MATTHEW HANLEY
Một trong những đoạn trong cuốn “Một Tâm Hồn” của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu khiến tôi ấn tượng nhất chính là lúc Chị kể lại lời Chúa Giêsu từ trên Thánh Giá nói với Thánh Margaret Maria Alacoque: “Ta muốn con đọc cuốn sách cuộc đời, trong đó có KHOA HỌC TÌNH YÊU”. Thánh Têrêsa còn được mệnh danh là Bông Hồng Nhỏ và Tiến sĩ Tình yêu Kitô giáo.
Điều này ảnh hưởng Thánh Teresa khá nhiều: “Khoa học Tình yêu, vâng, từ ngữ này âm vang ngọt ngào trong linh hồn tôi, và tôi chỉ muốn loại khoa học này”. Ơn gọi yêu thương của Chị được kết tinh.
Khoa học và tình yêu có vẻ không hợp nhau. Chúng ta muốn kết hợp tình yêu bằng cảm xúc, sự thu hút, và niềm đam mê – không hẳn là “chất” khoa học, nó hợp với lý lẽ, kinh nghiệm và sự phát triển. Nhưng tình yêu giống như khoa học không là phép ẩn dụ thần bí vô căn cứ hoặc lập dị.
Tôi tình cờ gặp được đoạn văn của Thánh Teresa ngay sau khi đọc cuốn “Anh Em Nhà Karamazov” (Brothers Karamazov), và Dostoevsky – viết vào khoảng thời gian như Thánh Teresa (cuối thập niên 1800) – cũng sử dụng công thức này. Trong phần đối thoại đầu cuốn sách, Lm Zossima cố gắng an ủi “người phụ nữ của niềm tin bé nhỏ”, đầu tiên là khuyên phụ nữ này đừng sợ vì tính nhút nhát khi đạt được tình yêu, rồi chỉ ra rằng tình yêu trong hành động khó so sánh với tình yêu trong mơ ước: “Tình yêu tích cực là làm việc và chịu đựng, đối với một số người, có thể đó cũng là một khoa học hoàn hảo”.
Dorothy Day, người sáng lập Phong trào Công nhân Công giáo, cũng viết: “Tình yêu là một dạng khoa học, một dạng kiến thức mà chúng ta thiếu”. Đây là lý do chúng ta luôn cần cầu xin Chúa Thánh Thần: “Accende lumen sensibus, infunde amorem cordibus” – xin hãy thắp sáng các giác quan, xin hãy đổ đầy tình yêu vào trong tâm hồn chúng con. Lời nguyện ca thật đẹp đó trong bài thánh ca cổ “Veni Creator Spiritus” (Lạy Chúa Thánh Thần, Xin Ngự Đến). Chính Chúa Thánh Thần làm cho tâm hồn chúng ta đầy tràn tình yêu.
Không lâu trước thời Thánh Teresa, khái niệm của chủ nghĩa thực chứng (positivism) cho rằng không có khoa học hiện hữu trừ những gì nghiên cứu hiện tượng của thế giới tự nhiên, đã bắt đầu được chú ý. Trong cuốn sách viết năm 1874, cuốn “The Crisis of Western Philosophy: Against the Positivists” (Khủng hoảng của Triết học Tây phương: ), triết gia lỗi lạc Vladimir Soloviev (người Nga) đã bác bỏ khái niệm của triết gia Auguste Comte (người Pháp) cho rằng nhân loại bước vào một kỷ nguyên nhận thức khoa học là cách phù hợp để thay thế mọi dạng hiểu biết khác, chẳng hạn như kiến thức thần học hoặc triết học “thô sơ”. Comte cảm thấy những điều đó đã lỗi thời đối với lịch sử của sự tiến bộ “khoa học”. Phương châm của Comte là “Order and Progress” (Trật tự và Tiến bộ) được ghi trên quốc kỳ Brazil. Châm ngôn này dễ dàng làm theo.
Lịch sử không ghi lại điều đó. Nhưng Thánh Teresa, lúc 14 tuổi, đã hiểu những điều mà dân trí thức không thể hiểu, mặc dù họ dành cả đời để nghiên cứu, đó chính là KHOA HỌC TÌNH YÊU.
Soloviev cảm thấy rằng sự khủng hoảng triết học Tây phương là do sai lầm khi đề cao kiến thức (lý lẽ) hơn thứ khác (đức tin). Ông cho rằng điều này bắt đầu nổi lên trước thời kỳ Khai Sáng (thế kỷ 18, đề cao lý trí). Thời kỳ này cũng củng cố tư tưởng cho rằng khoa học nên thay thế cho luân lý truyền thống hệ thống đạo đức. Cuối cùng, nó bị coi là “phi khoa học”.
Toàn bộ luân lý truyền thống dựa trên những gì Chúa Giêsu xác định là hai giới răn quan trọng nhất: Mến Chúa và yêu người. Chúng ta có thể nói rằng Chúa Giêsu nói “rất khoa học” – đưa ra kiến thức đích thực – chứng thực tính ưu việt của tình yêu. Loại bỏ luân lý truyền thống không giải phóng con người khỏi quy luật, mà lại bao hàm mối nguy có thật là mất tình yêu.
Khoa học phong phú hóa thế giới bằng nhiều cách, nhưng đó không là nền tảng để người Công giáo hiểu rằng khoa học là phương cách tự bào chữa về “cuộc tranh luận sinh học đạo đức đương đại” (contemporary bioethical debates). Soloviev đã nhận thấy điều nguy hiểm khi loại bỏ kiến thức tôn giáo và triết học. Ông không cho phép thông báo các tiến bộ khoa học. Ông nhận xét: “Để có kết thúc hợp lý, nguyên nhân chính của thuyết vị lợi tương đương với sự phủ nhận hoàn toàn đối với luân thường đạo lý”. ĐGH Benedict XVI nói điều này vẫn như trước đây.
ĐGH Benedict XVI nói rằng chỉ có “khoa học tình yêu” mới là “dạng khoa học cao cấp nhất”. Theo Thánh giáo hội Gioan Phaolô II, “khoa học tình yêu” có thể bảo vệ nhân loại khỏi các hệ lụy xói mòn do thói vị lợi ngày nay, và “chỉ có tình yêu mới có thể ngăn ngừa người này lợi dụng người kia” (cuốn “Tình yêu và Trách nhiệm” của Đức Karol Wojtyla, 1960). Chỉ có tình yêu mới có thể kéo chúng ta ra khỏi sự vô nghĩa mà chủ nghĩa duy vật truyền bá.
Không lâu trước khi qua đời tại Auschwitz, Edith Stein đã viết bài nghiên cứu chi tiết về triết học của tư tưởng theo Thánh Gioan Thánh Giá, với tựa đề là “Khoa học Thánh Giá” (Science of Cross). Tài liệu này là đỉnh cao của sự khôn ngoan. Trong đó, bà cho biết rằng bà gọi là “khoa học của các thánh” với “sự thật của các niềm tin” (không bao giờ trái ngược với khoa học hoặc lý lẽ).
ĐGH Benedict XVI nói rằng chỉ có “khoa học tình yêu” mới là “dạng khoa học cao cấp nhất”. Theo Thánh giáo hội Gioan Phaolô II, “khoa học tình yêu” có thể bảo vệ nhân loại khỏi các hệ lụy xói mòn do thói vị lợi ngày nay, và “chỉ có tình yêu mới có thể ngăn ngừa người này lợi dụng người kia” [cuốn “Tình yêu và Trách nhiệm” của ĐGM Karol Wojtyla (sau là ĐGH Gioan Phaolô II), năm 1960]. Chỉ có tình yêu mới có thể kéo chúng ta ra khỏi sự vô nghĩa mà chủ nghĩa duy vật truyền bá.
Các thánh theo đuổi các ơn gọi khác nhau của tình yêu bằng cách theo “phương pháp khoa học” mà Chúa Giêsu khuyên: “Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11:29). Chúng ta còn tìm kiếm gì xứng đáng hơn Thánh Tâm Chúa – “Lò Lửa Tình Yêu”?
Thánh Tiến sĩ Têrêsa Hài Đồng Giêsu nhắc chúng ta nhớ tới “Con Đường Bé Nhỏ” mà không khoa học gia nào có thể hiểu nổi. Con đường đó chỉ có thể hiểu được nhờ tình yêu, một thực tế sâu sắc nhất của cuộc sống.
TRẦM THIÊN THU (CHUYỂN NGỮ TỪ THECATHOLICTHING.ORG)