Khám Phá Sức Mạnh Não Bộ
Sơ Đồ Tư Duy
=> STNHD – KHÁM PHÁ BỘ NÃO (Level 1 )
Sơ đồ tư duy – phương pháp dạy và học hiệu quả
Vì vậy, trong công tác giáo dục, ngoài vấn đề truyền đạt kiến thức cho sinh viên, chúng ta cần hướng sinh viên đến một phương pháp học tập tích cực và tự chủ để lĩnh hội tri thức, và giáo viên cũng cần có phương pháp nghiên cứu để luôn cập nhật kịp thời tri thức của thế giới. Với “biển thông tin” như thế, để tiếp cận tốt cần có phương pháp giúp hệ thống lại những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức, sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo…Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là Sơđồ Tư duy – MindMap. Bài viết này, xin giới thiệu phương pháp bản đồ tư duy do Tony Buzan đề xuất, được mệnh danh là “công cụ vạn năng cho bộ não” là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang được ngành giáo dục khuyến khích đưa vào thực hiện trong giảng dạy và học tập.
1. Sức Mạnh Cộng Hưởng và Sơ Đồ Tư Duy:
Cộng hưởng là tình trạng có 2 hay nhiều nhân tố/chủ thể hoạt động chung trong một hướng cụ thể đem lại kết quả có tác dụng lớn hơn hoặc tốt hơn kết quả của từng cái riêng biệt. Vậy sức mạnh cộng hưởng được dùng như thế nào trong mindmap?
Tony Buzan chia sẻ: “Việc tạo một sơ đồ tư duy đòi hỏi phải có tư duy của toàn não bộ và tư duy cộng hưởng mới có thể kích thích sự khai phóng của các tế bào thần kinh giăng khắp não bộ để tìm ra các mối liên kết mớ lạ trong quá trình tư duy. Não bộ không tư duy theo lối tuyến tính hoặc tuần tự như một máy tính. Nó tư duy theo lối đa phương: toả ra nhiều hướng
Khi bạn vẽ sơ đồ tư duy, từ nhánh lớn sẽ mọc ra các nhánh phụ khác để khiến ta tạo ra nhiều ý tưởng hơn từ những thứ được thêm vào – tươgn tự như cách não hoạt động. Ngoài ra, vì mọi ý tưởng trong Sơ đồ tư duy đều được liên kết với nhau, thông qua đó, nó sẽ giúp não tạo ra những bước nhảy vọt về sự hiểu biết và trí tưởng tượng.
2. Khám phá bộ não:
Tất cả chúng ta đều có trí lực vô hạn. CHÚNG TA ĐỀU LÀ THIÊN TÀI.
Tại sao vẫn có người thất bại? -> Do cách chúng ta đưa thông tin vào não.
3. Đưa thông tin vào não bằng cách ghi chép:
– Khiến thông tin khó ghi nhớ hơn
– Lãng phí thời gian
– Không kích thích não bộ
– Khó khăn khi ôn tập
– Qua 1nhiều từ không cần thiết.
- 3 Kiều ghi chép phổ biến nhất:
– Ghi chép tường thuật /câu: viết lại tất cả nội dung dưới dạng tường thuật.
– Liệt kê: ghi chú lại những ý được nói đến.
– Lập dàn ý theo thứ tự Số đếm-Chữ cái: Ghi chú theo một thứ tự có cấp bậc bao gồm ý chính và ý phụ.
95% các trường học, đại học và doanh nghiệp đều dùng một hoặc cả 3 kiểu trên. - Vì sao ghi chú theo đường thẳng lại khó nhớ?
– Tính đơn điệu(Một kiểu diễn đạt): Các ghi chú theo đường thẳng cực kỳ đơn điệu. Nó không kích thích não để ghi nhớ.
– Nhiều công sức: Ghi chú kiểu truyền thống khiến mặt thể chất bị hao mòn vì cần đến nhiều công sức.
– Viết câu: Không cần thiết. Mất thời gian. Tỷ lệ phần trăm thông tin thật sự quan trọng trong đó rất thấp.
– Khó tổng quát: Lãng phí thời gian trong việc truy dò lượng lớn các ghi chú để tìm thông tin quan trọng. Phần quan trọng nhất của việc truyền tải thông tin chính là từ khoá, thế nhưng lại bị che mất bởi những ghi chú dài dòng.
– Khó khăn khi bổ sung dữ liệu: Khi trang giáy không còn trống, thông tin bổ sung bị hạn chế hoặc nhồi nhét đâu đó.
– Khó nhớ: Ghi chú dài dòng rất khó để ghi nhớ. - Đưa thông tin vào não bằng cách ghi chép hậu quả để lại cho não bộ chúng ta:
– Mất khả năng tập trung.
– Mất sự tự tin
– Mất niềm yêu thích học tập
– Chúng ta chịu đựng sự chán nản, hoang mang.
4. Sơ Đồ Tư Duy:
- Tại sao Sơ đồ tư duy lại tốt hơn?
– Màu sắc rực : Sơ đồ Tư duy đầy các sắc màu. Chúng để lại dấu vết trí nhớ mạnh mẽ hơn và kích tích trí tưởng tượng và sự sáng tạo.
– Dễ dàng: Vẽ Sơ đồ tư duy rất dễ và nhanh. Chúng cung cấp một cái nhìn tổng quan về toàn bộ chủ đề.
– Từ khoá: Sơ đồ Tư duy chỉ sử dụng những từ chính. Ghi chú ít nhưng có ý nghĩa. Bộ não có thể dễ dàng xử lý thông tin này.
– Dễ dàng bổ sung thông tin: Khi khả năng sáng tạo tăng lên, bạn có thể dễ dàng bổ sung các nhánh vào Sơ đồ tư duy.
– Dễ nhớ: Từ khoá rất dễ nhớ. Từ khoá kích hoạt trí tưởng tượng và liên tưởng làm cho sự sáng tạo được nảy mầm.
– Ôn luyện: Việc ôn tập cho các kì kiểm tra trở nên dễ dàng với Sơ đồ tư duy, giúp bạn ghi nhớ và ôn tập một cách nhanh chóng.
– Đặc trưng của Sơ đồ tư duy là nâng cao trí tưởng tượng và sự sáng tạo của chúng ta. Bộ não của chúng ta rất giỏi về tưởng tượng, nó thích lấp đầy các khoảng trống.
- Chuẩn bị:
* Giấy: Giấy trắng A4, A3. Khổ giấy A3 chiều ngang là lựa chọn tốt.
* Bút: chì, bút mực, bút màu, cục tấy.
* Tài liệu: Ghi chú, sách,…
- Cách vẽ Sơ đồ tư duy- Mindmap nhanh, đạt chuẩn quốc tế:
– Hình Trung Tâm:
- Hình Trung tâm Là hình mô tả chủ đề của bài học. Hình đạt chuẩn là hình có 3 màu trở lên, Không tính màu trắng, đen)
- Vị trí: Giữa tờ giấy.
- Kích thước: Nếu là khổ giấy A3: bằng nắm tay người bình thường. Nếu là khổ giấy A4: bằng một “lỗ tròn” do tay bạn tạo ra khi làm biểu tượng ok.
- To, Nhỏ …
- Cong
- Cùng nhánh cùng màu, Khác nhánh khác màu
- Từ gợi nhớ nội dung chính ( Danh, Động, Tính từ).
- Nhánh chính: Kích thước chữ lớn; nhánh phụ: kích thước chữ nhỏ …
- Độ dài: vừa với nhánh
- Cùng màu với nhánh
- Mỗi nhánh tối đa 2 từ
- Lấy ý tưởng từ Google
Draw…
Icon…
Cartoon…
- Luyện vẽ mỗi ngày để trang bị cho mình bộ “Ngôn Ngữ Toàn Cầu”.
- Thành Thạo: Nghe từ khóa bất kỳ đều vẽ được hình minh họa.
Nt. Maria Bùi Thị Ngọc Yến
MTG. Thủ Đức