Sau bao nhiêu năm tìm hiểu về câu ”Ông Thánh Giuse là Bạn Thanh Sạch Đức Mẹ.” (trong Kinh Cầu Ông Thánh Giuse) và về Thánh Mẫu Maria CÓ ”Người Con Duy Nhất”, tôi bèn nghĩ tới GIA PHẢ của Chúa Giêsu trong Mat. 1, (1-2; 1,16), tới liên từ VÀ (NHƯNG) trong Mat. 1,25, tới ”các phần khác” còn có BẰNG CHỨNG Dưỡng Phụ Giuse KHÔNG CÓ CON!
I- Matthêô 1,1-2
”Gia phả Chúa Giêsu Kitô, Con của Ðavít, Con của Abraham: Abraham sinh Ysaac, Ysaac sinh Giacop,GIACOP SINH Giuđa VÀ CÁC ANH EM CỦA ÔNG…”
Như vậy, KHÔNG VÌ VÔ TÌNH, mà DO Thánh Ý Chúa HƯỚNG DẪN, tông đồ Matthêô BÈN viết: ”GIACOP SINH Giuđa VÀ CÁC ANH EM CỦA ÔNG…” Nhưng, ngược lại, trong Mat.1,16 THÌ KHÔNG CÓ nhóm chữ VÀ CÁC ANH EM CỦA ÔNG mặc dù ”NHÀ GIACÓP MỚI” có VUA GIÊSU, tức là ”THIÊN-CHÚA-CỨU-THẾ” NGỰ TRỊ như Lời Chúa phán qua Sứ Thần: ”và Ngài sẽ làm Vua trên NHÀ GIACOP đến MUÔN ĐỜI, và vương quyền của Ngài sẽ VÔ TẬN!”
II- Matthêô 1,16
Để người đọc Tân Ước thấy RÕ RẰNG Chúa Giêsu CHẲNG CÓ ”ông em nào hết”, Thánh Matthêô viết tiếp PHẦN KẾT về GIA PHẢ của Chúa Cứu Thế như sau: ”GIACOP sinh GIUSE, chồng của Maria, BỞI BÀ mà (Chúa) Giêsu, là Kitô, được sinh ra…” Văn phong vừa nêu cũng DO Chúa Thánh Linh HƯỚNG DẪN! Xin mời đọc lại câu ở Mat.1,2: ”GIACOP SINH Giuđa VÀ CÁC ANH EM CỦA ÔNG…” để so sánh ”phần ấy” với Mat. 1,16.
III- Chữ chìa khóa ”VÀ” (NHƯNG) trong Mat. 1,25
Theo thiển ý của tôi, dù thông thạo văn phạm các tiếng Dothái và Hy-La-Đức-Anh-Pháp, khi dựa vào Mat. 1,25 để chứng minh Trinh Nữ có đồng trinh trọn đời hay không, tất cả ”Thần Học gia uyên bác xưa nay” không phân tích Ý NGHĨA của chữ VÀ (NHƯNG) trong Mat. 1,25. Do đó, tôi xin ghi lại Mat.1,25 bằng tiếng Latinh và tiếng Việt, rồi xin mạo muội giải thích ý nghĩa của các liên từ ”VÀ; CHO TỚI KHI” được dùng trong tiểu đoạn ấy.
A- Tiếng Latinh
”Exsurgens autem Ioseph a somno fecit, sicut praecepit ei angelus Domini, et accepit coniugem suam;ET non cognoscebat eam, donec peperit filium: ET vocavit nomen eius Iesum.”
B- Tiếng Việt tạm dịch theo Bản Latinh
”Thế là, khi tỉnh giấc, Giuse làm như lời sứ thần của Chúa ĐÃ RA LỆNH CHO ÔNG, VÀ (nên) ông ĐEM VỢ về nhà mình; VÀ (nhưng) ông KHÔNG BIẾT ĐẾN nàng CHO TỚI KHI nàng sinh con trai VÀ (nên) ông đặt tên Con Trai Ấy là GIÊSU.
1- Chữ VÀ (thứ HAI) có nghĩa là NHƯNG
Xin lấy ví dụ: ”Chàng ra đi; và nàng phải ở lại để chăm sóc mẹ già của mình.”
Chữ VÀ là liên từ đồng nghĩa với chữ NHƯNG. Trong ví dụ (vừa nêu), cả hai (VÀ; NHƯNG) là liên từ phối hợp (coordinating conjuntions) giải thích sự TRÁI NGƯỢC (opposition) với ý trong câu trước: RA ĐI. Xin nêu ví dụ bằng tiếng Pháp: ”Je lui ai parlé et ce n’était pas agréable pour moi.” (Đã nói chuyện với ông ấy NHƯNG tôi cảm thấy không thoải mái.)
2- Chữ VÀ (thứ ba): ”và ông đặt tên Con Trai Ấy là Giêsu.”
Chữ VÀ (trong câu trên) nêu rõ HẬU QUẢ là ”SINH CON TRAI” như lời bà Êlidabét chúc tụng Trinh Nữ đang mang THAI: ”Em có phúc hơn mọi người nữ VÀ (cho nên) TRÁI CỦA lòng dạ em CÓ PHÚC.” Như vậy, LÒNG DẠ Trinh Nữ CHỈ DÀNH RIÊNG CHO Chúa Cứu Thế mà thôi!!!
3- Chữ CHO TỚI KHI
Có người cứ dựa vào liên từ Latinh DONEC (cho tới khi) để lập luận rằng Giuse CÓ BIẾT ĐẾN NÀNG sau khi nàng sinh con!!!
Vậy, tôi xin lấy ví dụ: Anh ta rất thương vợ VÀ (nhưng) KHÔNG ”biết đến nàng” CHO TỚI KHI nàng CHẾT. Điều ấy KHÔNG có nghĩa: cho tới khi nàng chết THÌ anh ta ”biết đến” vợ của mình!!!
Thánh Giuse KHÔNG BIẾT ĐẾN vợ mình CHO TỚI KHI Nàng SINH (tức là ĐÃ SINH RỒI) VÌ những LÝ DO sau đây:
a- Trinh Nữ được Chúa tặng Biệt Danh Mới
Tức Biệt Danh (mà Nàng KHÔNG ngờ) là ƠN ĐẦY (Gratia Plena; Pleine Grâce) TRƯỚC KHI nàng XIN VÂNG (FIAT) và mãi mãi về sau như Nàng ca khen Chúa: ”Này, TỪ ĐÂY, MUÔN ĐỜI sẽ khen tôi CÓ phước VÌ Đấng Toàn Năng đã LÀM cho tôi những điều CAO CẢ.” (Luca 1, 48-48)
b- Chúa ở CÙNG nàng!
Tiếng Hy-La-Anh: ”ὁ κύριος μετὰ σοῦ. Dominus tecum. The Lord IS with you.” Trong bản tiếng Anh, Pháp, Đức, động từ Ở được dùng với THÌ HIỆN TẠI, tức là có GIÁ TRỊ cho hôm qua, hôm nay, ngày mai và SUỐT đời Nàng Trinh Nữ, KHÁC với câu linh mục nói trong Thánh Lễ: ”Chúa ở CÙNG anh-chị-em. The Lord BE with you!” là lời cầu xin, cầu chúc.
c- Nàng ĐƯỢC Ân Sủng NƠI Thiên Chúa!
”Ân Sủng NƠI Thiên Chúa: Gratiam APUD Deum” KHÁC với ”Ân Sủng” mà Eva Đà để mất đi BỞI LẼ Trinh Nữ là ƠN ĐẦY, có Chúa ở CÙNG, LUÔN MÃI trong Thánh Gia Thất và CẢ đời Nàng!
d- Nàng là Mẫu Hậu (Mẹ Vua) MUÔN ĐỜI
Tuyên xưng NHƯ THẾ là ĐÚNG với Lời Chúa qua Sứ Thần: ”Ngài sẽ làm VUA trên Nhà Giacop đến MUÔN ĐỜI.” Mẹ CỦA VUA GIÊSU thì chính là Mẫu Hậu ”không chỉ ở dưới thế, trong Thánh Gia Thất”, mà còn trên Thiên Đàng!
e- Nàng ĐƯỢC Thiên Chúa Ba Ngôi BẢO VỆ
Ngôi Thứ Nhất: Quyền Năng Đấng Tối Cao PHỦ BÓNG trên Nàng và cho Con của Ngài ”xuống thế ”làm người” như Lời Chúa Giêsu phán với Nicôđêmô: ”Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã BAN Con Một của Ngài…” (Gn. 3,16) Ngôi Thứ Hai: Chúa Cứu Thế. Ngôi Thứ Ba: Thánh Thần sẽ đến TRÊN NÀNG như lời Thiên Sứ nói với Thánh Giuse: ”Thai Nhi nơi Nàng là do Thánh Thần.”
f- CHẲNG có gì mà Thiên Chúa KHÔNG làm được!
Đó là lời Thiên Sứ TRẤN AN Trinh Nữ để Nàng XIN THÀNH SỰ CHO NÀNG như lời Thiên Sứ.
g- Nàng quyết tâm giữ mình ĐỒNG TRINH!
Trinh Nữ HỎI Thiên Sứ BẰNG CÁCH NÀO để Nàng MANG THAI là Con Đấng Tối Cao và nêu lên quyết tâm và LÝ DO này: ”VÌ TÔI KHÔNG BIẾT ĐẾN NGƯỜI NAM NÀO HẾT TRỌI!” (For I know NO man!)
Túc từ ”NO man” biến động từ KNOW (biết) thành thể PHỦ ĐỊNH KHẲNG ĐỊNH CHẮC NỊCH (negative-affirmative form) ở THÌ HIỆN TẠI, có GIÁ TRỊ cho HÔM QUA, HÔM NAY, NGÀY MAI và SUỐT ĐỜI! (Còn nhiều lý do khác mà tôi sẽ trình bày ở phần IV và V.)
4- ”Vai trò” của liên từ ”CHO TỚI KHI”
Nhóm chữ CHO TỚI KHI là liên từ CHỈ thời gian, ”giới thiệu” mệnh đề PHỤ, tức là mệnh đề TRẠNG TỪ (adverb clause of time), bổ nghĩa (modifier of) cho mệnh đề CHÍNH: ”và chàng không biết đến nàng”.
Việc ”chàng KHÔNG BIẾT đến nàng” càng được làm NỔI BẬT nhờ chữ VÀ (nhưng) là điều NGƯỢC ĐỜI THƯỜNG, KHÁC VỚI bao nhiêu người chồng đã ĐEM VỢ về để CHUNG SỐNG và để SINH CON, ĐẺ CÁI!
5- Mệnh đề CHÍNH và PHỤ trong Mat. 1,25
a- Theo văn phạm, giả sử Thánh Matthêô KHÔNG viết câu ”và ông đặt tên Ngài là Giêsu.” thì Thánh Nhân vẫn có thể ”đưa” mệnh đề PHỤ ra TRƯỚC mệnh đề CHÍNH như sau: ”Nhưng, CHO TỚI KHI bà sinh MỘT con trai, ông KHÔNG biết đến bà.” (Người Anh và Việt ÍT DÙNG dấu PHẨY sau chữ NHƯNG dù rằng chữ ấy có ”vai trò” là làm NỔI BẬT mệnh đề CHÍNH: chàng KHÔNG BIẾT ĐẾN NÀNG!)
b- Ở Mat. 1,25, động từ SINH trong Hy-La ngữ (ἔτεκεν; peperit) KHÔNG PHẢI ”tiền quá khứ” (pluperfect; plus-que-parfait) NHƯ nhiều dịch giả nghĩ MẶC DÙ việc ”không biết đến nàng” xảy ra TRƯỚC việc NÀNG SINH. Cho nên ”ἔτεκεν; peperit; gebar; enfantât; bore” là thì quá khứ ĐƠN.
c- NẾU như Thánh Matthêô viết: ”NHƯNG ông ĐÃ KHÔNG BIẾT đến bà CHO TỚI KHI bà sinh MỘT con trai.” (AND / BUT he HAD NOT known her until she bore a son.” thì vẫn phải hiểu rằng Thánh Giuse LUÔN tôn thờ THÁNH Ý CHÚA như đã trình bày trong phần III, B, 3.
d- Đức Nguyên Giáo Hoàng dịch Mat. 1,25:
Để tỏ ”lòng cảm thông” với Đức Nguyên Giáo Hoàng, tôi xin ghi lại cách Ngài dịch như sau: ”Als Josef erwachte, tat er, was der Engel des Herrn ihm befohlen hatte, und nahm seine Frau zu sich. Er erkannte sie ABER nicht, BIS sie ihren Sohn gebar. Und er gab ihm den Namen Jesus.”
Dù là người cộng tác với Đức Cố GH Gioan Phaolô II trong việc tái bản VULGATA thành NOVA VULGATA, Nguyên Giáo Hoàng (kể cả Hội Đồng Giám Mục Công Giáo và Giáo Hội Tin Lành ở các nước nói tiếng Đức), VẪN dịch chữ ”ET” (Latinh) thành ABER (NHƯNG) và có ghi dấu PHẨY trước liên từ BIS (cho tới khi) cùng nghĩa với chữ Latinh là DONEC. Đặc biệt là Ngài dùng dấu CHẤM trước chữ UND (VÀ) thay vì HAI chấm TRƯỚC câu cuối như trong VULGATA và NOVA VULGATA bởi vì, trong mạch văn ấy, để giải thích LÝ DO đặt TÊN GIÊSU, liên từ UND (VÀ) KHÔNG CẦN hai chấm TRƯỚC NÓ.
Dấu PHẨY trước liên từ ”cho tới khi” (DONEC) là KHÔNG ”cần thiết” NÊN trong VULGATA cũ KHÔNG ghi dấu ấy! (1) Tuy nhiên, nguyên Giáo Hoàng THÊM ”dấu PHẨY” vào trước DONEC (là BIS trong tiếng Đức”) VÌ Ngài QUEN TAY với văn phạm tiếng Mẹ đẻ, chẳng hạn trong câu này: ”Exsurgens autem Ioseph a somno fecit, sicut praecepit ei angelus Domini,…” Đó là văn phạm của tiếng Đức: Phải có dấu phẩy trước liên từ hay trạng từ… của mệnh đề phụ SAU mệnh đề CHÍNH.
IV- Giuse KHÔNG có con vì Ngài TUÂN GIỮ LỜI CHÚA
Người CÔNG CHÍNH Giuse PHẢI TÔN KÍNH ĐỀN THÁNH ”đã CƯU MANG Con-Thiên-Chúa-cũng-là-Thiên-Chúa” BỞI VÌ, hơn ai hết, Giuse thuộc NẰM LÒNG Lời Chúa trong Ezekiel 44,1-2: ”Ngài dẫn tôi trở lại cổng bên ngoài THÁNH ĐIỆN quay về phía đông. Bấy giờ, cổng đóng kín. Đấng Hằng Hữu phán với tôi: Cổng này sẽ đóng lại, KHÔNG được mở và KHÔNG ai được phép vào qua cổng này VÌ Chúa, Thiên Chúa CỦA Israel, Đà VÀO qua cổng ấy. BỞI THẾ, cổng này ĐÓNG LẠI.”
Mà ”Thiên Chúa của Israel MỚI” chính là GIÊSU, là Vua Dân Dothái như Ngài công bố, như ý nghĩa của chữ INRI trên Thập Giá (2) và như Thánh Matthêô muốn cho người đọc THẤY RÕ chữ GIÊSU (ở CUỐI câu trong phần KẾT của đoạn 1) là Đấng AN BÀI cho Dưỡng Phụ quyết tâm GIỮ GÌN chữ TRINH TRỌN ĐỜI của MẸ-THIÊN-CHÚA-CỨU-CHUỘC!!!
V- Giuse KHÔNG ”được phép” xúc phạm ĐỀN THÁNH MỚI
VÌ Thánh Nhân HIỂU RÕ Lời Chúa trong Xuất Hành 3,5-6: “CHỚ lại gần! Cởi dép ở chân ra VÌ nơi con đứng là Đất Thánh. Ta là Thiên Chúa của cha con, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacop.”
Năm xưa, nghe vậy, Môsê che mặt đi vì sợ nhìn Thiên Chúa thì huống chi là KHI Thánh Giuse ĐANG sống với Mẹ trong Thánh Gia Thất có Chúa Giêsu! KHI NGHE Thánh Danh GIÊSU, mọi LOÀI trên TRỜI, dưới ĐẤT và trong HỎA NGỤC PHẢI QUỲ GỐI và mọi MIỆNG LƯỠI PHẢI tuyên xưng Giêsu Kitô là Chúa ĐỂ làm VINH DANH THIÊN-CHÚA-CHA!” (Philip 2, 11)
CHẲNG LẼ CHA nuôi ở trần thế lại DÁM PHẠM đến THÂN XÁC của Trinh Nữ là ĐỀN THÁNH CAO SANG KHÔN VÍ của THIÊN-CHÚA-CỨU-THẾ???!!!
VI- Lời kết
Trong dịp Lễ Vượt Qua, lúc Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, Mẹ Maria chỉ có NGƯỜI CON DUY NHẤT là Chúa Cứu Thế! Trong tiệc cưới Cana, KHÔNG CÓ ai là em của Chúa. Trên đồi Canvê, CHẲNG CÓ ai là em của Ngài. Lời Ngài trối với Thánh Gioan: ”Này là MẸ CON.” cũng chứng tỏ rằng Ngài CHẲNG CÓ EM (cùng-Mẹ-khác-Cha) TRÔI SÔNG, LẠC CHỢ! Ngoài ra, nếu cho rằng Chúa Giêsu có BỐN người EM TRAI thì tôi QUÊN tính luôn cả một ĐÀN EM GÁI mà, hồi ấy, người ta CHẲNG RÕ về quan hệ của họ với Chúa NÊN họ chỉ đặt CÂU HỎI thế này: ”Ấy không phải là thợ mộc, CON TRAI bà Maria VÀ ANH EM của Giacôbê, GIÔSÊ, Giuđa và Simôn đó sao? Và các CHỊ EM của ông lại không ở giữa chúng ta đây hay sao?” (Marc. 6,3)
(Kính dâng Mẹ Thiên Chúa Ngôi Hai và Thánh Giuse trong ”Tháng Mười” Mân Côi.)
Đức Quốc, 30.9.2014
Đaminh Phan văn Phước
.
Ghi chú
1- INRI là cách viết tắt của hàng chữ ”Iesus Nazarenus Rex Iudaeorum” (Giêsu người Nadaret là Vua Dân Dothái. Tiếng Latinh không có mẫu tự J, j.)
2- Trong Bản NOVA VULGATA, vẫn có một số câu KHÔNG có dấu PHẨY trước mệnh đề PHỤ bắt đầu bằng chữ DONEC đi LIỀN sau mệnh đề CHÍNH, chẳng hạn: ”Si eum volo manere donec veniam, quid ad te? Tu me sequere.” (Nếu Ta muốn chàng ấy ở lại CHO TỚI KHI Ta đến thì việc gì đến con? Phần con cứ theo Ta.) Trong câu Hylạp, cũng KHÔNG CẦN dấu PHẨY trước chữ ”ἕως: cho tới khi” như sau: ”Ἐὰν αὐτὸν θέλω μένειν ἕως ἔρχομαι …”