Kiến thức nhiếp ảnh

23

NHIẾP ẢNH LÀ GÌ?

Nhiếp ảnh là gì?
Nhiếp ảnh là quá trình tạo ra hình ảnh bằng tác động của ánh sáng với phim hoặc thiết bị nhạy sáng.
 Nhiếp ảnh dùng một thiết bị đặc biệt để ghi lại hình ảnh của vật thể thông qua ánh sáng được phản chiếu từ các vật thể lên giấy hoặc phim nhạy sáng bằng cách căn thời gian phơi sáng. Quá trình này được thực hiện bằng các thiết bị cơ học, hóa học, hay kỹ thuật số thường được gọi là máy ảnh hay máy chụp hình.

Đối với phần lớn mọi người thì Nhiếp ảnh đơn thuần chỉ là việc cầm một máy ảnh và chụp một tấm ảnh, đơn giản vậy thôi. Nhưng thực tế lại không phải vậy, Nhiếp ảnh còn là cách bạn giao tiếp với thế giới, là phương tiện để bạn kể lại những câu chuyện… Dưới đây là một số định nghĩa về nhiếp ảnh của một số nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới:
– Berenice Abbott (1898 – 1991): “Nhiếp ảnh là giúp mọi người nhìn nhận thế giới xung quanh.”
– Burk Uzzle (1938): “Nhiếp ảnh là chuyện tình giữa nhiếp ảnh gia và cuộc sống.”
– David DuChemin: “Đôi khi nhiếp ảnh là sự giao thoa giữa hiện tại và quá khứ.”
– Don McCullin (1935): “Nhiếp ảnh với tôi không phải là quan sát mà là cảm nhận. Nếu bạn không cảm nhận được những gì bạn đang nhìn thấy, bạn sẽ không bao giờ khiến người khác có cảm xúc khi xem ảnh của bạn.”
– Elliott Erwitt (1928): “Với tôi, nhiếp ảnh là nghệ thuật quan sát. Bạn phải tìm kiếm sự đặc biệt trong những điều bình thường nhất.”

Nhiếp ảnh ra đời mang theo 1 sứ mạng là ghi lại hình ảnh thể hiện những khoảnh khắc, nội dung, cảm xúc của con người, của các nền văn hoá, văn minh trên toàn thế giới này. Nhiếp ảnh tồn tại bên cạnh các bộ môn nghệ thuật thị giác khác như vẽ tranh, điêu khắc,… bởi vì tính chính xác và nhanh chóng của nó. Dựa vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những bức ảnh ra đời ngày càng có độ chính xác cao so với thực tế và chính thức được sử dụng như một bằng chứng trong các ngành khoa học. Ngày nay hình ảnh chủ yếu đươc lưu trữ dưới 2 dạng chính: bản in và kỹ thuật số.

Nhiếp ảnh gia là gì?

Nhiếp ảnh gia là người chuyên chụp ảnh. Một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường chụp ảnh để kiếm tiền trong khi đó nhiếp ảnh gia nghiệp dư thì chụp ảnh chỉ để vui vẻ và ghi lại các sự kiện, cảm xúc, nơi chốn hay nhân vật nào đó.

BỐ CỤC TRONG NHIẾP ẢNH

Trong nhiếp ảnh không có một quy tắc nào là luôn đúng

Bố cục trong nhiếp ảnh

. Dù vậy cũng có những quy tắc về bố cục có thể được áp dụng trong hầu hết các trường hợp, giúp cho bạn có được những bức ảnh đẹp hơn.
 Những quy tắc này sẽ giúp cho bức ảnh của bạn có được sự cân bằng, thu hút sự chú ý vào những phần quan trọng trong ảnh. Một khi bạn đã quen với các quy tắc này, bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi thấy chúng được áp dụng rất nhiều. Bạn sẽ thấy những bức ảnh được áp dụng quy tắc ở bất cứ đâu, và dễ dàng nhận ra vì sao một số bức ảnh thực sự gây ấn tượng, trong khi có những bức ảnh trông như thể một bức được chụp vội vàng.

Dưới đây là 10 quy tắc phổ biến về bố cục, được tổng hợp từ PhotographyMad.

Quy tắc Một phần ba

Hãy tưởng tượng rằng bức ảnh của bạn được chia thành 9 phần, bởi 2 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang. Trong quy tắc Một phần ba, bạn nên đặt các phần quan trọng của khung cảnh dọc theo các đường kẻ, hoặc ở các điểm mà chúng giao nhau.
Khi thực hiện điều đó, bức ảnh sẽ có thêm sự cân bằng và thú vị. Một số máy ảnh có sẵn tính năng hiển thị các đường kẻ trên màn hình LCD, để bạn dễ dàng áp dụng quy tắc này.

Cả đường chân trời và căn nhà quan sát đều được đặt theo đường kẻ

Các yếu tố cân bằng

Khi bạn đặt một chủ thể lệch khỏi tâm của bức ảnh, như khi áp dụng quy tắc Một phần ba, điều đó sẽ làm bức ảnh thú vị hơn, nhưng cũng làm lộ ra một phần trống trong ảnh. Bạn nên cân bằng “trọng lượng” của chủ thể trong ảnh bằng cách đưa vào một chủ thể khác, ít quan trọng hơn, để lấp vào chỗ trống đó.

Trong ảnh này, “sức nặng” của tấm biển chỉ đường được cân bằng với tòa nhà ở phía kia của bức ảnh

Đường dẫn ánh nhìn

Khi nhìn vào một bức ảnh, đôi mắt chúng ta sẽ tự nhiên nhìn vào các đường kẻ. Bằng cách suy nghĩ về việc đặt các đường kẻ trong bố cục, bạn có thể tác động đến cách người xem nhìn tấm ảnh, thu hút ánh nhìn vào chủ thể chính, hay lướt qua khung cảnh. Có rất nhiều loại đường dẫn – thẳng, chéo, cong, zigzag… –  và mỗi loại đều có thể cải thiện được bố cục của bức ảnh.

Con đường trong bức ảnh này sẽ dẫn ánh nhìn của bạn qua toàn bộ khung cảnh

Các khuôn mẫu và sự đối xứng

Xung quanh chúng ta có rất nhiều mẫu hình có tính đối xứng, cả trong tự nhiên và do con người tạo ra. Chúng có thể tạo nên bố cục rất bắt mắt, nhất là khiến người xem bất ngờ khi trong một khung cảnh đặc biệt lại có thể xuất hiện sự đối xứng. Một cách sắp xếp bố cục khác là phá bỏ khuôn mẫu đối xứng, bằng cách tạo ra các tiêu điểm lệch trung tâm.

Sự đối xứng của khung cảnh bị phá vỡ bởi cái xô ở góc dưới bên phải ảnh

Góc chụp

Trước khi chụp chủ thể, hãy dành thời gian để nghĩ xem bạn sẽ chụp nó theo góc nào. Góc chụp có ảnh hưởng lớn tới bố cục của bức ảnh, và do đó có thể thay đổi thông điệp người chụp muốn chuyển tải. Thay vì chụp bằng góc nhìn ngang tầm mắt, hãy thử chụp với góc nhìn từ trên cao xuống, từ dưới nhìn lên, từ bên cạnh, đằng sau, xa hay gần…

Góc chụp khác biệt giúp bức ảnh tạo được cảm giác thú vị, trừu tượng

Nền của ảnh

Đã bao nhiêu lần bạn xem ảnh mình chụp và thấy rằng bức ảnh thiếu ấn tượng, bởi chủ thể bị lẫn vào một nền có quá nhiều đối tượng đằng sau? Mắt người có thể nhận biết rất nhanh các yếu tố bị lẫn vào nhau, nhưng máy ảnh lại có xu hướng làm bẹt phần nền ở phía trước và phía sau, và điều này có thể làm hỏng một bức ảnh đẹp. Rất may là bạn có thể dễ dàng khắc phục vấn đề này ngay khi chụp – hãy chụp ảnh trên một nền đơn sắc và không gây chú ý, để người xem hoàn toàn tập trung vào chủ thể chính của ảnh.

Nền đơn sắc trong bố cục này giúp người xem hoàn toàn tập trung vào chủ thể của bức ảnh

Độ sâu của bức ảnh

Do nhiếp ảnh diễn tả hình ảnh hai chiều, ta cần chọn bố cục kĩ lưỡng để đảm bảo bức ảnh có thể diễn tả được độ sâu của khung cảnh thực tế. Bạn có thể tạo chiều sâu cho bức ảnh bằng cách đưa vào các đối tượng ở cả phần trước, giữa và sau của khung cảnh. Bạn cũng có thể che bớt một phần của chủ thể bằng một chủ thể khác. Mắt người có thể nhận ra các lớp trong bức ảnh và tách biệt chúng ra, tự tạo thành một bức ảnh có chiều sâu.

Tạo nên chiều sâu cho bức ảnh bằng cách đưa vào các đối tượng ở những khoảng cách khác nhau

Đóng khung

Có rất nhiều sự vật có thể tạo thành các khung ảnh tự nhiên, như cây cối, những con đường hay hố sâu. Bằng cách đặt các sự vật này quanh bố cục của bức ảnh, bạn có thể tách chủ thể chính ra khỏi khung cảnh bên ngoài. Nhờ đó ánh nhìn của người xem sẽ tự nhiên được dẫn vào điểm quan trọng nhất của ảnh.

Trong bức ảnh này, những đồi núi xung quanh tạo thành một khung tự nhiên, và mảnh gỗ trở thành tâm điểm của bức ảnh

Tập trung vào chủ thể chính

Thường thì một bức ảnh sẽ không gây ấn tượng nếu như chủ thể chính quá nhỏ, khiến cho nó bị hòa lẫn vào môi trường xung quanh. Bằng cách đặt khung ảnh thật sát vào chủ thể chính, bạn sẽ loại bỏ được sự chú ý của người xem vào môi trường xung quanh, đảm bảo chủ thể chính có được sự chú ý cần thiết.

Loại bỏ hết các chi tiết không cần thiết giúp người xem tập trung sự chú ý vào chủ thể chính

Hãy mạnh dạn thử nghiệm

Từ khi máy ảnh số trở nên phổ biến, chúng ta không còn phải lo về giá tiền của phim hay sợ hết phim khi đang chụp nữa. Do vậy, bạn có thể thử thật nhiều bố cục cho một bức ảnh; ta có thể chụp hàng trăm bức ảnh và sau đó xóa những bức không mong muốn mà không tốn kém gì cả. Hãy tận dụng điều này, thử nghiệm với các bố cục khác nhau – bạn sẽ không thể biết một ý tưởng có tốt không nếu như không thử.

Nhiếp ảnh số cho phép chúng ta thoải mái thử các bố cục cho tới khi tìm ra được bố cục hoàn hảo
Bố cục trong nhiếp ảnh không phải là một môn khoa học, và tất cả các “quy tắc” trên đều không phải bất biến hay luôn đúng. Nếu như bạn áp dụng một quy tắc với một khung cảnh nhất định và thấy nó không có tác dụng, hãy bỏ qua nó. Nếu như bạn nhận ra một bố cục không theo quy tắc nào nhưng vẫn rất thuyết phục, hãy chụp theo bố cục đó. Dù sao, các quy tắc trên cũng rất phổ biến, và cũng đáng để cân nhắc mỗi lần bạn chụp ảnh.

KỸ THUẬT CHỤP ẢNH TỐC ĐỘ CHẬM

Kỹ thuật chụp ảnh tốc độ chậm
Với những kỹ thuật chụp chậm kinh điển sau đây, bạn có thể tự tạo cho mình những bức ảnh độc đáo. Ba kỹ thuật kinh điển là vẽ bằng ánh sáng, phối hợp…
 Với những kỹ thuật chụp chậm kinh điển sau đây, bạn có thể tự tạo cho mình những bức ảnh độc đáo. Ba kỹ thuật kinh điển là vẽ bằng ánh sáng, phối hợp chuyển động và biến đêm thành ngày.

1. Vẽ bằng ánh sáng

Đặt máy ảnh lên chân máy, chuyển về chế độ chụp chậm (ưu tiên tốc độ). Bạn có thể thử nghiệm bằng cách vẽ ánh sáng bằng nến, đèn pin, bật lửa…


Ảnh của tác giả Charles Clawson. Ảnh: Digital Photography School.
Trong bức ảnh này, tác giả Charles Clawson chụp một thanh niên ngồi trong phòng tối hoàn toàn. Máy ảnh được đặt ở tốc độ 8 giây, sau đó tác giả cầm một ngọn nến đang cháy và đi vòng quanh. Bóng nến sẽ vẽ thành hình vòng tròn xung quanh khuôn mặt với ánh sáng trên ngọn nến đủ soi rõ khuôn mặt.

2. Phối hợp chuyển động


Ảnh Tốc độ được chọn của ảnh này là 1/20 giây. Ảnh: Digital Photography School.
Đôi khi để tạo một bức ảnh kể chuyện, người chụp có thể phải tính đến một tốc độ chụp chậm hợp lý sao cho đối tượng cần nhòe vẫn nhòe, đối tượng cần nét vẫn nét. Như ở bức hình mô tả cảnh hai đứa bé đứng ngoài tấm lưới nhìn vào một cuộc liên hoan. Tốc độ được chọn ở mức 1/20 giây, đủ để làm nhòe quang cảnh bên trong mà không ảnh hưởng nhiều đến hai đứa trẻ. Mặc dù chưa phải là rất chậm, nhưng chụp ảnh kiểu này tốt nhất vẫn nên dùng chân máy để chống rung.

3. Biến đêm thành ngày


Ảnh Ảnh chụp tại bờ biển Hawaii vào 10 giờ tối. Ảnh: Digital Photography School.
Với trời sáng trăng và một thời gian phơi sáng đủ lâu, bạn có thể biến một cảnh đêm tối sáng như ban ngày. Như bức ảnh này, tác giả Charles Clawson chụp bờ biển Hawaii vào khoảng 10 giờ tối. Thời gian phơi sáng được để ở 30 giây. Với thời gian này, ngay cả màu xanh của cây cỏ trong đêm cũng bắt đầu hiện màu, các con sóng đánh vào bờ trở nên mờ ảo như những đám mây, thậm chí khi nhìn ảnh người chụp mới nhận ra trên bờ đá có một người đang ngắm trăng chứ trên thực tế hoàn toàn không nhìn thấy.