THÁNH CA “Kinh Vinh Danh” và “Sanctus” là những bài ca của các thiên...

“Kinh Vinh Danh” và “Sanctus” là những bài ca của các thiên thần

Marcello Stanzione
“Phụng vụ Kitô giáo là lời mời cùng ca hát với các Thiên thần và vì vậy nó đưa lời lên đến tuyệt đỉnh”.
Cố Giáo hoàng Bênêđictô XVI, trong một bài diễn văn nổi tiếng tại Paris ngày 12 tháng 9 năm 2008 nhân cuộc gặp gỡ thế giới văn hóa tại học viện Bernardine, đã có một suy tư thú vị về các thiên thần, âm nhạc và các bài hát Kitô giáo.
Sách Thánh vịnh
Đức Bênêđictô XVI khẳng định: “Lời Chúa dẫn đưa chính chúng ta vào cuộc đối thoại với Thiên Chúa. Thiên Chúa, Đấng nói trong Kinh Thánh, dạy chúng ta cách có thể nói chuyện với Ngài. Đặc biệt trong sách Thánh Vịnh, Chúa ban cho chúng ta lời để có thể thưa chuyện với Ngài, đem những thăng trầm của cuộc đời mình ra trò chuyện trước mặt Ngài, nhờ thế biến đổi chính cuộc sống thành một chuyển động hướng về Ngài”.
Cầu nguyện bằng các nhạc cụ
“Theo Đức Giáo hoàng Danh Dự, các thánh vịnh còn lặp lại nhiều lần những hướng dẫn về cách chúng được hát và các nhạc cụ đi kèm như thế nào. Để cầu nguyện trên nền tảng Lời Chúa, chỉ đọc thôi thì chưa đủ, cần phải có âm nhạc”.
Hai bài thánh ca của phụng vụ Kitô giáo
Đức Bênêđictô XVI tiếp tục, hai bài thánh ca của phụng vụ Kitô giáo “bắt nguồn từ các bản văn Kinh thánh, được đặt trên môi miệng của các Thiên thần: Kinh Vinh danh được các Thiên thần hát khi Chúa Giêsu ra đời, và Kinh Sanctus, theo Isaia chương 6, đó là lời tung hô của các thiên thần Seraphim, những vị đang ở cạnh Thiên Chúa”.
“Dưới ánh sáng này, phụng vụ Kitô giáo là một lời mời cùng ca hát với các Thiên thần và do đó nó đưa lời lên đến tuyệt đỉnh”.
“Trước mặt các thiên thần, xin đàn ca kính Chúa”
Với Đức Bênêđíctô XVI, lời của thánh vịnh được áp dụng như một quy tắc xác định cho việc cầu nguyện và ca hát của các tu sĩ: Coram angelis psallam Tibi, Domine – Trước mặt các thiên thần, xin đàn ca kính Chúa – (x. 138,1).
Triều đình thiên quốc
Ở đây diễn tả ý thức về việc ca hát trong giờ cầu nguyện cộng đoàn trước mặt toàn thể triều đình thiên quốc và do đó nó được trình bày với tiêu chuẩn cao: cầu nguyện và ca hát để có thể hòa nhập vào âm nhạc của các linh hồn siêu phàm, những người được coi là tác giả của sự hài hòa vũ trụ, của nền âm nhạc thiên cầu.
Nguồn gốc của âm nhạc phương Tây
Đức Bênêđictô XVI lý luận, với việc cầu nguyện và ca hát của mình, các tu sĩ phải đáp ứng với sự cao cả của Lời được trao phó cho họ, với đòi hỏi về vẻ đẹp đích thực của Lời Chúa. Từ nhu cầu nội tại để nói chuyện với Chúa và hát cho Ngài nghe bằng những lời do chính Ngài ban cho như thế, nền âm nhạc tuyệt vời của phương Tây đã ra đời.
“Đôi tai của con tim”
“Đó không phải là ‘sự sáng tạo’ riêng tư – Đức Bênêđictô XVI nhận xét – nơi mà con người dựng lên một lâu đài cho riêng mình, cơ bản là lấy sự thể hiện cái tôi của mình làm tiêu chuẩn. Nhưng đó là nhận biết cách cẩn thận bằng “đôi tai của con tim” những quy luật nội tại của âm nhạc của chính sự sáng tạo, những hình thức cốt yếu của âm nhạc được Tạo Hóa đưa vào thế giới của Ngài và thế giới loài người, và nhờ đó ta nhận thấy rằng âm nhạc xứng đáng với Thiên Chúa, đồng thời cũng thật xứng đáng con người và làm cho phẩm giá của nó được vang lên cách thuần khiết”.
G. Võ Tá Hoàng

Il “Gloria” e il “Sanctus”: per Benedetto XVI sono i canti degli angeli

Exit mobile version