với cảm giác chiến thắng nhờ vào sự cứng đầu của mình.
Khi tôi và vợ tôi tiếp tục bước đi, tôi quay lại nhìn một lúc để xem có sự chuyển biến nào khác không. Bà mẹ đang với tay hết sức có thể qua hàng rào và nài xin con trai mình nắm lấy tay, trong khi cậu bé vẫn đứng yên nhìn chằm chằm vào bà.
Những cảnh như thế này chỉ ra rằng việc các bậc phụ huynh cố gắng không tức giận có thể ẩn chứa sự nguy hiểm. Cố gắng thể hiện sự thân thiện và có chừng mực trong tình huống đầy thách thức và nguy hiểm làm cho các bậc cha mẹ trở nên ngu ngốc.
Lời khuyên gây tranh cãi từ “các chuyên gia”
Không có chuyên gia về giáo dục con cái nào có thể giúp đỡ người mẹ đáng thương đang cầu xin con mình trong tình huống này, nhưng họ có thể đề nghị một cách phản ứng như thế nào dành cho bà mẹ?
Khoá huấn luyện làm cha mẹ hiệu quả của Thomas Gordon có thể giúp cho bà mẹ trong tình huống trên trở nên bình tĩnh và đưa ra “Một thông điệp” như là “Mẹ sẽ rất sợ khi thấy con đứng ở đó vì nó quá nguy hiểm”.
Giả định rằng con của bạn có khả năng sẽ hợp tác với bạn khi bạn bộc lộ cảm xúc thật của mình.
Nhưng điều gì xảy ra nếy con của bạn, giống như cậu bé đứng sau hàng rào, cảm thấy thích thú khi thấy bạn sợ hãi vì bạn đã mất kiểm soát đối với nó? Chia sẻ những cảm xúc là nhược điểm của mình sẽ không giúp ích trong việc hỗ trợ mọi việc trở nên tốt đẹp trong tình huống này.
Phương pháp tiếp cận bằng những hậu quả
Một trường phái về lời khuyên trong giáo dục con cái từ những năm 1970 (được giới thiệu rộng rãi bởi Haim Ginott) có thể đưa ra lời khuyên bằng phương pháp “hậu quả”. Bạn có thể cho con trai của mình một lựa chọn: Nếu cậu bé tiếp tục đứng đó, cậu ta đang chọn chấp nhận hậu quả tiêu cực mà bạn đã nói trước. Bạn có thể nói cậu bé rằng trong tuần này sẽ không còn buổi đi chơi nào nữa trừ khi nó chịu hợp tác.
Đưa ra các hậu quả và đợi cho đứa trẻ chọn lựa là một kỹ thuật thông thường và mang hiệu quả trong việc giáo dục con cái. Khi con bạn ở tuổi vị thành niên không chuẩn bị bữa ăn kịp thời, tốt hơn là kết nối các công việc nhà với các hậu quả – không được xem TV hoặc nói chuyện điện thoại vào buổi tối – và để cho các em được lựa chọn hợp tác hay không. Nếu không tiếp tục hợp tác đồng nghĩa là việc cần phải gia tăng các hệ qủa, đến khi tất cả các em thấy rằng mình sẽ ít rắc rối hơn nếu chịu làm việc nhà.
Tuy nhiên, một hạn chế của phương pháp “hậu quả” đối với sự tuân thủ, là nó không đủ quyền lực và thực hiện tức thời trong vài tình huống. Một cậu nhóc cứng đầu trên vườn hoa đòi hỏi một phải có phản ứng mạnh mẽ hơn việc bà mẹ chỉ đưa ra các hậu quả nếu cậu ta còn tiếp tục đứng đó. Trong khoảnh khắc đối đầu, một số trẻ không quan tâm đến những hậu quả tương lai – chúng muốn làm theo cách của chúng. Trong những tình huống này, nên thảo luận về những hậu quả hơn là đưa ra những dịp khác.
Điều hợp lý nhất, trong lời khuyên cho việc việc dạy dỗ con cái bằng cách ôn hoà đã bỏ lỡ sự quan trọng trong sức mạnh từ việc thỉnh thoảng được giận của phụ huynh. Nói “thỉnh thoảng” bởi vì nghiên cứu chỉ ra rằng sự cứng nhắc, độc đoán trong việc nuôi dạy con cái (“Cha là chủ nhà, hãy im lặng và làm theo những gì cha bảo”) mà không thể giải thích được lý do nào một cách trực tiếp hoặc cho phép trẻ có thể bày tỏ quan điểm, phương pháp này là phản tác dụng vì nó góp phần vào xu hướng nổi loạn và lo lắng của trẻ.
Khẳng định quyền lực hợp lý
Tôi có ý gì khi nói thể hiện quyền lực giận dữ phù hợp? Trong trường hợp của bà mẹ và cậu con bướng bỉnh, tôi có thể gọi tên cậu bé và nói mạnh mẽ, lớn tiếng:
“Jeffrey, đi ra khỏi đó ngay!”
Tôi có thể bước về phía cậu bé và nói như vậy.
Nếu cậu bé không bước lại gần hàng rào, tôi sẽ la lên khi tôi bước lại hàng rào.
“Đến đây!”
Nếu cậu bé vẫn không đi về phía tôi, tôi sẽ leo qua hàng ràng và bắt lấy cậu bé. Sau đó tôi sẽ cuối xuống, mặt đối mặt với cậu bé và bảo:
Mẹ rất giận vì con. Thứ nhất, khi con chui qua hàng rào và giẫm lên những bông hoa. Sau đó con chạy đến gần đường ray. Và thứ ba, nếu con không quay lại khi mẹ gọi con. Con sẽ gặp rắc rối với mẹ.
Tôi sẽ dẫn cậu bé về nhà, không nói thêm bất cứ điều gì.
Sau đó, tôi sẽ nói chuyện một cách bình tĩnh với cậu bé về những gì xảy ra khi đang đi dạo, và những điều tôi muốn cậu bé phải tuân theo khi đi dạo lần sau. Tôi muốn nó phải đồng ý và hợp tác tốt hơn trong tương lai.
Có nhiều mức độ tâm lý học sâu hơn những gì tôi đã mô tả, các mức độ này có thể phát triển sau khi thể hiện quyền lực hợp lý được thực hiện. Có thể đó là từ hành vi của con trẻ, nếu hành vi đó là bất thường, phản ánh sự căng thẳng trong cuộc sống gia đình hiện tại. Hoặc cũng có thể cậu bé đang thử nghiệm những khám phá mới ở lứa tuổi này. Mặt khác, nếu hành vi là thường xuyên, như vậy nó sẽ đề nghị bạn xem lại sự cân bằng về uy quyền giữa cha mẹ và con cái.
Nhưng bất cứ điều gì ý nghĩa sâu sắc hơn về rủi ro, thách thức hành vi của cậu bé, phụ huynh phải đối phó với tình hình trước mắt. Nếu một đứa trẻ đang ăn cắp vì một tuổi thơ khó khăn, đầu tiên chúng ta phải ngăn chặn việc lấy cắp sau đó chúng ta có thể nói về các vấn đề tiềm ẩn.
Vấn đề mới trong giáo dục con cái là “ám ảnh cơn giận”. Chúng tôi muốn kết thúc tình trạng phụ huynh sợ nổi giận với con cái. Họ trở nên thiếu quyền hạn và cho phép con cái vượt mặt mình. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi, tôi biết rằng họ có thể kéo con mình trở lại nếu họ muốn thực hiện điều đó.
Nguồn: WILLIAM J. DOHERTY, Catholic Education Resource Center
Nguyễn Lâm Trấn An chuyển dịch