Đám tang không chỉ là của người chết mà còn là của chính người sống. Cho rằng cách sắp xếp này hay cách sắp xếp nọ là điều mà có lẽ người chết đã muốn thì có thể giúp an ủi, nhưng sự an ủi đó là của chúng ta chứ không là của người chết. Cho dù chúng ta tự an ủi mình khi nhìn vào chính cái chết của mình bằng cách hoạch định trước đám tang tới từng chi tiết, việc thực hiện di chúc theo ý muốn mình vẫn chỉ là nỗ lực với điều kiện là chúng ta còn sống. Khi đám tang, điều đó không thuộc quyền chúng ta nữa, mà là quyền của những người còn sống. Ý muốn của chúng ta có thể được thực hiện hoặc không, nhưng dù được thực hiện hay không thì họ thực hiện cho họ chứ không cho chúng ta.
Phim “Get Low” nói về một người đàn ông muốn thấy kế hoạch đám tang của mình được thực hiện đúng và chứ không lãng phí cơ hội bị bỏ trong chiếc quan tài. Phim được cảm hứng bởi trường hợp nổi tiếng của Felix Bushaloo Breazeale, một người khác thường đã tạo “cảm giác mạnh” đối với các phương tiện thông tin đại chúng năm 1938 và thu hút hàng ngàn người bằng cách tự đưa ra một “đám tang sống”.
Điều gì khiến một người làm như vậy? Cái chết đã xuất hiện trong ý nghĩ của Breazeale một thời gian, ông đã xây dựng cho mình một chiếc quan tài từ năm trước bằng gỗ cây óc chó (walnut). Lời phê bình của một người quen cho rằng không bao giờ biết điều gì được nói ra tại đám tang của mình, kiểu như “sống để bụng, chết mang theo”. Có thể Breazeale lo lắng về những gì được nói về mình sau khi ông qua đời. 35 năm trước, ông bị bắt và bị tù vì tội giết người, dù ông được trắng án, nhưng có vẻ tội ông vẫn còn, vấn đề vẫn bỏ ngỏ.
Đối với Hollywood, vấn đề như vậy hầu như khó tránh khỏi dẫn đến câu chuyện về sự khôn ngoan “lớn hơn cuộc sống”, một kẻ bàng quan trái thông lệ đầy màu sắc với viễn cảnh cao hơn đã dạy những bài học cuộc sống cho người khác. Một trong các niềm vui về nét đặc trưng thặng dư lần đầu tiên của đạo diễn Aaron Schneider là phim “Get Low” có nhân vật thật Felix Bush mà Robert Duvall chủ ý tạo ra. Nói là “chủ ý” vì Felix Bush của Robert Duvall biết thân thế mình “lớn hơn cuộc sống” ở Roane County như một “đại gia”, thậm chí có thể vui vì điều đó, nhưng không bao giờ tin lầm vào huyền thoại của mình.
Nhiều người đã viết thư cho tôi và đánh giá một phim khác có diễn viên chính là biểu tượng của Hollywood ở độ tuổi thất tuần trong vai diễn cuối (trước khi từ giã điện ảnh) là một tay súng, sống ẩn dật, ít nói, chỉ có một con thú là bạn trong khi đi tìm một giáo sĩ vì ông tìm sự cứu độ trước khi giã từ trần gian: Đó là phim “Gran Torino” của Clint Eastwood. Tôi hy vọng họ đã xem phim “Get Low”. Phim làm vui lòng khán giả nhưng đúng hơn đó là một phim về tâm linh.
Tinh tế, xảo quyệt và không quá gây xúc động, phim Gran Torino vẫn rõ ràng và truyền thống. Phim Get Low không tạo cho nhân vật chính tính cách tự nhận thức nhất hoặc chuyện của người khác thấp kém hơn. Phim “Gran Torino” vui vẻ bám vào các thành viên gia đình gây phiền toái và nông cạn của Walt Kowalski (không nói gì về côn đồ trấn lột), phim “Get Low” mở rộng sự thấu cảm tới hầu như mọi đặc tính.
Dù xảo quyệt và cộc cằn, Felix vẫn không tinh ranh hơn bất kỳ ai. Hắn là người chưa hoàn thiện – thậm chí là người tàn tật, vừa tình cảm vừa tâm linh – sống dưới bóng tối của cái gì đó trong quá khứ mà hắn đã tự trừng phạt nhiều thập niên qua mà không tìm thấy bình an tâm hồn. Khác với nhân vật Walt của Eastwood, Felix bằng lòng với một số nhân vật dữ tợn hợp với hắn: Frank Quinn, chủ nhà đòn là kẻ cơ hội (Bill Murray); Mattie Darrow, một góa phụ dễ bị tổn thương vì quá khứ (Sissy Spacek); một (hoặc hai) cố vấn tinh thần có thể đưa Fielix vào đúng vị trí, và chắc chắn không được giảm tới mức tự hạ theo nghi thức trước khi sự khôn ngoan của một ông già dạy hắn mọi thứ hắn biết.
Phim “Get Low” không được viết cho Duvall, cũng như phim “Gran Torino” không được viết cho Eastwood, nhưng cả hai phim đều tạo tiếng vang về lịch sử của các ngôi sao trong phim. Để theo sát độ rung hồi tưởng của cả hai phim, cảnh thú nhận trong phần ba làm nổi bật ở cả hai phim.
Nhưng phim “Get Low” có tội lỗi, hình phạt và tha thứ theo cách mà phim Gran Torino không có. Có một lý do là phản ứng của vị linh mục trẻ đối với sự thú nhận của Walt: “Vậy sao?”. Câu hỏi cũng giống Felix hỏi Buddy Robinson (Lucas Black), cộng sự của Frank Quinn trong việc mai táng, khi Buddy mạo muội nói rằng có lần anh ta nghe nói Felix đã giết hai người trong lúc ẩu đả. Tội của Felix có nhiều khúc mắc, liên quan tội của người khác, với thương yêu và ghen ghét, hối hận và lý lẽ, nối kết chặt chẽ. Còn nữa, mọi nỗ lực đền tội của hắn đều vô ích. Khác với Walt, hành động hy sinh cuối cùng của hắn được coi là ngụ ý tôn giáo, Felix không thể tự cứu mình – hoặc bất kỳ ai khác.
Maddie của Spacek, người có lịch sử với Felix, vui vẻ kể cho ai đó nghe Felix gây thú vị thế nào từ ngàn năm trước – khi người khác như những cuốn sách mở, hắn như sông sâu khó dò. Rồi một thoáng nghĩ bất ngờ về những gì trong lòng biển sâu thẳm đó – những thứ đó vẫn ở đó – bỏ lại guồng quay của cô ta.
Frank Quinn của Murray cung cấp một loại phản hồi với huyền thoại của Felix. Frank là người tự bí ẩn, một người đàn ông có vẻ ngạc nhiên tự tìm mình trong công nghệ mai táng hơn là người chọn con đường đó, và là người đem đến cho công việc hiện tại một lịch sử láu cá như một tay buôn xe hơi và thậm chí là người bán dạo những chiếc đồng hồ gắn vào áo khoác của hắn. Một đám tang sống ngay dưới hàng cây, nhưng Murray không ngừng ở đó: Hắn làm cho Frank tự liên quan và tự nhận thức đến nỗi hắn thấy Felix có tính cách màu mè trong lịch sử của hắn, không như những người xung quanh. Frank tung hứng những thỏi vàng như cần thiết, sự khả tín có thể mở ra để nghi ngờ, nhưng hình như có chút nghi ngờ rằng nếu chúng ta biết thêm về hắn, điều đó có thể làm cho một bộ phim thấm thía như “Get Low”.
Sự cố tình đãng trí của Felix và Frank luôn thể hiện cho tới khi Buddy phản đối: “Tôi không biết ai bán cái gì cho ai”. Buddy là người thẳng thắn đối với hai gã điên này, bằng nhiều cách. Với Felix và Frank thì quá nóng lòng bán nhau, ai đó phải bị chướng mắt – phải phản đối rằng người ta không thể có đám tang trừ phi là chính mình chết. Nhưng hắn cũng là người có cuộc sống thật: có vợ, có con. Một đứa bé trong phim chỉ là một phần đời – không là điểm chính – hiếm khi đủ để gợi nhớ; một người mẹ nuôi con, cũng chỉ là một phần đời, cũng lưỡng diện.
Rồi có Bill Cobbs là cha Charlie Jackson, tương tự như chú thúc bá, là nhà giảng thuyết sâu sắc nhưng không rõ ràng mà John Beasley phác họa trong phim “The Apostle”. Charlie, cũng như Maddie, là một phần quá khứ xa của Felix, và anh ta thích ghi nhớ hắn, nhưng anh ta không bỏ qua hoặc chấp nhận nỗ lực của Felix muốn dàn xếp ơn cứu độ theo điều kiện riêng của hắn.
Chuyên viên điện ảnh Aaron Schneider làm thấm đẫm vai trò đạo diễn lần đầu của mình bằng hình ảnh phong phú, chú trọng trang phục từng phần và phong cảnh rừng có ánh sáng vàng và bóng tối tím. Âm nhạc từng cảnh, cùng với những đoạn nhạc chuyển bằng ghi-ta, làm nổi bật phần nhạc đệm, nâng cao ý nghĩa thời gian và vị trí.
Ưu điểm của phim “Get Low” là sự dè dặt. Nó có thể có lợi nhờ điểm nhấn của sự liều lĩnh. Sự đề nghị về đám tang sống liên quan việc làm người ta cùng chia sẻ những chuyện về chuyện ẩn dật của RoaneCounty. Trọng tâm của sự thu hút tạo ý nghĩa ở nơi khác, nhưng ý tưởng ban đầu lẽ ra nên được giữ lại. Ý tưởng là nghe những gì thực sự được nói ra tại đám tang là quá mạnh nên không thể khinh suất, như phim “Get Low” đã thể hiện.
Đám tang sống không gây xúc động cũng có thể có lợi nhờ một cảnh tôn giáo nào đó trong phim “The Apostle” – một số nhạc Thánh kinh và bài giảng thực tế – như đám tang sống có thật của Chú Bush thực sự.
Những thiếu sót này có thể bỏ qua trong một bộ phim với nhiều nét hoa mỹ và nhân đạo. Trong lối kể rối rắm mà Felix đã làm thành cuộc đời mình là một khái niệm đối lập văn hóa gây bất ngờ, hầu như xa lạ với điện ảnh Hollywood: Tình yêu, tự nó chưa đủ. Chỉ vì bạn yêu ai đó không có nghĩa là bạn có thể hoặc nên có họ trong cuộc đời này – thậm chí họ không yêu lại bạn. Tình yêu có thể chịu đựng và tha thứ mọi thứ, nhưng tình yêu không thanh minh hoặc biện hộ gì cả.
Có một bi kịch trong “Get Low”, nhưng cũng có một bi kịch có thể hoặc không thể: Trọng tội Felix muốn phạm, nhưng không được phép đi xa với tội đó. Hắn bị tước đoạt cả kết thúc có hậu mà hắn muốn, và cuối cùng, hắn đạt được điều hắn cần – dù phải đi đường vòng.
STEVEN D. GREYDANUS
KHA ĐÔNG ANH (Chuyển ngữ từ NCRegister.com)