Khấn tạm

167

 

I. MỤC ĐÍCH

Mục đích của giai đoạn Học viện

–  Hướng dẫn chị em đến sự dâng hiến trọn vẹn và dứt khoát cho Chúa Kitô trong đời sống đặc thù của Hội dòng;

–  Trau dồi cho chị em có khả năng chu toàn sứ mạng của Dòng Mến Thánh Giá cách thích đáng hơn;

–  Giúp chị em hòa hợp các yếu tố của chương trình huấn luyện sao cho có được một đời sống thuần nhất .

II. QUY ĐỊNH

  1. Thời hạn(144)

–  Tập sinh khấn tạm lần đầu một năm;

–  Sau đó, khấn lại từng năm một cho đến khi được khấn trọn đời;

–  Phải khấn tạm tối thiểu năm năm mới được khấn trọn đời . Thời gian khấn tạm tối đa thông thường là sáu năm . Nhưng nếu chị Tổng Phụ trách thấy nên gia hạn khấn tạm cho một trường hợp đặc biệt, thì với sự ưng thuận của ban Tổng Cố vấn có thể gia hạn tối đa ba năm nữa để tổng số thời gian khấn tạm không vượt quá chín năm;

–  Vì lý do chính đáng, chị Tổng Phụ trách có thể cho phép một chị khấn trọn trước kỳ hạn nhưng không quá ba tháng .

2. Khấn tạm lại(145)

–  Hai tháng trước khi hết hạn, chị khấn tạm tự nguyện đệ đơn lên chị Tổng Phụ trách xin khấn tạm lại;

–  Sau khi tham khảo ý kiến chị Giám sư Học viện, các cộng đoàn liên hệ và xin ý kiến tư vấn của ban Tổng Cố vấn, chị Tổng Phụ trách có thể quyết định cho khấn tạm lại .

3. Người đặc trách(146)

Chị Giám sư Học viện (và chị Phụ tá nếu cần) .

a. Quyền hạn

Chị Giám sư Học viện làm việc dưới quyền điều động trực tiếp của chị Tổng Phụ trách, và cộng tác chặt chẽ với các chị Phụ trách cộng đoàn, nơi có các chị khấn tạm ở . Các chị khấn tạm trực thuộc quyền quản trị thông thường của chị Phụ trách cộng đoàn, và trực thuộc chị Giám sư Học viện trong những gì liên quan đến chương trình huấn luyện .

b. Bổ nhiệm

Chị Giám sư Học viện phải là một chị đã khấn trọn đời ít nhất năm năm .  Chị phải là người đạo đức, có đời sống nội tâm, kỷ luật và năng động, do chị Tổng Phụ trách bổ nhiệm sau khi xin ý kiến tư vấn của ban Tổng Cố vấn .

c. Nhiệm vụ

–  Đồng hành với các chị khấn tạm; hằng năm giúp mỗi người lượng định về đời sống tu trì và sự dấn thân tông đồ của mình;

–  Cùng với ban Điều hành Hội dòng tổ chức thực hiện chương trình huấn luyện .

III. CHƯƠNG TRÌNH

  1. Thông thường thời gian học viện là sáu năm và được chia làm ba giai đoạn: học thần học, thực hành sứ vụ và chuẩn bị khấn trọn (các giai đoạn có thể linh động tùy theo hoàn cảnh mỗi Hội dòng) .

Giai đoạn 1: Học thần học

2. Chị em được trang bị kiến thức thần học . Do đó, Hội dòng không trao cho chị em những công việc hoặc ngành học khác gây cản trở chương trình này .

3. Nhân bản đời tu

–  Ý thức đây là thời gian đặc biệt Hội dòng dành cho từng người, chị em cần có thái độ nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm trong học tập;

–  Trưởng thành trong các mối tương quan giao tiếp;

–  Trưởng  thành  trong  việc sử dụng  các phương  tiện truyền thông xã hội;

–  Trung tín với ba lời khấn .

4. Thiêng liêng

–  Luôn ý thức kết hiệp với Chúa Giêsu-Kitô Chịu-Đóng- Đinh;

–  Trung thành với đời sống cầu nguyện;

–  Học tập trong tinh thần siêu nhiên;

–  Lượng định mỗi năm một lần;

–  Đồng hành .

5.  Cộng đoàn

–  Ý thức thuộc về Hội dòng và học tập với tâm tình biết ơn;

–  Sẵn sàng chia sẻ kiến thức và khả năng với chị em;

–  Yêu mến, xây dựng, có trách nhiệm với cộng đoàn(147) .

7. Tri thức

Theo chương trình thần học của Học viện Liên Hội dòng

Mến Thánh Giá:

HỌC KỲ I HỌC KỲ II
 

 

M I

1 .  Thần học nhập môn

2 .  Triết nhập môn

3 .  Dẫn nhập Cựu Ước

4 .  Dẫn nhập Tân Ước

5 .  Giáo sử 1

6 .  Sư phạm giáo lý

7 .  Kỹ năng học tập

8 .  Giới tính

9 .  Tâm lý đại cương

1 .  Ngũ thư

2 .  Tin Mừng nhất lãm

3 .  Phụng vụ đại cương

4 .  Bí Tích đại cương

5 .  Giáo sử 2

6 .  Luân lý tổng quát

7 .  Giáo luật đời tu

8 .  Luận lý học

9 .  Linh đạo Mến Thánh Giá

 

M II

1 .  Phụng vụ Thánh Thể

2 .  Giá trị sống

3 .  Hữu thể học

4 .  Văn chương khôn ngoan

5 .  Bí tích chuyên biệt

6 .  Tâm lý nhân cách

7 .  Luân lý sự sống

8 .  Công vụ tông đồ

9 .  Kitô học

1 .  Giáo hội học

2 .  Sứ vụ học

3 .  Thần học nhân học

4 .  Ân sủng học

5 .  Luân lý chuyên biệt

6 .  Thư Phaolô

7 .  Giáo Lý Hội Thánh

Công Giáo

8 .  Lịch sử GHVN

9 .  Đời sống thánh hiến

M III

1 .  Đối thoại liên tôn

2 .  Ngôn sứ

3 .  Linh đạo huấn luyện

4 .  Tin Mừng Gioan

5 .  Thánh vịnh

6 .  Thần học Ba Ngôi

7 .  Giáo phụ

8 .  Truyền thông xã hội

9 .  Phân định và đồng hành thiêng liêng

1 .  Học thuyết xã hội

2 .  Tâm lý lứa tuổi

3 .  Lịch sử Dòng MTG

4 .  Cánh chung học

5 .  Thánh mẫu học

6 .  Khải huyền

7 .  Chú giải Tin Mừng

8 .  Giáo luật hôn nhân

9 .  Mục vụ truyền thông

10 .Thần học tôn giáo

–  Hoặc theo chương trình thần học của các Học viện khác;

–  Tự trau dồi những kiến thức cần thiết cho sứ vụ đời sống thánh hiến .

8. Tông đồ – Mục vụ

–  Học hỏi tinh thần truyền giáo và hồn tông đồ của Đức Cha Lambert(148), cũng như kinh nghiệm của các bậc tiền bối;

–  Hình thức tông đồ căn bản nhất của chị em là sống đời thánh hiến trong cộng đoàn(149);

–  Ngoài việc học, người thụ huấn có thể tham gia mục vu giáo xứ và bác ái xã hội .

9. Đoàn sủng

Đào sâu Đặc sủng và Linh đạo của Đức Cha Lambert và Dòng Mến Thánh Giá với ba chiều kích: Chiêm niệm, Khổ chế và Tông đồ(150) .

Giai đoạn 2: Thực hành sứ vụ

Người thụ huấn thực nghiệm và lượng định đời sống thánh hiến qua sứ vụ cụ thể .

10. Nhân bản đời tu

–  Trưởng thành trong giao tiếp – tương quan mục vụ;

–  Nhiệt tình dấn thân trong sự khiêm tốn lắng nghe và tôn trọng kỷ luật cộng đoàn;

–  Phát huy nét riêng của người phụ nữ Việt Nam: đảm đang, trung hậu, quả cảm, quên mình trong cuộc đời hiến dâng(151);

–  Trưởng thành trong đời sống thánh hiến .

11. Thiêng liêng

–  Chuyên chú suy niệm về mầu nhiệm Thánh giá Chúa Giêsu-Kitô Chịu-Đóng-Đinh, để có thể đón nhận thập giá hằng ngày với lòng yêu mến;

–  Nuôi dưỡng tâm hồn chiêm niệm trong hoạt động với ý thức sống sứ mạng chuyển cầu nơi nguyện đường và trong cuộc sống;

–  Lượng định mỗi năm một lần;

–  Đồng hành .

12. Cộng đoàn

–  Có tinh thần trách nhiệm và chu toàn bổn phận;

–  Sẵn sàng cộng tác và dấn thân cho sứ vụ;

–  Chân thành chia sẻ thuận lợi và khó khăn với chị em, đồng thời biết tôn trọng, lắng nghe và đón nhận sự hỗ trợ của cộng đoàn;

–  Đón nhận thập giá trong cộng đoàn giúp chị em hiệp thông sâu sắc, làm phát sinh năng lực tông đồ(152) .

13. Tri thức

–  Tiếp tục tự trau dồi kiến thức và kinh nghiệm;

–  Hội dòng có thể tạo điều kiện cho chị em học hoặc nâng cao chuyên môn, học nghề(153) .

 

14. Tông đồ – Mục vụ

–  Làm gương sáng trong môi trường sống;

–  Áp dụng sự hiểu biết vào cuộc sống và sứ vụ;

–  Ý thức được cộng đoàn sai đi, chị em cần hiệp thông, chia sẻ, bàn hỏi với cộng đoàn về công việc mình đảm trách(154);

–  Thi hành sứ mạng với sự sáng tạo, thích ứng cần thiết trong sự trung thành với Tin Mừng, Giáo hội và Đặc sủng của Dòng(155);

–  Biết cộng tác, lắng nghe và tôn trọng nét riêng của các

Hội dòng, các tôn giáo bạn và các nền văn hóa khác;

–  Cộng tác tích cực với các vị chủ chăn và những người làm việc tông đồ tại giáo xứ, giáo phận trong tinh thần tôn trọng quyền lợi và nghĩa vụ của nhau(156) .

15. Đoàn sủng

–  Nội tâm hóa Hiến chương;

–  Biết trân quý ơn gọi Mến Thánh Giá bằng cách sống triển nở Đặc sủng và Linh đạo của Hội dòng;

–  Nhận định cách đúng đắn những thực tại khác nhau để trung thành với ơn gọi của mình .

Giai đoạn 3: Chuẩn bị khấn trọn

Người thụ huấn cần chuẩn bị tâm hồn bằng đời sống tịch mạc, cầu nguyện và dành nhiều thời gian nhìn lại hành trình ơn gọi, với xác tín Chúa Giêsu-Kitô Chịu- Đóng-Đinh là đối tượng duy nhất của mình, để tiến đến cam kết trọn đời(157) .

16.  Nhân bản đời tu

–  Sống tinh  thần  Nazareth trong  thái độ kiên trì cầu nguyện, yêu thích trầm lặng, lao động chuyên chăm, bác ái cụ thể(158);

–  Sống ba lời khấn một cách xác tín .

17. Thiêng liêng

–  Sống thinh lặng nội tâm để kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu-Kitô Chịu-Đóng-Đinh;

–  Tĩnh tâm riêng và linh thao trước khi khấn trọn đời;

–  Lượng định mỗi năm một lần;

–  Đồng hành .

18. Cộng đoàn

–  Tham gia công việc của cộng đoàn, nhưng không nên đảm trách những công việc ảnh hưởng đến đời sống tịch mạc;

–  Sống tinh thần hoán cải và cùng nhau sống Mầu nhiệm Vượt Qua bằng việc thực thi đức ái huynh đệ(159) .

19. Tri thức

Đào sâu Hiến chương, Linh đạo Mến Thánh Giá, đời sống thánh hiến, ba lời khấn .

20. Tông đồ – Mục vụ

Sống tinh thần trung gian bằng cách kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu-Kitô Chịu-Đóng-Đinh để chuyển cầu cho Giáo hội và xã hội(160) .

21. Đoàn sủng

–  Sống đặc sủng tông đồ thừa sai bằng lời chuyển cầu tha thiết nơi nguyện đường và trong cuộc sống(161);

–  Chia sẻ kinh nghiệm đời tu trong tinh thần Dòng Mến Thánh Giá .