GÓC SUY TƯ GIA ĐÌNH Làm sao để Dạy dỗ con cái và Nhận được sự tôn...

Làm sao để Dạy dỗ con cái và Nhận được sự tôn trọng (3)

Dựa vào các nghiên cứu và quan sát chúng ta biết rằng cha mẹ có sức ảnh hưởng lớn đến hành vi của trẻ vị thành niên. Các trẻ ở tuổi vị thành niên có cha mẹ thường xuyên trò chuyện với chúng về việc không nên sử dụng ma tuý thường có xu hướng tránh xa ma tuý hơn. Trẻ dậy thì được cha mẹ nuôi dưỡng và đưa ra những giới hạn ít sa và các hoạt động tình dục hơn. Dường như những đứa trẻ này cũng siêng học hơn.

Làm sao để dạy trẻ tuổi teen biết tôn trọng

Chúng ta có thể phục hồi lại sự tự tin của các bậc cha mẹ về uy quyền của họ mà không cần quay lại chế độ nuôi dạy con cái bằng quyền lực. Có một cách trung hoà giữa việc trở nên độc tài, thiếu nhạy bén và hứa hẹn, tranh luận với con cái.

Một ví dụ cá nhân: Khi con trai tôi, Eric, được 13 tuổi, chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện ngắn nhưng đáng nhớ trong bếp. Khi ấy, tôi đang nói chuyện điện thoại với bạn mình vào đầu giờ chiều. Tôi không biết rằng Eric cũng đang muốn gọi điện cho bạn của nó. Khi tôi nhấc điện thoại, Eric nói với tôi trong sự tức tối, gằn giọng, “Ai đó?”.

Tôi phải trả lời như thế nào đây? Hãy xem qua vài câu trả lời mà tôi có thể đưa ra, rồi tôi sẽ kể cho bạn nghe tôi đã thực sự nói những gì.

Cách trả lời thứ nhất: (bằng cách sử dụng ngữ điệu nhẹ nhàng): “Bố đang nói chuyện với Mac. Bố không biết rằng con muốn dùng điện thoại.”

Vấn đề xảy ra với câu trả lời này là chấp nhận quyền của đứa trẻ ảnh hưởng đến các hoạt động của người lớn. Điều quan trọng không phải là bản thân câu hỏi, mà là sự hỗn hào nó đã thể hiện.

Cách trả lời thứ 2: (với giọng khiển trách nhẹ): “Bố không biết là con đang chờ để dùng điện thoại. Lẽ ra con nên nói cho bố biết. Nếu không làm sao bố có thể biết được?”

Đây có thế là một câu trả lời phù hợp đối với những người trưởng thành có cùng địa vị ngang hàng có quyền sử dụng điện thoại và do đó có thể làm phiền người khác dễ dàng hơn nếu bạn ngăn sử dụng nó. Tuy nhiên, nói với Eric điều này có thể như là chấp nhận sự chen ngang của nó, giống như anh em giành nhau cái vòi sen hay là cái TV.

Cách trả lời thứ 3: (với giọng khiển trách nghiêm khắc): “Con đang muốn gọi cho ai? Con đã nói chuyện điện thoại quá nhiều rồi. Con đi làm bài đi.”

Sự phản đối này thể hiện sự mạnh mẽ nhưng lại làm mất đi điểm chính yếu: vấn đề lúc này không phải là việc Eric sử dụng điện thoại, mà chính là sự thiếu tôn trọng của nó. Để giáo dục con cái một cách đơn giản thông qua việc sử dụng điện thoại của con có thể làm cho trẻ giận dỗi và có thể không dạy được con trẻ về việc làm thiếu tôn trọng hoặc lường trước được các phản ứng tiếp theo của nó.

Tôi đã chia sẻ những sai lầm của tôi khi làm bố, nhưng ở đâu đó, tôi còn học được khả năng nhận biết khi một trong các con tôi thể hiện sự bất kính với tôi – và để điều đó trở thành tâm điểm trong các câu trả lời của tôi. Và đây là cách tôi đã nói, dùng ánh mắt và nói nghiêm nghị:

Con không được hỏi bố câu hỏi như vậy, và đặc biệt là với giọng điệu đó.

Cuộc thảo luận kết thúc, Eric đã biết được phản hồi của tôi và sau đó đi sang phòng khác để gọi điện. Tôi không nói tên người mà tôi đang nói chuyện. Tôi cũng không bảo vệ chính mình. Tôi cũng không phản đối. Tôi không làm cho Eric cảm thấy đề phòng câu hỏi của nó. Tôi cũng không trừng phạt nó.

Điều tôi đã làm là bảo vệ và bày tỏ quyền lực của mình cách trực tiếp với cương vị là cha mẹ. Tôi đã không nổi giận với nó suốt buổi chiều. Trong những năm sau đó, có những phức tạp xảy ra giữa tuổi thanh niên và cha mẹ, nhưng nó không bao giờ bày tỏ sự bất kính với tôi nữa.

Nếu tôi làm cách khác vào buổi chiều hôm đó, điều đó có thể khiến tôi phải đối mặt với vấn đề tương tự trong tương lai, thời thanh niên của con trai tôi và cuộc sống gia đình chúng tôi sẽ phải gặp nhiều khó khăn hơn.

(còn tiếp)

Nguồn: WILLIAM J. DOHERTY, Catholic Education Resource Center

Nguyễn Lâm Trấn An chuyển dịch

Exit mobile version