Hội chứng hoàng đế là gì và làm thế nào để biết được con cái của bạn có bị không?

91

“Hội chứng hoàng đế” là gì và làm thế nào để biết được con cái của bạn có bị không?

Chỉ cần tìm trên Youtube hay vào trong các hiệu sách bạn sẽ thấy có rất nhiều sách mới bàn về tâm lý, giáo dục, chừng đó cũng đủ nhận ra rằng chủ đề hạnh phúc đang ngày càng phổ biến, đến độ một số tác giả nghĩ rằng chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của “chế độ độc tài” về hạnh phúc, tức là người không hạnh phúc là trường hợp hiếm thấy.

Tình trạng này cho thấy một điều rất nghịch lý đó là bệnh trầm cảm ngày càng gia tăng. Một báo cáo mới nhất của tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết từ năm 2005 đến 2015, các trường hợp trầm cảm trên toàn thế giới đã tăng 18%. Ước tính có hơn 300 triệu người được chẩn đoán lâm sàng, là nguyên nhân thứ hai gây ra tử vong của thời đại này. Tóm lại, ngày càng ít người biết sống làm sao để có được hạnh phúc. Điều này đã khiến một số nhà tâm lý học đề cập đến một hiện tượng mới được gọi là “hội chứng hoàng đế”.

1. Triệu chứng gì nơi các trẻ em và cha mẹ?

Có những đứa trẻ “tin mình là hoàng đế”. Theo các nhà tâm lý học, đó là kết quả của những phụ huynh loạn thần kinh, họ nói rằng: “Tôi không quan tâm đến thế giới làm gì, nhưng đứa con của tôi phải thật hạnh phúc. Tôi sẽ làm mọi thứ cần thiết để làm cho nó được hạnh phúc”. Ý muốn thì tích cực, nhưng cách thức và hậu quả thật đau thương : họ không biết cách giáo dục con cái thế nào để chúng được hạnh phúc, họ cố gắng thay thế những cố gắng mà lẽ ra chúng phải làm để thành công.

Các bậc làm cha mẹ làm những điều cần thiết để con cái họ không phải đau đớn, không gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Họ không muốn chúng phải đối mặt với những tình huống có thể gây ra tâm trạng thất vọng cho con cái, họ cố chứng tỏ rằng họ luôn là những kẻ chiến thắng và sẵn sàng đối mặt với bất kỳ ai muốn cản trở mục tiêu này.

Vài năm trước đây, hiệu trưởng của một trường học nơi tôi làm việc đã nói với tôi về cách mà bà ấy cùng với các luật sư lập ra một khu vực mới để đối phó với những phụ huynh phàn nàn về thời gian mà con cái họ xếp hàng ở quán bar, họ cho rằng đây không phải là cách chúng tận hưởng được sự nghỉ ngơi.

2. Điều này dẫn tới vấn đề gì?

Đó là, khi những đứa trẻ lớn lên, đến tuổi thành niên và bắt đầu phải đối diện với cuộc sống, chúng trở thành những sinh vật không có khả năng tự mình làm việc gì. Ở tuổi niên thiếu, theo khoa học, chúng phát triển thùy trán của não, đảm nhận về ý thức trách nhiệm, nhưng những đứa trẻ này không phát triển cách đúng đắn, vì một số phụ huynh đôi khi giữ chúng trong vỏ bọc thủy tinh cho đến khi chúng học xong đại học.

Chúng không có khả năng tự đưa ra quyết định. Khía cạnh khó hiểu nhất là chúng biết rằng chúng có kỹ năng để làm điều đó, nhưng chúng không cảm thấy có thể làm chủ cuộc sống mình, và rồi núp mình trong nghiện ngập ma túy, rượu chè và tình dục không theo một quy tắc nào.

Các phụ huynh phải học cách giáo dục con cái dựa theo sự phát triển của tuổi tác. Khi chúng còn quá nhỏ, chúng không phải đối mặt với thế giới một mình, nhưng theo thời gian, chúng phải được huấn luyện để học cách sống tự lập và trách nhiệm. Chúng ta cho phép con cái của mình chọn lựa cách tự phát triển bản thân, để chúng có một cuộc sống hạnh phúc đích thực cho riêng mình.

Pablo Perazzo

Tác giả bài viết: G. Võ Tá Hoàng