Khám phá não bộ- Phương pháp học tập qua sơ đồ tư duy

857

Khám Phá Sức Mạnh Não Bộ

Sơ Đồ Tư Duy

=>  STNHD – KHÁM PHÁ BỘ NÃO (Level 1 )

Sơ đồ tư duy – phương pháp dạy và học hiệu quả

Trong thời đại ngày nay, nguồn tài liệu học tập, nghiên cứu như: sách, tạp chí, báo, các kỷ yếu,…rất phong phú. Thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin, chúng ta đang tiếp xúc với nguồn kiến thức mênh mông của thế giới. Bên cạnh đó, chúng ta thường xuyên phải ghi nhớ, tổng hợp hay phân tích một vấn đề bằng nhiều phương pháp như kẻ bảng, gạch đầu dòng các ý chính, vẽ sơ đồ tổng hợp,…nhưng nó chưa bao giờ được hệ thống và được nghiên cứu kỹ lưỡng, mà chỉ được dùng tản mạn trong giới sinh viên học sinh trước các mùa thi.

Vì vậy, trong công tác giáo dục, ngoài vấn đề truyền đạt kiến thức cho sinh viên, chúng ta cần hướng sinh viên đến một phương pháp học tập tích cực và tự chủ để lĩnh hội tri thức, và giáo viên cũng cần có phương pháp nghiên cứu để luôn cập nhật kịp thời tri thức của thế giới. Với “biển thông tin” như thế, để tiếp cận tốt cần có phương pháp giúp hệ thống lại những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức, sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo…Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là Sơđồ Tư duy – MindMap. Bài viết này, xin giới thiệu phương pháp bản đồ tư duy do Tony Buzan đề xuất, được mệnh danh là “công cụ vạn năng cho bộ não” là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang được ngành giáo dục khuyến khích đưa vào thực hiện trong giảng dạy và học tập.

1. Sức Mạnh Cộng Hưởng và Sơ Đồ Tư Duy:
Cộng hưởng là tình trạng có 2 hay nhiều nhân tố/chủ thể hoạt động chung trong một hướng cụ thể đem lại kết quả có tác dụng lớn hơn hoặc tốt hơn kết quả của từng cái riêng biệt. Vậy sức mạnh cộng hưởng được dùng như thế nào trong mindmap?
Tony Buzan chia sẻ: “Việc tạo một sơ đồ tư duy đòi hỏi phải có tư duy của toàn não bộ và tư duy cộng hưởng mới có thể kích thích sự khai phóng của các tế bào thần kinh giăng khắp não bộ để tìm ra các mối liên kết mớ lạ trong quá trình tư duy. Não bộ không tư duy theo lối tuyến tính hoặc tuần tự như một máy tính. Nó tư duy theo lối đa phương: toả ra nhiều hướng

Khi bạn vẽ sơ đồ tư duy, từ nhánh lớn sẽ mọc ra các nhánh phụ khác để khiến ta tạo ra nhiều ý tưởng hơn từ những thứ được thêm vào – tươgn tự như cách não hoạt động. Ngoài ra, vì mọi ý tưởng trong Sơ đồ tư duy đều được liên kết với nhau, thông qua đó, nó sẽ giúp não tạo ra những bước nhảy vọt về sự hiểu biết và trí tưởng tượng.

2. Khám phá bộ não:

2.1. KHÁM PHÁ SỐ 1:
– Não có 2 bán cầu: Bán cầu não trái và Bán cầu não phải.
– Não điều khiển chéo.
– Bán cầu não trái điều khiển: Chữ, số, kí hiệu, tính toán.
– Bán cầu não phải điều khiển: Hình ảnh, màu sắc, sáng tạo, tưởng tượng.
=> Nếu muốn học nhẹ nhàng, bộ não phát triển toàn diện phải kết hợp cả hai bên.
=> Muốn có bộ não khỏe mạnh, học nhẹ nhàng cần học bằng cả 2 bán cầu não.
2.2. KHÁM PHÁ 2: Mỗi vùng não có một nhiệm vụ khác nhau.
– Bộ não phân chia thành các phần: Thính giác, Trước trán, vận động, khe trung tâm, vỏ não, cảm giác, vị giác, Thị giác, cảm nhận lời nói.
– Nhiệm vụ của các vùng não giống như trong ngôi nhà có các phòng: Phòng ăn , phòng ngủ, phòng khách-> mỗi phòng sẽ có chức năng khác nhau.
2.3. KHÁM PHÁ 3: Số lượng tế bào thần kinh của mỗi người giống nhau: 86 tỉ Neurons.
2.4. KHÁM PHÁ 4: Sự phân bố tế bào thần kinh của mỗi người không giống nhau.
-> Nên mỗi người có một điểm mạnh riêng, người thì giỏi về cái này, người thì giỏi về cái khác tuỳ vào sự phân bổ Neuron thần kinh.
-> Các ngành nghề hợp pháp và hợp lương tâm đều cao quý như nhau chỉ có thu nhập là khác nhau.
Mỗi đứa trẻ có một thế mạnh riêng, bố mẹ không nên so bì giữa bé này với bé kia mà tội nghiệp. Cần khám phá trẻ thiên về mặt nào để giúp trẻ phát triển. MỖI ĐỨA TRẺ LÀ MỘT THIÊN TÀI!
Là Ba mẹ, thấy cô,… chúng ta nên nhớ rằng :
Mỗi đứa trẻ đều có thế mạnh riêng của nó. Nếu đứa trẻ không giỏi về việc học thì sẽ giỏi về lãnh vực khác như: giỏi kết nối, giỏi sáng tạo, giỏi âm nhạc ….
Giỏi về kiến thức thì sau này đứa trẻ sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực được học.
Giỏi về kết nối + tư duy thì sau này đứa trẻ sẽ trở thành lãnh đạo.
Vậy đứa trẻ không giỏi trong việc học thì các bậc phụ huynh, thấy cô cũng rất vui nhé, vì sau này đứa trẻ có tiềm năng sẽ trở thành LÃNH ĐẠO.
2.5. KHÁM PHÁ 5: BỘ NÃO KHỎE MẠNH HAY YẾU ỚT TÙY VÀO TRẠNG THÁI
Bài tập:
– Viết tên 3 người mình yêu
– Viết 3 điều tốt đẹp bạn đã làm được.
– Viết 3 điều khiến bạn lo lắng nhất hiện nay.
– Viết tên 3 người mà bạn ghét, không ưa.
-> khi viết tên những người mình yêu và những điều tốt tâm trạng sẽ khác với viết tên người mình ghét và những điều lo lắng.
-> Trạng thái khỏe, yếu sẽ tiết ra Cortisol, Endorphins.
=> Trạng thái tùy thuộc vào suy nghĩ.
2.6 Khám phá 6: NÃO CHÚNG TA DỄ NHỚ HÌNH ẢNH HƠN CHỮ, SỐ
Bài tập:
Chúng ta nhìn vào slide có 10 số trong 1 giây nhớ được bao nhiêu số?
Chúng ta nhìn vào slide có 10 từ trong 1 giây nhớ được bao nhiêu từ?
Chúng ta nhìn vào sile có 10 hình ảnh trong 1 giây nhớ được bao nhiêu hình?
=> Hình ảnh dễ nhớ hơn.
2.7. Khám phá 7: BỘ NÃO CHÚNG TA CẦN MÀU SẮC
sử dụng màu sắc sẽ dễ nhớ.
Dùng silde, bút, phấn màu để dạy học thì học sinh sẽ dễ nhớ bài.
2.8. Khám phá 8: BỘ NÃO CHÚNG TA CẦN SẮP XẾP
Bài tập: nhìn vào silde có những trái cam để lộn xộn trong 1 giây, chúng ta đếm xem có bao nhiêu trái?
=> cần sắp xếp thì sẽ dễ nhớ hơn.
2.9. Khám phá 9: BỘ NÃO CHÚNG TA RẤT GIỎI TƯỞNG TƯỢNG
Bài tập:
– Nhìn vào 1 hình có đám mây, ta tưởng tượng ra hình con gấu.
– Nhìn vào 1 bức hình đám mây thứ 2, ta tưởng tượng ra hình đĩa bay.
– Nhìn vào 1 bức hình đám mây thứ 3, ta tưởng tượng ra hình con cá heo.
– Nhìn vào 1 bức hình đám mây thứ 4, ta tưởng tượng ra con Kanguru.
=> Não chúng ta rất giỏi tưởng tượng. Nhìn đám mây mà có thể tưởng tượng ra nhiều hình.
2.10. Khám phá 10: BỘ NÃO CHÚNG TA RẤT GIỎI LIÊN KẾT
Nói ra một từ, chúng ta sẽ nhìn nó như thế nào? Màu gì? Cảm giác thế nào? Nghe gì về nó? Mất bao lâu để nghĩ?
VD: Nói từ xoài
Chúng ta sẽ nhìn nó có hình ô voan, màu vàng, cảm thấy chua, mất 1 giây để nghĩ.
=> Não rất giỏi liên kết. Chỉ cần nói ra 1 từ có thể liên kết được nhiều thứ.
*** Cách ghi chép nào thỏa hết các khám phá về bộ não thì sẽ rất hiệu quả.

 

Tất cả chúng ta đều có trí lực vô hạn. CHÚNG TA ĐỀU LÀ THIÊN TÀI.

Tại sao vẫn có người thất bại? -> Do cách chúng ta đưa thông tin vào não.

3. Đưa thông tin vào não bằng cách ghi chép: 
– Khiến thông tin khó ghi nhớ hơn
– Lãng phí thời gian
– Không kích thích não bộ
– Khó khăn khi ôn tập
– Qua 1nhiều từ không cần thiết.

  • 3 Kiều ghi chép phổ biến nhất: 
    – Ghi chép tường thuật /câu:
    viết lại tất cả nội dung dưới dạng tường thuật.
    – Liệt kê:
    ghi chú lại những ý được nói đến.
    – Lập dàn ý theo thứ tự Số đếm-Chữ cái:
    Ghi chú theo một thứ tự có cấp bậc bao gồm ý chính và ý phụ.
    95% các trường học, đại học và doanh nghiệp đều dùng một hoặc cả 3 kiểu trên.
  • Vì sao ghi chú theo đường thẳng lại khó nhớ?
    Tính đơn điệu(Một kiểu diễn đạt): Các ghi chú theo đường thẳng cực kỳ đơn điệu. Nó không kích thích não để ghi nhớ.
    Nhiều công sức: Ghi chú kiểu truyền thống khiến mặt thể chất bị hao mòn vì cần đến nhiều công sức.
    – Viết câu: Không cần thiết. Mất thời gian. Tỷ lệ phần trăm thông tin thật sự quan trọng trong đó rất thấp.
    – Khó tổng quát: Lãng phí thời gian trong việc truy dò lượng lớn các ghi chú để tìm thông tin quan trọng. Phần quan trọng nhất của việc truyền tải thông tin chính là từ khoá, thế nhưng lại bị che mất bởi những ghi chú dài dòng.
    – Khó khăn khi bổ sung dữ liệu: Khi trang giáy không còn trống, thông tin bổ sung bị hạn chế hoặc nhồi nhét đâu đó.
    – Khó nhớ: Ghi chú dài dòng rất khó để ghi nhớ.
  • Đưa thông tin vào não bằng cách ghi chép hậu quả để lại cho não bộ chúng ta:
    – Mất khả năng tập trung.
    – Mất sự tự tin
    – Mất niềm yêu thích học tập
    – Chúng ta chịu đựng sự chán nản, hoang mang.

4. Sơ Đồ Tư Duy:

  • Tại sao Sơ đồ tư duy lại tốt hơn?
    Màu sắc rực : Sơ đồ Tư duy đầy các sắc màu. Chúng để lại dấu vết trí nhớ mạnh mẽ hơn và kích tích trí tưởng tượng và sự sáng tạo.
    – Dễ dàng: Vẽ Sơ đồ tư duy rất dễ và nhanh. Chúng cung cấp một cái nhìn tổng quan về toàn bộ chủ đề.
    – Từ khoá: Sơ đồ Tư duy chỉ sử dụng những từ chính. Ghi chú ít nhưng có ý nghĩa. Bộ não có thể dễ dàng xử lý thông tin này.
    – Dễ dàng bổ sung thông tin: Khi khả năng sáng tạo tăng lên, bạn có thể dễ dàng bổ sung các nhánh vào Sơ đồ tư duy.
    – Dễ nhớ: Từ khoá rất dễ nhớ. Từ khoá kích hoạt trí tưởng tượng và liên tưởng làm cho sự sáng tạo được nảy mầm.
    – Ôn luyện: Việc ôn tập cho các kì kiểm tra trở nên dễ dàng với Sơ đồ tư duy, giúp bạn ghi nhớ và ôn tập một cách nhanh chóng.

– Đặc trưng của Sơ đồ tư duy là nâng cao trí tưởng tượng và sự sáng tạo của chúng ta. Bộ não của chúng ta rất giỏi về tưởng tượng, nó thích lấp đầy các khoảng trống.

– Mind map là cách ghi nhớ thuận tự nhiên. Thuận tự nhiên thì tự nhiên sẽ thuận.
  • Chuẩn bị:
    * Giấy: Giấy trắng A4, A3. Khổ giấy A3 chiều ngang là lựa chọn tốt.
    * Bút: chì, bút mực, bút màu, cục tấy.
    * Tài liệu: Ghi chú, sách,…
  • Cách vẽ Sơ đồ tư duy- Mindmap nhanh, đạt chuẩn quốc tế: 

 – Hình Trung Tâm:

  • Hình Trung tâm Là hình mô tả chủ đề của bài học. Hình đạt chuẩn là hình có 3 màu trở lên, Không tính màu trắng, đen)
  • Vị trí: Giữa tờ giấy.
  • Kích thước: Nếu là khổ giấy A3: bằng nắm tay người bình thường. Nếu là khổ giấy A4: bằng một “lỗ tròn” do tay bạn tạo ra khi làm biểu tượng ok.
    + Có thể lên google tìm ý tưởng
        – Vẽ … (Vẽ mùa hè, vẽ bãi biến, vẽ con cua …)
        – Draw …
         -…Cartoon
NHÁNH:
  • To, Nhỏ …
  • Cong
  • Cùng nhánh cùng màu, Khác nhánh khác màu
Trang Trí: Lên Google lấy ý tưởng với từ khoá DRAW PARTERN, TEXTURE
LƯU Ý: Vẽ chì để phác thảo trước rồi mới trang trí, tô màu.
TỪ KHÓA:
  • Từ gợi nhớ nội dung chính ( Danh, Động, Tính từ).
  • Nhánh chính: Kích thước chữ lớn; nhánh phụ: kích thước chữ nhỏ …
  • Độ dài: vừa với nhánh
  • Cùng màu với nhánh
  • Mỗi nhánh tối đa 2 từ
HÌNH ẢNH:
  • Lấy ý tưởng từ Google
    Draw…
    Icon…
    Cartoon…
  • Luyện vẽ mỗi ngày để trang bị cho mình bộ “Ngôn Ngữ Toàn Cầu”.
  • Thành Thạo: Nghe từ khóa bất kỳ đều vẽ được hình minh họa.
MÀU SẮC:
-Giúp dễ học, dễ nhớ…
-Dùng các màu có “gam” nóng, lạnh xen kẽ nhau.
* MÀU NÓNG:
Đỏ, Da Cam, Vàng, Nâu…
Màu nóng tự mang trong nó sự lôi cuốn và gây chú ý, có tính phản chiếu cao. Vì vậy, với những nội dung muốn gây sự chú ý, các gam màu nóng luôn là ậu ưu tiên hàng đầu. Nó có tác động mạnh mẽ đến không gian trong bố cục chung.
* MÀU LẠNH:
Xanh dương, xanh lá, tím,… cho bức hình cảm giác tươi tắn, tỏa sáng, gợi cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng.
CẤU TRÚC:
-Thường có từ 5-7 nhánh chính.
-Nhánh thứ nhất phải nằm ở vị trí “1 giờ “
-Các nhánh kế tiếp theo chiều kim đồng hồ.
-Cách đọc cũng thế.
PHÁC THẢO
Nên Phác thảo trước bằng viết chì để khi vẽ màu lên không bị sai sót.

 

-> Lưu ý: Để vẽ được mindmap cần:
              B1: Hiểu bài.
              B2: Nắm nội dung chính.
              B3: Chọn từ khóa gợi nhớ nội dung chính.

Nt. Maria Bùi Thị Ngọc Yến
MTG. Thủ Đức