Kẻ thù của thành công

36

Kẻ thù của thành công


Đội ngũ những bậc quân sư về kinh doanh và những bậc thầy huấn luyện ngày nay thường xây dựng những chiến lược của họ dựa trên lời khuyên ngắn gọn cơ bản của Binh pháp Tôn Tử vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, đó là Nghệ thuật Chiến tranh – “NHẬN BIẾT KẺ THÙ”. Chỉ khi nào chúng ta nhận biết và hiểu rõ những thái độ và điều kiện đe doạ đến sự thành công của chúng ta, chúng ta mới có thể có những bước hành động cần thiết để vượt qua chúng.
Thiếu một mục tiêu rõ ràng. Nhà tư vấn và chủ doanh nghiệp Joseph Ansanelli nói: “Nguyên nhân dẫn đến thất bại thường là việc thiếu sự am hiểu tường tận, và một tập hợp nhỏ những mục tiêu rất quan trọng”.
“Nếu bạn không biết mình đang đi đâu, bạn sẽ không xác định được đích đến.” – Yogi Berra
Thiếu một kế hoạch. Không có gì sai khi mơ về việc xây lâu đài trong không trung, giấc mơ ấy sẽ không trở thành hiện thực nếu thiếu một kế hoạch thực tế rõ ràng từng bước một để tiến hành. Ngày hôm nay, chúng ta có trạm không gian, nhưng nó không phải tự nhiên xuất hiện.
“Ai không lên kế hoạch, kế hoạch sẽ bị thất bại.” – Vô danh
Thiếu tập trung. Rất nhiều điều khác nhau có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu tập trung, bao gồm: thiếu động lực thúc đẩy, môi trường làm việc không tốt, hoặc bị sao lãng bởi những việc ít quan trọng hơn. Nhận dạng những gì gây sao lãng và tìm ra cách tốt nhất để giải quyết từng điều một.
“Có một nguyên do làm cho rất ít người trong số chúng ta đạt được những gì mình mong muốn, đó là chúng ta không bao giờ điều khiển sự tập trung của chúng ta; chúng ta không bao giờ chú ý đến sức mạnh của chúng ta. Hầu hết là do chúng ta không nghiêm túc trong cuộc sống.” – Anthony Robbins
Lười biếng. Bạn có thể có ý tưởng to lớn và ngay cả một kế hoạch tuyệt vời để đạt được nó, nhưng nếu bạn thiếu sự cống hiến cần thiết hoặc không sẵn lòng làm việc, ý tưởng và kế hoạch đều chẳng có ích gì.
“Một số người mơ thành công, trong khi những người khác thức dậy và làm việc cật lực.” – Vô danh
Cứng nhắc. Không gì có thể làm hao mòn sáng kiến và tiến bộ cho bằng việc luôn bám vào những lề lói cũ trong quá khứ.
“Một đầu óc bảo thủ không chỉ khép kín trước những suy nghĩ bên ngoài, nhưng còn đóng chặt cả với chính nó. Nó khép kín trước những suy nghĩ mới và bất cứ điều gì đe doạ đến lề lói cũ. Nhưng nếu bạn cởi mở, có thể chỉ là một hé mở nhỏ lúc ban đầu, những ý tưởng đang kiên nhẫn chờ đợi ngoài cửa sẽ tràn vào.” – David Straker và Graham Rowlinson
Thiếu nhiệt tình. Nếu ý tưởng giống như một tia lửa, sự nhiệt tình chính là cơn gió thổi vào làm cho ngọn lửa cháy mạnh đủ để không bị tắt ngúm bởi cơn mưa nghịch cảnh.
“Sự thành công bao gồm những chuỗi thất bại liên tục nhưng vẫn không mất đi lòng nhiệt thành.” – Winston Churchill
Nghĩ đến thất bại trước khi hành động. Thường thì trận chiến bị lãng quên trước khi hành động thực sự bắt đầu. Dù cho rằng sẽ bại trận, và bạn thật sự đã bại trận; nhưng nếu bạn hy vọng chiến thắng và bạn tự cho bản thân một cơ hội, thì chắc chắn bạn sẽ chiến thắng, và bạn sẽ tăng cơ hội chiến thắng của mình theo hàm số mũ. Ngay cả trước hoàn cảnh tưởng chừng như không thể nhất, bạn cũng có thể vượt qua nếu dám đối mặt với nó một cách tích cực như là một thách thức.
“Thành công thường là việc tiếp tục kiên trì sau khi những người khác buông tay.” -William Feather
Tính tự mãn. Mối nguy hiểm to lớn nhất thường đến khi mọi việc diễn ra trôi chảy và không còn áp lực, bởi vì theo tự nhiên, ta dễ có khuynh hướng không cố gắng nhiều nữa. Có thể khả năng tuột dốc chỉ diễn ra trong chốc lát, nhưng đà tiến triển vô giá sẽ bị vuột mất; nếu để tuột dốc mà không kiểm soát, mọi việc sẽ chậm dần và ngừng hẳn.
“Có một lằn ranh giữa tự tin và tự mãn. Nếu bạn chiến thắng trận chiến đầu tiên, điều tồi tệ nhất chính là bạn ngớ ngẩn khi cho rằng trận đấu thứ hai sẽ dễ dàng hơn.” – Dave McGinnis
Quá tự tin. Con thỏ và con rùa; tên khổng lồ Gôliát và cậu bé David; tàu Titanic – bạn hiểu rồi đấy.”
“Trước khi cố sức đánh bại sự xung đột, hãy chắc chắn bạn có thể sống sót trước nó.” – Larry Kersten
Trì hoãn. Những người có khả năng nhất trên thế giới, với những ý tưởng tốt nhất trên thế giới và tất cả sự ủng hộ về mặt tài chính trên thế giới, sẽ không thể tiến triển đến đâu một khi vẫn chưa có hành động.
“Có 1 triệu cách uổng phí một ngày làm việc, nhưng không một cách nào có thể lấy lại nó.” – Tom Demarco và Timothy Lister
Thiếu đoàn kết. Sự nỗ lực tập thể hiếm khi đạt kết quả tốt nếu không có những sự nhất trí và hoà hợp, vì thế, hãy xây dựng những điều ấy. Như thế, khi có những mối quan tâm và ý kiến trái chiều xuất hiện, thay vì trở thành những vật chướng ngại, chúng có thể được sử dụng như những bàn đạp để phát triển.
“Thành thật về những khác biệt trong cách nhìn và thẳng thắn tranh luận không phải là thiếu đoàn kết. Đó chính là quá trình quan trọng trong việc đưa ra quyết định.” – Herbert Hoover
Thoả hiệp về mặt đạo đức. Quan niệm của một số người cho rằng “mọi thứ đều phải công bằng trong tình yêu, chiến tranh, kinh doanh và cuộc sống”, nhưng có những việc có ích không phải lúc nào cũng là việc đúng đắn. Những chiến thắng trái với đạo lý là những chiến thắng không sâu sắc và thường chỉ ngắn ngủi và có thể dẫn đến những hậu quả làm xoá sạch mọi thành công. “Gieo giống nào thì gặt giống ấy” (Gl 6,7).
“Thành công sẽ lâu bền hơn khi bạn đạt được nó mà không huỷ hoại những nguyên tắc của chính bạn.” – Walter Cronkite
Không rút ra bài học từ những sai lầm. Chiến thắng thường được quyết định dựa vào việc một người rút ra được bài học từ những sai lầm trong quá khứ.
“Thử thách thật sự không phải là liệu bạn có tránh được thất bại hay không, bởi vì bạn sẽ không tránh được; nhưng chính là liệu thử thách có làm bạn chai cứng hoặc xấu hổ dẫn đến bỏ cuộc, hay có giúp bạn học được bài học từ thử thách, hay bạn có chọn kiên trì hay không.” – Barack Obama.
Thiên Ân dịch